Đối thoại giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi (Trang 44 - 46)

Trong tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái không chỉ có đối thoại giữa văn hóa cổ đại và hiện đại mà còn có đối thoại giữa văn hóa Ấn Độ và Việt Nam. Ngay việc một nhà văn Việt Nam viết về đất nước và con người Ấn Độ đã là một sự đối thoại văn hóa thú vị. Sự giao lưu văn hóa sẽ được thúc đẩy qua những trang sách của tác giả, độc giả sẽ thêm hiểu về một đất nước, một tôn giáo lớn của thế giới.

Có thể nói, với Ấn Độ, nhà văn Hồ Anh Thái có một cái duyên. Tác giả đã đi nhiều nới trên thế giới nhưng riêng mảnh đất Ấn Độ mang lại cho ông nhiều cảm xúc để sáng tạo nhất. Trước tác phẩm Đức Phật, nàng

Savitri và tôi, nhà văn đã có khá nhiều truyện ngắn viết về đề tài này. Trước

đó, ông đã xuất bản tập truyện: Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998) và sau Đức Phật, nàng Savitri và tôi là Namaskar! Xin chào Ấn Độ (2008). Vốn hiểu biết của nhà văn về Ấn Độ là vô cùng sâu sắc. Đồng thời chúng ta cũng có thể khẳng định, các tác phẩm của ông về Ấn Độ cũng chính là một mạng lưới liên văn bản. Tác phẩm này chứa đựng phần nào tác phẩm kia. Nếu trong tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước là các truyện ngắn về đất nước Ấn Độ cả hiện đại và cổ đại, đặc biệt là một loạt truyện ngắn

viết về cuộc đời Đức Phật thì trong Đức Phật, nàng Savitri, một lần nữa nhân vật huyền thoại này lại được tái hiện. Từ tướng cướp Agulimala đến việc Đức Phật đắc đạo hành pháp đều đã được tác giả từng tái hiện. Chỉ có điều vẫn cùng một nhân vật ấy, một chi tiết ấy những mỗi lần xuất hiện trên trang giấy, tác phẩm lại gợi thêm nhiều ý nghĩa. Đó chính là nhờ khả năng liên kết các văn bản trong sự liên tưởng của người đọc.

Quay trở lại vấn đề đối thoại văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam, bằng con mắt của người Việt nhưng Hồ Anh Thái thậm chí có những cảm nhận rất tinh tế về Ấn Độ. Điều này cũng tương tự việc một số người nước ngoài sống ở Việt Nam hiểu tính cách của người Việt hơn chúng ta. Với Hồ Anh Thái cũng vậy, bằng niềm đam mê và những nỗ lực tìm hiểu, nhà văn đã sáng tạo nên tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi - nơi hội tụ về cơ bản các giá trị văn hóa Ấn Độ. Trong quá trình viết, nhà văn mượn lời các nhân vật để đưa ra những bình luận trong sự so sánh giữa hai quốc gia: “Nhà tắm công cộng là bằng chứng một nền văn minh phát triển bậc cao của xứ này. Đâu đó trên thế gian, con người vẫn còn chui rúc trong hang ăn lông ở lỗ, nóng bức thì ra bờ suối kỳ cọ, rác thải thì tiện đâu vứt đấy, nhà cửa thì vẫn còn đắp đất làm mái tranh. Xứ này đã xây lâu đài thành quách chùa chiền đồ sộ, kiến trúc đã nguy nga, trình độ xây dựng tinh xảo. Phố phường đã có hệ thống cống rãnh tiêu nước thải. Có tổ chức người đi thu nhặt và tiêu hủy rác. Có những nhà vệ sinh, nhà tắm công cộng” [46, 204].

Mặc dù không nhắc trực tiếp tới Việt Nam nhưng có lẽ trong ẩn ý của tác giả, nhà văn đang muốn nói về đất nước mình “rác thải thì tiện đâu vứt đấy, nhà cửa thì vẫn còn đắp đất làm mái tranh” Từ đất nước Ấn Độ, nhà văn vẫn hướng về Việt Nam với những lời cầu nguyện: “Tôi cầu gì? tôi cầu cho xứ sở tôi mãi mãi yên bình thịnh vượng. Tôi cầu cho chúng sinh có văn minh máy móc mà không giả dối tàn ác lầm lạc nhem nhuốc mãi thế này.

Tôi cầu cho người thân bạn hữu của tôi thành đạt và khỏe mạnh cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Tôi cầu” [46, 187]

Tác phẩm còn giới thiệu với độc giả một quần thể kiến trúc đa văn hóa ngay trên mảnh đất Ấn Độ, trong đó có cả Việt Nam: “Cả một quần thể chùa chiền các nước ở đây. Những tòa sứ Phật giáo các nước ở đây. Quây quần trên vùng đất ghi dấu chân Phật. Chùa Thái Lan. Chùa Trung Quốc. Chùa Miến Điện. Chùa Hàn Quốc.

Và kia là chùa Việt Nam”

“Ngang qua một cánh đồng, lúa mì là Việt Nam Phật Quốc tự. Ở Lumbini nơi Phật ra đời cũng có một Việt Nam Phật Quốc tự như thế này. Một mái chùa kiến trúc Việt Nam thấp thoáng trong rừng cây”... “Cả những cây cỏ của đất Việt nữa” [46, 192]

Các công trình kiến trúc hay cũng có thể gọi là các văn bản kiến trúc được đặt cạnh nhau. Chúng có chung một mối liên kết là Đạo Phật. Các văn bản kiến trúc ấy lại liên kết với văn bản kí tự Đức Phật, nàng Savitri và tôi để cho chúng ta thấy một thế giới đa văn hóa, giao lưu tôn giáo. Những công trình với những sắc thái riêng đặt cạnh nhau để tô điểm cho nhau và cũng chính là tôn vinh đạo Phật. Qua việc nối liền văn hóa ở hai thời kì khác nhau của lịch sử loài người trong tính đối thoại của nó để làm nổi bật nên các giá trị xưa và nay, chúng ta cảm nhận được phần nào sức sống bền bỉ của Phật giáo. Đồng thời người đọc cũng thấy được tài năng sáng tạo của Hồ Anh Thái. Chỉ riêng việc tổ chức cả hơn hai nghìn năm lịch sử Ấn Độ vào hơn bốn trăm trang sách cũng đủ cho chúng ta thấy nỗ lực rất lớn của nhà văn.

Một phần của tài liệu liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w