Văn bản thần thoại, sử th

Một phần của tài liệu liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi (Trang 69 - 76)

Tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái là tiểu thuyết du kí (về cuộc hành hương của nhân vật xưng Tôi), tiểu thuyết biên niên (về Đức Phật), và bên cạnh đó còn là tiểu thuyết phong tục (về đất nước Ấn Độ). Đây là một cách tân đáng ghi nhận của nhà văn. Bởi khi có sự đan xen, quyện hòa giữa lịch sử và văn hóa phong tục, du kí kết cấu tác phẩm trở nên mềm dẻo và linh hoạt hơn, cốt truyện cũng được mở rộng. Có thể nói, điều làm nên sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết này chính là những trang viết đầy say mê về những lễ tục, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo. Nhiều loại hình tiểu thuyết khác nhau có mặt trong một tiểu thuyết như vậy cũng tạo nên sự đối thoại ngầm với nhau và với người đọc. Đó cũng là một biểu hiện của sự liên kết văn bản ở khía cạnh thể loại.

Ở đây chúng ta không chỉ bắt gặp vầng hào quang của Phật học mà còn tìm thấy dấu ấn những pho thần thoại, sử thi của văn hóa Ấn Độ. Trong hơn 400 trang sách, tác giả đã dồn nén rất nhiều văn bản thần thoại sử thi nhằm tái hiện không khí cổ đại và một lịch sử hào hùng của đất nước này.

Các văn bản thần thoại, sử thi được gợi lại qua tác phẩm Đức Phật,

nàng Savitri và tôihầu hết là những văn bản được tác giả sử dụng gián tiếp. Chủ yếu nhà văn chỉ nhắc tên hay điểm qua một cách khái quát để phục vụ mạch truyện của mình. Chúng ta có thể thấy, để tái hiện được không gian văn hóa cổ đại với những con người, những tín ngưỡng, phong tục, tâm linh nhà văn phải thật sự am tường về nó. Điều này không khó với nhà văn Hồ Anh Thái bởi ông đã sống và làm việc nhiều năm ở Ấn Độ. Tuy nhiên, sử dụng vốn hiểu biết của mình, điều tiết nó làm sao cho hợp lý, không phá hỏng mạch truyện là cả một vấn đề phức tạp. Đọc tác phẩm Đức Phật,

nàng Savitri và tôi, chúng ta thấy nhà văn đã xử lý rất khéo léo trong vấn

đề này. Đôi khi chỉ điểm qua nhân một tình tiết được nhắc tới, đôi khi lại được mở rộng trong sự hồi tưởng nhưng dù thế nào thì những văn bản này vẫn được tiết chế chừng mực. Không quá lan man nhưng đủ để cho người đọc hứng thú và hiểu biết hơn về văn hóa Ấn Độ. Đối với bất kì người đọc nào, những tri thức, những điều mới lạ trong cuốn sách chính là điều mà họ muốn tìm kiếm. Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi là một tác phẩm mang lại nhiều thú vị như vậy.

Văn bản thần thoại trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi phải kể đến các vị thần trong tín ngưỡng của người Ấn Độ. Nó chỉ là những cái tên như: “Ngọc Hoàng Indra hỡi. Thần mặt trời Surya, thần mặt trăng Soma hỡi. Con cầu Thần Gió, con cầu Thần Mưa, con cầu Nữ thần Sông Hằng linh thiêng...” [46, 32] Được nhắc tới những sức gợi của nó là cả những văn bản khổng lồ của thần thoại Ấn Độ. Từ Tam vị nhất thể Thần sáng tạo Brahma, thần Bảo vệ Vishnu, thần Hủy Diệt và Tái Tạo Shiva đến các vị thần như

thần tình yêu Kama, thần sông Hằng... đều được nhắc đến đi kèm với những phong tục của người Ấn Độ như về những tràng hạt của giáo sĩ, nghi lễ thờ cúng... Chúng ta thử đặt giả thiết nếu trong tác phẩm không có những văn bản này lồng ghép trong những câu chuyện về cuộc đời Đức Phật, người viết giám chắc là sức hấp dẫn của nó sẽ giảm đi đáng kể nếu không muốn nói là trở nên khô cứng. Đọc tiểu thuyết này, cái thú vị hơn có lẽ là được phiêu lưu vào thế giới của các vị thần, nơi trí tưởng tượng bay bổng ở một miền đất lạ lẫm và hấp dẫn.

