Văn bản nghệ thuật

Một phần của tài liệu liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi (Trang 82 - 87)

“Xu hướng mở rộng khái niệm “văn bản” (text) đã cho phép khái niệm này dung nạp hầu như toàn bộ các phương thức thể hiện mà không nhất thiết phải dựa trên phương tiện văn tự ghi ký. Theo đó, một tác phẩm hội họa điện ảnh, hay quảng cáo đã trở thành văn bản và được “đọc” bằng nhiều phương thức khác nhau. Khi lời tuyên bố của Roland Barthes, “Bất kì văn bản nào cũng là liên văn bản”, đã trở nên quá phổ biến đến mức có thể “liên văn bản’ nặc danh, tiếp cận liên văn bản được mở rộng hầu như trên

mọi lĩnh vực” [40]. Như vậy, bất kì văn bản nào thuộc lĩnh vực gì và phương thức thể hiện thế nào cũng có thể trở thành đối tượng nghiên cứu của liên văn bản. Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái cũng xuất hiện rất nhiều những văn bản xuất phát từ các loại hình nghệ thuật khác như vậy. Cụ thể hơn là những văn bản được liên kết từ các loại hình kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc... Ở đây người viết xếp chúng vào loại văn bản nghệ thuật.

Trong tác phẩm của mình, Hồ Anh Thái đã tái hiện một không gian kiến trúc Ấn Độ với những đền đài, thành quách, cung điện. Những văn bản đó vốn là các loại hình nghệ thuật hình khối những trong tính liên văn bản nó được chuyển dẫn thành văn bản kí tự, tức là đi vào tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Trong mối quan hệ đó, hai dạng văn bản tương tác hỗ

trợ nhau để biểu đạt ý nghĩa. Nếu có thể so sánh nó cũng gần như một đoạn quảng cáo về phong cảnh và kiến trúc Ấn Độ. Những kí tự được chuyển hóa từ hình ảnh giúp bổ sung và giải mã những hình khối, đường nét hoa văn: “Savitri và tôi đứng đối diện quần tượng đặt trên đỉnh thạch trụ... Bốn con sư tử chạm lưng vào nhau nhìn về bốn hướng... Bốn con sư tử trượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm và đức tin, đứng trên một bánh xe chakra 24 nan để tưởng nhớ bánh xe Chân lý của Đức Phật. Bên dưới đó, có bốn con vật được chạm khắc xung quanh để canh bốn hướng: Sư tử ở hướng Bắc, voi ở hướng Đông, ngựa ở hướng Nam, bò ở hướng Tây. Bốn phần của vũ trụ. Đây còn là sự tiếp tục của huyền thoại Vệ Đà, gợi nhớ rằng kinh Rig Veda coi sư tử là vua của rừng rậm, coi ngựa phi tốc tượng trưng cỗ xe của thần mặt trời, bò tượng trưng cỗ xe của Ngọc Hoàng Indra. Pho tượng cũng nhắc nhở đến hình ảnh Đức Phật thông qua Sakya Simba (sư tử của bộ tộc thích Ca), dòng dõi của Đức Phật” [46,224].

Giả sử như chỉ ngắm thạch trụ được điêu khắc trong bảo tàng Sarnath đó, có lẽ chúng ta cũng không thể hiểu hết ý nghĩa của nó. Văn bản này

giúp cho việc giải mã các biểu tượng trong sự liên kết với hình khối thạch trụ. Nó là mối quan hệ hai chiều bổ xung cho nhau. Hơn thế nữa, nó còn mở ra mối liên hệ với các văn bản thuộc tín ngưỡng Phật giáo, về thần thoại với các vị thần đã nói ở trên. Chúng không tồn tại đơn lẻ mà tạo thành một mạng lưới móc xích lại với nhau.

Mọi kiến trúc hay điêu khắc, cũng như những loại hình nghệ thuật khác đề thể hiện những quan niệm ý nghĩa riêng. Có điều không phải ai cũng hiểu và phát biểu lên được: “Hỏa lò phía tây hình tròn, tượng trưng cho mặt trời, nhờ có mặt trời mà sự sống muôn loài, cây trái và chúng sinh nảy nở được. Hỏa lò phía đông hình vuông, tượng trưng cho mặt đất bằng phẳng vuông vắn” [46,68] văn bản kí tự giúp cho “hỏa lò” bộc lộ được ý nghĩa của nó cũng như quan niệm của người Ấn Độ về thế giới xưa kia. Những văn bản này như chiếc chìa khóa khi đặt cạnh những bức phù điêu, những công trình kiến trúc để mở đường cho sự khám phá của chúng ta.

