Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái là một trong những tác phẩm hiếm hoi viết về đạo Phật bằng Việt ngữ bên cạnh
Ánh đạo vàng của Võ Đình Cường, Đường xưa mây trắng của Thích Nhất
Hạnh. Hơn nữa tác phẩm này là do một tiến sĩ Phật học, từng nhiều năm công tác ở Ấn Độ viết nên có lẽ văn bản đầu tiên phải kể đến ở đây chính là văn bản lịch sử và Phật giáo.
Lý thuyết về liên văn bản cho rằng nhà văn viết tác phẩm là quá trình họ sử dụng, trích dẫn lại những văn bản trước đó một cách ý thức hoặc vô thức. Tuy nhiên để người đọc có thể nhận ra văn bản được trích dẫn, sử dụng một cách hữu thức hay vô thức là một vấn đề không đơn giản. Bởi ngay cả tác giả cũng nhiều lúc không biết là mình đã trích dẫn văn bản từ đâu trong thế giới văn chương rộng lớn này. Vì vậy, ở đây, người viết sẽ chỉ phân chia các văn bản thành văn bản được trích dẫn trực tiếp và văn bản được trích dẫn gián tiếp. Văn bản được sử dụng trích dẫn trực tiếp như các dòng chữ cổ khắc trên cột đá, các câu thần chú, câu kinh Phật. Tất cả các
văn bản này đã được dịch sang tiếng Việt nhưng người viết vẫn xếp nó vào loại văn bản được sử dụng trực tiếp bởi ý nghĩa trong quá trình dịch vẫn đảm bảo ý nghĩa vốn có.
“Đức Phật, nhà hiền triết, người của bộ tộc Thích ca, đã sản sinh ở nơi đấy” [46, 23].
“Hai mươi năm sau khi lên ngôi, quốc vương Asoka, danh xưng Devamampiya Piyadasi, đến viếng thăm nơi ra đời của Đức Phật, vị hiền triết, người của bộ tộc Thích Ca. Hoàng đế truyền lệnh tạc một pho tượng bằng đá và dựng lên một thạch trụ. Ngài miễn thuế đất làng Lumbini và giảm thuế hoa mầu từ 1/4 theo lệ thường xuống 1/8” [46,24].
“Budham Saranam gacchami Dhammam Saranam Gacchami
Sangham Saranam Gacchami” [46,405]
“Om mani padme hum” [46, 428]
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở việc thống kê, phân loại các kiểu văn bản mà không chỉ ra sự kêu gọi ý nghĩa của chúng thì đó chỉ là một thao tác “chết”. Việc sử dụng lại các văn bản cổ, các câu kinh chiếm số lượng ít trong tác phẩm. Nhưng nó cũng giữ một vai trò nhất định. Các văn bản đó không chỉ thể hiện tri thức Phật học mà tác giả sử dụng mà còn có ý nghĩa trong việc tạo sự hấp dẫn, mở rộng ý nghĩa cũng như ý đồ nghệ thuật của tác giả. Văn bản thứ nhất liệt kê ở trên được tác giả trích dẫn là văn bia viết trên cột đá năm 245 trước Công Nguyên. Văn bản này về nội dung đơn thuần chỉ là kể lại chuyến thăm của quốc vương Asoka tới nơi ra đời của Đức Phật. Tuy nhiên, nó lại là dấu mốc trong tác phẩm đánh dấu hành trình của tác giả đi tìm về cội nguồn đạo Phật, hành trình của nàng Savitri tìm về tiền kiếp và Đức Phật đi tìm chân lý. Nó phục sinh một không khí cổ đại cách đây 2000 năm và kêu gọi những văn bản lịch sử và Phật giáo khác. Từ những văn bản này, tác giả đã hồi tưởng về quê hương Đức Phật, về nơi mà vị hoàng tử
Siddhattha được sinh ra. Thậm chí nó còn gọi cả những văn bản, những Phật tích, những giáo lý nhà Phật và cả về cuộc đời vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Ấn Độ: “Đó là vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Ấn Độ. Chỉ có các vị hoàng đế đạo Hồi trong toàn bộ triều đại Moghul sau này mới sánh được với Asoka, nhưng là phải 18 thế kỉ sau ngài” [46,22].
