Hồ Anh Thái, nhà sáng tạo tiểu thuyết 1 Quá trình sáng tác

Một phần của tài liệu liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi (Trang 27 - 29)

1.4.1. Quá trình sáng tác

Sinh năm 1960 ở Quỳnh Lưu - Nghệ An, nhà văn Hồ Anh Thái hiện là tiến sĩ văn hoá phương Đông, đã thỉnh giảng tại các đại học Washington và St.Mary (Mỹ), làm việc tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội, đồng thời là tổng thư ký Hội nhà văn Hà Nội. Sở trường về tiểu thuyết và truyện ngắn, ở mỗi thể loại nhà văn Hồ Anh Thái đều đạt được những thành tựu riêng. Ông đã có rất nhiều đóng góp cho thi pháp tiểu thuyết Việt Nam hiện đại với nhiều tác phẩm đặc sắc.

Hồ Anh Thái góp mặt với làng văn từ rất sớm. Với giọng điệu độc đáo của mình, nhà văn đã sớm khẳng định tên tuổi của mình trên văn đàn. Làm việc ở Bộ Ngoại giao và là Tiến sĩ văn hoá phương Đông, được thỉnh giảng ở nhiều trường đại học phương Tây, từng sống ở Ấn Độ nhiều năm, nhà văn Hồ Anh Thái có một vốn hiểu biết sâu rộng nhiều nền văn hoá. Bởi vậy trong các sáng tác của ông chúng ta gặp nhiều chủ đề, nhiều cách tiếp cận. Một thời gian thấy nhà văn chỉ viết về thanh niên sinh viên, một thời gian viết về Ấn Độ, về Mỹ, sau đó lại thấy ông viết về trí thức công chức... và ở mảng đề tài nào độc giả cũng được thưởng thức những sáng tác độc

đáo mới lạ, những cách tiếp cận tinh tế. Nhiều cuốn đã được dịch in ở Pháp, Mỹ, Nga, Nhật, Thái Lan, Ấn Độ... Các tác phẩm chính đã được xuất bản của ông như:

- Chàng trai ở bến đợi xe (1985) - Phía sau vòm trời (1986) - Vẫn chưa tới mùa đông (1986)

- Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987) - Người đàn bà trên đảo (1988)

- Những cuộc kiếm tìm (1988) - Mai phục trong đêm hè (1989) - Trong sương hồng hiện ra (1990) - Mảnh vỡ của người đàn ông (1993) - Người đứng một chân (1995) - Lũ con hoang (1995)

- Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998) - Họ đã trở thành nhân vật của tôi (2000) - Tự sự 265 ngày (2001)

- Cõi người rung chuông tận thế (2002) - Bốn lối vào nhà cười (2005)

- Đức Phật, nàng Sivitri và tôi - Mười lẻ một đêm (2006)

- Namaskar! Xin chào Ấn Độ (2008) - Hướng nào Hà Nội cũng sông (2009) - SBC là săn bắt chuột (2011)

Hầu như năm nào, nhà văn Hồ Anh Thái cũng cho ra mắt một tác phẩm mới. Chỉ tính đầu sách đã xuất bản ta thấy sự cần mẫn trong sáng tác của nhà văn như ông từng phát biểu: “Việc công sở bận rộn, nhưng mỗi ngày tôi phải đều đặn viết ít nhất hai giờ. Người viết chuyên nghiệp phải thế, ngồi vào bàn và anh phải có đủ kỹ năng để huy động cảm hứng. Chờ

cảm hứng tự dẫn thân tới là một thái độ lao động nghiệp dư và có chút thần bí hoá nghề văn.” Có thể nói hiếm có nhà văn nào lại có thể đảm nhận nhiều công việc, nhiều vị trí mà có thể đều đặn sáng tác như Hồ Anh Thái. Thành công trên nhiều lĩnh vực chính là kết quả sự nỗ lực không ngừng của nhà văn. Và khi được hỏi về cảm giác thành công trước con mắt người khác nhà văn đã không ngần ngại bộc bạch: “Tôi đã học được cách sống bình thản trước mọi sự ở đời. Cách sống ấy quan tâm đến cách nhìn của mình với thế giới bên ngoài, chứ không bận tâm lắm xem bên ngoài nhìn mình ra sao”. Nhờ sự cần mẫn, tâm huyết với nghề văn, tác giả Hồ Anh Thái đã đạt được nhiều giải thưởng về truyện ngắn và tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Báo Văn Nghệ, Liên Hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

Một phần của tài liệu liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi (Trang 27 - 29)

w