Trong tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi chúng ta còn gặp văn bản âm nhạc. Tuy chỉ xuất hiện hai lần và cùng là một khúc hát gắn với nhân vật kĩ nữ Usa nhưng chúng ta cũng không thể không nhắc đến:

“Núi xa xa Nước thu ba Chàng hãy đi đi

Một lạy này xin chàng nhận

Cho một đời biệt ly” [46, 218; 404]

Thực ra, gọi là khúc ca nhưng tồn tại dưới dạng kí tự trong một tiểu thuyết mà không có nốt nhạc thì nó cũng chẳng khác gì một bài thơ. Tuy nhiên giữa tiểu thuyết và thơ, hai thể loại khác nhau thì có lẽ cũng là một liên kết văn bản đáng quan tâm. Nhân vật Usa xuất hiện ở giữa tác phẩm là

một kĩ nữ nổi tiếng và giác ngộ ở gần cuối tác phẩm. Cả số phận của cô đều gắn bó với khúc ca này. Trong tính chất liên văn bản, bài ca này chắc chắn có mối quan hệ với ý nghĩa của tiểu thuyết, đặc biệt là nhân vật Usa. Bài ca là tâm trạng của kẻ lụy tình, là lời của chia ly. Nó phù hợp với tâm trạng của một kĩ nữ. Người đi qua biết bao cuộc tình mà cuộc tình nào cũng chóng vánh, tiếc nuối. Bài ca xuất hiện lần đầu để giới thiệu về nhân vật Usa trong bể ái tình: “Nàng Usa đôi mắt mờ đi sau màng nước. Nàng cũng lơ mơ gật đầu cảm thông” [46,218] và xuất hiện lần cuối cho sự quy y của nàng. Nhà văn tả rất ít về nhân vật này nhưng bài ca đã nói lên được con người nàng. Có thể nói bài ca là cả cuộc đời của nàng: “Vả lại đời bà có lẽ đã hát không biết bao nhiêu lần bài ca này” [46,404]. Mở đầu bằng ái tình kết thúc bằng ái tình như một vòng tròn khép kín trước khi con người bước vào đạo. Ranh giới giữa đạo và đời phải chăng là bước qua cái ngưỡng cửa ái tình.

Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi cũng đem đến một văn bản khá thú vị nữa. Đó là Kama Sutra (Dục lạc kinh). Ở đây người viết xếp nó vào loại văn bản nghệ thuật và người Ấn Độ coi tình dục là một nghệ thuật linh thiêng. Những văn bản liên kết với Kama Sutra ấy không chỉ nói lên đời sống phóng túng, đầy nhục cảm của nàng Savitri mà còn thể hiện cả quan niệm về chuyện phòng the của người Ấn Độ: “Nào là rắn. Nào là ngựa. Nào là voi là hươu, thậm chí là kiểu ong đất. Những là naga, hadavaka, hastika, harina, bhamara. Ta làm cho nhà vua quay cuồng, nhà vua choáng váng, nhà vua rung lắc, nhà vua vật vã tê liệt” [46, 118]

“Những là thắt nút. Những là chơi đu. Những là khuấy sữa. Những là giã gạo. Là những Bandhura, prenkha, dadhyata, mausala” [46, 119].

“Chị ấy đã được học nhiều về nghệ thuật Kama, nghệ thuật của thần tình yêu” [46, 100].

“Đền thờ của chúng ta vẫn thường chạm khắc hình trai gái giao hoan trên khắp bề mặt đấy thôi. Những bức phù điêu tả cảnh giao hoan thường được diễn tả tuần tự từng bước như sách giáo khoa đây thôi. Các bậc đạo sư lại bảo: chạm khắc hình trai gái trên mặt tường bên ngoài chùa như vậy nhắc nhở tín đồ bỏ hết lại chuyện sắc dục ở bên ngoài, trước khi vào đến trong chùa tĩnh tâm thanh tẩy. Lại hàm ý chuyện thực hành ở nơi nào cũng được, chỉ có một chỗ phải trừ ra, đó là đền thờ”[46, 209].

Những văn bản về nghệ thuật ái tình này không chỉ liên kết với cuộc đời nàng Savitri, công tử Yasa, Juhi... mà còn kêu gọi cả những văn bản thể hiện phong tục đeo bao dương vật của đàn ông Ấn Độ cũng như việc người phụ nữ phải giặt những cái bao đó: “Đấy là dụng cụ ăn chơi của các chàng. Một khúc ruột non của bò đực. Cánh thợ thuộc da khéo léo bào cho nó mỏng ra như lụa rồi thuộc rồi hấp rồi phơi. Cho đến khi nó mỏng dính và có độ đàn hồi lớn, đến mức có thể thổi to lên như bóng bóng. Nó trở thành cái bao dương vật cho những cuộc hoan lạc.”...trên bề mặt cái bao, cánh thuộc da đã vẽ công vẽ phượng vẽ hổ vẽ rắn để tăng hưng phấn cho những cuộc giao hoan. Sau trận mây mưa đến lượt người phụ nữ phải tự tay đi giặt cái bao ấy cho người đàn ông, trước khi bước sang một cuộc khá[46, 101]. Chúng ta cũng có thể dẫn sự liên kết từ Kama Sutra đến Xuân cung đồ của Nhật Bản hay Ngọc Phòng thuật của Trung Quốc bởi tính chất tương tự của chúng. Đây chính là một điểm nữa của sự kết nối văn bản.

Trong mỗi mối quan hệ giữa các văn bản với nhau, nó lại làm nảy sinh thêm ý nghĩa mới. Dục lạc kinh đặt bên cạnh Đạo Phật làm rõ hơn con đường tu hành diệt dục, nhưng đặt bên cạnh những tín ngưỡng cổ đại nó lại là sự liên kết với tục thờ cùng Linga va Yoni, liên kết với những điêu khắc cảnh giao hoan trên đền đài... Có thể thấy mỗi văn bản trong tính liên kết lại mở ra những quan niệm riêng, nhiều chiều. Một thế giới phong phú, một sự

giao lưu văn hóa đa dạng qua những liên văn bản gộp lại dường như sinh động và mềm mại hơn.

Một phần của tài liệu liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w