Đối với liên văn bản, sự liên tưởng vô cùng quan trọng. Sự liên tưởng sẽ giúp người đọc hay tác giả xâu kết các văn bản lại với nhau trong mối quan hệ của nó. Sự liên tưởng muốn được mở rộng cần có sự hiểu biết, một tri thức sâu rộng như tác giả Nguyễn Nam đã viết: “Nói cách khác, đó chính là người đọc am tường (informed reader) có khả năng mở rộng trường liên tưởng xây dựng được một mạng liên văn bản, tạo ra đối thoại cho các liên văn bản đã được thu nhập vào trong mạng kết nối ấy”. [40] Sự liên tưởng này không chỉ đúng với người đọc mà còn chính xác cả với người viết: người viết càng am hiểu rộng thì trường liên tưởng càng phong phú và tác phẩm càng hấp dẫn. Hồ Anh Thái với Đức Phật, nàng Savitri và
tôi là một trường hợp như vậy.
Quay trở lại những văn bản được trích dẫn trực tiếp: “Buddham Saranam Gacchami
Dhammam Saranam Gacchami Sangham Saranam Gacchami” ....
Đệ tử nương tựa Phật Đệ tử nương tựa Pháp
Đệ tử nương tựa tăng” [46,405].
Đây là nghi thức quy y tam bảo của nhà Phật. Nó không chỉ làm ta liên tưởng đến cuộc đời Đức Phật mà còn mở ra các giáo lý, kinh kệ và tạo không khí linh thiêng của Việc quy y. Từ quy y Tam bảo liên tưởng đến Thệ nguyên 5 giới, tới tu hành diệt dục...bằng những câu kinh, những nghi
thức của đạo Phật, nhà văn đã làm sống lại không khí Phật giáo trên trang sách của mình. Nó như những điểm nhấn thu hút sự chú ý, mở ra một không gian đậm chất Phật.
Ở văn bản: “Om mani padme hum”, chúng ta cũng có thể có những liên tưởng tương tự như vậy. Có lẽ những ai đã từng có hứng thú với đạo Phật đều không lạ gì câu thần chú này. Đây được xem là chân ngôn Quan Thế Âm Bồ Tát và chân ngôn quan trọng, lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là “Lục tự đại minh chân ngôn”, tức là chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ, được phiên âm Hán Việt là “Án ma ni bát mê hồng”. Chân ngôn này được xuất hiện trong tác phẩm Đức Phật, nàng
Savitri và tôi của Hồ Anh Thái hai lần, một ở chương đầu và một ở chương
cuối. Nó giữ một vai trò khá quan trọng trong tác phẩm. “Án ma ni bát mê hồng” dịch ra là “trong hoa sen có ngọc”. Mỗi một chữ được viết trên một cái bao tải của nàng Savitri. Đây cũng là điều băn khoăn của nhân vật tôi trong suốt hành trình theo dấu chân Đức Phật. Nó không chỉ gợi nên không khí huyền bí, liên tưởng đến cuộc đời Đức Phật mà còn chứa đựng nhiều dụng ý của tác giả. Chân ngôn thường không được giảng nghĩa. Chúng ta chỉ hiểu: “ngọc quý” biểu hiện cho Bồ đề tâm, “hoa sen” chỉ tâm thức con người. Đối với những người tu hành, chân ngôn này có một sức mạnh thần bí. Những người tập thiền ở một số nơi dùng chân ngôn này để tĩnh tâm. Trong tác phẩm, tác giả cũng chỉ nhắc đến chân ngôn này mà không giải thích gì thêm: “Hiểu thế nào tùy tâm từng người” [46, 429].
Bằng cách không đưa ra một lý giải nào rõ ràng cho chân ngôn đó, nhà văn đã mở ra nhiều ý nghĩa cho người đọc liên tưởng. Mỗi người tự có những kiến giải riêng cho mình. Đó chính là sức mạnh của liên văn bản.
Bên cạnh những văn bản trực tiếp, trong tác phẩm Đức Phật, nàng
Savitri và tôi, nhà văn Hồ Anh Thái còn sử dụng rất nhiều các văn bản một
một cách sinh động nhất. Ngay trong chương đầu của tác phẩm, tác giả đã sử dụng câu chuyện Đức Phật dạy học trò:
“Sinh thời, Đức Phật có lần ngồi nghỉ cùng đồ đệ dưới một bóng cây vô ưu. Người nhặt một nắm lá rụng trên mặt đất mà hỏi:
- Này các đệ tử, lá trong tay ta nhiều hơn hay lá trên cây kia nhiều hơn? Thưa Đấng Giác Ngộ, lá trên cây nhiều hơn.