Để làm rõ tính liên kết giữa các văn bản ở đây, người viết xin khảo sát một ví dụ cụ thể. Trong tác phẩm của mình, nhà văn Hồ Anh Thái nhiều lần nhắc đến Nữ thần sông Hằng: “Ganga là tên nàng. Trong tranh thờ người ta vẽ nàng có nước da trắng, trang phục màu trắng, cưỡi trên một con cá sấu. Nàng có bốn tay. Tay cầm bông hoa súng. Tay cầm một tràng hạt. Tay cầm bình nước thiêng. Một bàn tay ngửa ra hướng lên trời trong tư thế bảo hộ”. [46, 204] Ít nhất khi viết đoạn văn này nhà văn phải xuất phát từ một văn bản khác. Đó là bức tranh thờ nữ thần Ganga. Từ bức tranh này chúng ta lại có thể dẫn đường liên kết đến câu chuyện về ông vua Sakar: “Ông vua Sakar là một đại vương hùng mạnh. Vua có sáu vạn con trai. Cách thức mở rộng bờ cõi của vua là làm một cái lễ tế ngựa. Chọn ra một con ngựa có những dấu thiêng trên người. Thả cho ngựa chạy sang lãnh thổ của các tiểu vương quốc láng giềng. Một đạo quân binh hùng tướng mạnh rầm rộ phi theo sau con ngựa. Ngựa chạy đến đâu bờ cõi của đại vương mở rộng đến đó. Kẻ nào chặn đường con ngựa sẽ bị xem là quân thù, bị tiêu diệt ngay tức khắc. Bằng cách bành trướng như vậy, Sakar chinh phục được các nước láng giềng, vương quốc của ông ta mở rộng nhanh như vũ bão.

Ngọc Hoàng Indra từ trên trời hoảng sợ trước sự bành trướng của vua Sakar. Ngọc Hoàng bèn xuống tay bắt trộm con ngựa, đem giấu vào am của ẩn sĩ Kapila. Ẩn sĩ đang nhắm mắt ngồi thiền. Sáu vạn đứa con trai của vua Sakar theo dấu ngựa tìm đến. Chúng lấy lại được con ngựa và nói năng hỗn xược. Lão già bẩn thỉu này đi tu còn chưa trót. Lão đã ăn cắp con ngựa thiêng của một vương quốc hùng mạnh. Nay các huynh đệ ta phải vào phá tan am thất của lão ra.

Ẩn sĩ mở choàng mắt, ánh mắt của ông tức khắc thiêu chúng thành tro bụi.

Lỡ ra rồi, ẩn sĩ lại ân hận. Ông truyền rằng sáu vạn gã trai sẽ được phục sinh nếu cầu xin nữ thần Ganga từ trên trời đưa nước xuống. Tro ấy gặp nước thiêng sẽ cho chúng trở lại làm người. Cả một hành trình gian khó. Trong đám cháu chắt của nhà vua có một dũng sĩ đủ thanh sạch để cầu nguyện. Thần sáng tạo Bhama bằng lòng cho nữ thần Ganga đưa nước xuống, nhưng cảnh báo phải nhờ thần Shiva chặn bớt một phần nước, nếu không cả thế gian sẽ đắm chìm trong cơn đại hồng thủy. Quả nhiên, Shiva phải chìa mái tóc tết của mình ra để chặn bớt một dòng nước từ trên trời do nữ thần Ganga đổ xuống. Dòng sông ấy chia làm ba nhánh. Nhánh vẫn chảy trên trời tên là Mandakini. Nhánh đổ xuống cõi âm gặp đám tro tàn, phục sinh cho sáu vạn đứa con trai, nhánh này tên là Bhagirath, tên người chắt đã thành tâm cầu nguyện làm động lòng nữ thần Ganga. Nhánh chảy xuống trần gian mang tên nữ thần Ganga, sông Hằng.” [46, 202 - 203]

Văn bản kể trên lại dẫn đến sự liên kết với các thần thoại về thần Brahma và thần Shiva. Như vậy nó tạo thành một chuỗi các liên tưởng ít nhất là như sau:

...

Đây chỉ là chuỗi liên kết các văn bản trong sự hạn chế nhất sự liên tưởng có thể. Nếu mở rộng sự liên tưởng thì có lẽ nó sẽ trở lên vô biên trong khả năng kêu gọi các văn bản khác tùy thuộc vào hiểu biết của độc giả. Nói như vậy sẽ nhiều người cho rằng là suy diễn những quả thực đối với cá nhân tác giả hay mỗi người đọc khi tiếp xúc văn bản sẽ có cảm thụ riêng của mình. Bằng khả năng và hiểu biết sẽ có những liên tưởng rộng hẹp khác nhau. Nó cũng phù hợp với quy luật tiếp nhận văn học. Tất nhiên khi liên tưởng mỗi người sẽ có căn cứ của riêng mình và suy nghĩ của con người là điều không ai áp đặt được. Thậm chí đôi khi những liên tưởng còn trở nên phí lý, đứt đoạn. Người viết có thể từ thần thoại Ấn Độ để liên kết với thần thoại Hy Lạp với thần Zớt, thần Hadex... Nhật Bản với thần lửa Amateratsu, thần bão Susano... hay thần trụ trời của Việt Nam. Tất cả đều nằm ở khả năng liên tưởng. Càng mở rộng so sánh thì ý nghĩ càng phong phú.

Nhắc tới Ấn Độ, chúng ta cũng không thể không nhắc đến hai bộ sử thi đồ sộ là Ramayana và Mahabharata. Và chắc chắn tiểu thuyết Đức

Phật, nàng Savitri và tôi cũng không thể quên điều đó. Thậm chí hai bộ sử

thi này còn được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm này. Theo thống kê của người viết thì Sử thi Mahabharata được nhắc đên bốn lần và Ramayana được nhắc đến một lần.

“Một người kể, một người nghe. Sử thi Mahabharata là Vyasa đọc, Ganesha chép” [46, 15].

“Hay là trường ca Mahabharata cũng là do Ganesha nghe Vyasa đọc mà chép lại” [46, 186].

Ganga Vua Sakar Indra

“Chúng tôi sử dụng cả những tích cũ về chàng Rama và nàng Sita, về nàng Draupadi lấy năm chồng, về vua Pandu bị nguyền rủa sẽ chết trong lúc giao hoan. Những truyền thuyết này đã lưu truyền từ thời Phật, mặc dù nhiều thế kỉ sau chúng mới được chấp bút soạn thành sử thi Ramayana và Mahabharata hoặc sách Kama sutra”[46,287].

“Hai chúng tôi cứ thế mà dắt nhau đi. Y như ông vua mù Dhritarashtra trong sử thi Mahabharata” [46,430]

Chỉ cần tên của hai pho sử thi này đã là một lịch sử liên văn bản bất tận vì nó đã truyền qua bao thế hệ của đất nước Ấn Độ, đã trở thành cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật. Đến Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái một mắt xích nữa của chuỗi liên kết văn bản Mahabharata và Ramayana lại được thiết lập. Một “mắt xích” phiên bản Việt Nam. Có lẽ chỉ nhà văn mới thật sự biết được chính xác mình đã sử dụng những văn bản nào và trích dẫn nó theo hình thức ra sao. Nhưng nếu người đọc đặt mình vào vị trí của tác giả thì ít nhất có thể thấy tính liên kết giữa các văn bản như đã nói ở trên. Ở đây nhà văn không nhằm viết lại sử thi hay thần thoại mà chỉ dùng sự liên kết văn bản như “gia vị” cho tác phẩm của mình bởi chất liệu dân gian luôn là miền đất hấp dẫn cho mọi thế hệ.

Trong mục này, người viết muốn đi sâu vào các loại văn bản thần thoại, sử thi như đã nói ở trên nhưng sự phân chia chỉ là tương đối bởi văn bản nào cũng có một đường dẫn vô hình với nhau. Chúng đan xen, xuyên thấm vào nhau chứ không hề đơn giản như việc đặt tên một đề mục. Chẳng hạn như trong tác phẩm có nhắc tới phong tục thờ nữ thần Đồng Trinh: “Mỗi vùng đều có một Nữ Thần Đồng Trinh Kumari. Ở thủ đô thì có Nữ Thần Đồng Trinh tối cao, gọi là Kumari Devi. Kumari hoàng gia. Savitri từng là Kumari Hoàng gia ở thủ đô. Tục tôn phong và thờ phụng Nữ Thần Đồng Trình bắt đầu từ những truyền thuyết khác nhau. Dân tình vẫn thường kể.

Truyền thuyết thứ nhất: dưới triều một ông vua bộ tộc Malla, ngày nọ có một cô bé tự xưng mình là Nữ Thần Đồng Trinh. Nhà vua nổi giận đầy cô bé đi thật xa, vào sâu trong dãy Hymalaya. Chỉ đến khi Hoàng hậu đổ bệnh, ốm lăn ốm lóc, nhà vua mới hoảng sợ cho đón cô bé về, chính thức đưa lên ngôi nữ thần, canh giữ cho cả đất nước khỏi bệnh tật.

Truyền thuyết thứ hai: vẫn là thuộc triều đại Malla. Một ông vua khác giao cấu với một cô bé vị thành niên. Cô bé chết. Nhà vua tự hành xác bằng những cách khổ nhục nhất rồi tôn cô bé lên làm Nữ Thần Đồng Trinh để ngày ngày thờ phụng sám hối.

Truyền thuyết thứ ba: một ông vua Malla thường chơi trò xúc xắc với nữ thần Taleju, một hiện thân của Parvati. Từ chơi xúc xắc dẫn đến việc nhà vua định cưỡng bức nàng. Nữ thần tức giận đe dọa sẽ không tiếp tục bảo hộ cho xứ sở này nữa. Nhà vua sám hối, cả thần dân cầu xin, cuối cùng nữ thần bớt giận làm lành, hứa sẽ trở lại trong hình hài một cô bé đồng trinh”. [46, 194-195]

Như vậy văn bản trên nên xếp vào văn bản truyền thuyết hay văn bản phong tục. Bởi trong truyền thuyết lại có sự kết nối với phong tục của người Ấn Độ. Rõ ràng văn bản này gợi nên văn bản khác. Chúng tràn vào nhau như những con sóng. Sự xuyên thấm vào nhau khiến việc xác định một ranh giới rõ ràng là một vấn đề khó khăn. Việc mở rộng liên tưởng qua những văn bản khác nhau, đặc biệt là một lượng tri thức khổng lồ từ dân gian như vậy rất dễ khiến tác phẩm trở nên thiếu mạch lạc. Nó đòi hỏi một ngòi bút tỉnh táo và sáng tạo. Trong tác phẩm của mình, Hồ Anh Thái cũng đã khéo léo lồng ghép nhiều giọng kể để dẫn dắt sao cho hợp lý nhất và dồn nén tối đa dữ liệu mình sử dụng. Các văn bản thần thoại, truyền thuyết xuất hiện với tần số cao nhưng không vì thế làm tác phẩm thiếu mạch lạc. Giọng kể linh hoạt làm cho việc mở rộng sang các văn bản khác rất tự nhiên, đặc biệt

là qua “đường kết nối” - người kể chuyện- Savitri - nơi tác giả có thể phát huy cao nhất trí tưởng tượng của mình.

Qua những phân tích kể trên, chúng ta có thể thấy được phần nào vai trò của các văn bản thần thoại sử thi được sử dụng trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Nó không chỉ tạo nên một không khí huyền thoại

cho tác phẩm mà còn là cách để tác giả thể hiện các quan niệm sống của người Ấn Độ từ xa xưa. Những triết lý sâu sắc về cuộc sống và con người qua các hình tượng dân gian vừa huyền bí vừa khúc triết. Nó tạo ra ấn tượng mạnh cho người đọc, đặc biệt là với những độc giả Việt Nam chúng ta vốn còn ít nhiều xa lạ với nền văn minh vĩ đại này. Đồng thời sự liên kết các văn bản đó dẫn dắt người đọc đi tìm một văn bản cho riêng mình trong vô vàn những ý nghĩa mà nó gợi ra.

Một phần của tài liệu liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi (Trang 69 - 76)

w