- Đúng vậy. Kiến thức như lá trên cây kia, những những điều ta nói với các con chỉ như nắm lá trong tay này. Vì sao vậy? Vì ta chỉ nói những điều cần thiết phải làm sao để đạt tới giải thoát mọi khổ đau, để được khai sáng, được giác ngộ. Những điều khác thì vô vàn trên thế gian, nhưng chúng không có ích lợi gì, không phụng sự cho mục đích của chúng ta, ta không nói” [46, 28-29].
Trong tác phẩm, chỉ riêng 9 chương viết về cuộc đời Đức Phật, nhà văn Hồ Anh Thái đã sử dụng hầu hết các tích truyện về cuộc đời vị hoàng tử Siddhattha từ khi được sinh ra, lấy vợ sinh con, tu hành và ngộ ra chân lý... Ngay chính bản thân tác giả trong lời cảm tạ của mình cũng đã thừa nhận: “Tác giả chịu ơn hai học giả về Phật học trong số các vị cao tăng. Nhờ sự khích lệ bền bỉ cũng như kiến thức thu nhận được từ cuộc đàm đạo với các thầy trong nhiều năm qua, tác giả mới càng thêm cảm hứng để viết cuốn sách này. Việc không nêu tên các thầy ở đây cũng chứng tỏ sự giúp đỡ vô tư đó.
Tác giả chịu ơn nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Ấn Độ và các nước châu Âu có ngành Ấn Độ học phát triển. Trong số họ có cả những nhà ngoại giao - chính những đồng nghiệp ngoại giao nước ngoài hiểu biết sâu về Ấn Độ đã là nguồn động viên lớn trong quá trình thu thập và xử lý tài liệu.
Tác giả cũng khai thác nhiều nguồn tài liệu triết học và lịch sử Phật giáo nhằm xây dựng hình ảnh một Đức Phật lịch sử, không phải là nhân vật
huyền thoại. Cả những chi tiết ít được biết, nhưng mang tính lịch sử, cũng đã được sử dụng cho tiểu thuyết này” [46] Như vậy chúng ta có thể thấy tính chất liên văn bản ở tác phẩm này vô cùng rõ nét. Tác giả Võ Anh Minh cũng đã từng so sánh Đức Phật, nàng Savitri và tôi với các Phật tích trong sách truyện về Phật học. Tuy không nhằm vào việc thể hiện tính liên văn bản của tác phẩm nhưng khảo sát này cho chúng ta thấy được sự “viết lại” của Hồ Anh Thái Như thế nào:
“Về ngày Phật đản sinh:
Theo Phật học khải luận của Hòa thượng Thích Chơn Thiện; Hoàng hậu Ma - da sanh hoàng tử nơi cội hoa Vô ưu, khi đang thưởng hoa trong vường Ngự Lâm - tì - ni. Khi ra khỏi lòng mẹ, Thái tử oai nghiêm như một vị pháp sư đang bước xuống Pháp tòa, sáng chói như một viên hồng ngọc, thanh tịnh, không dính một chất dơ nào từ lòng người mẹ, chân thái tử không chạm đất, có bốn thiên tử đỡ... Từ hư không có một dòng nước ấm và một dòng nước mát tắm gội cho thái tử và Hoàng Hậu. Thái tử đứng vững chân, mặt hướng về phía Bắc, bước đi bẩy bước có lọng trắng che, nhìn khắp mọi phương, rồi cất tiếng nói: “Ta là bậc tối thượng ở đời, Ta là bậc tôn kính ở đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn sinh lại nữa” (trang 12); còn với Hồ Anh Thái: Maya đứng ở tư thế hơi khom người, hai chân dang rộng. Một tay bà bám vào cành cây là xuống ngang đầu người. Lúc ấy sản phụ phẩm hạnh nào cũng hát, thay cho tiếng kêu than khóc lóc(...) đến nốt cao nhất, như có một tia chớp phóng ra từ trong người, bà cũng gục luôn xuống. Đám nữ tì nhanh tay đỡ lấy cả mẹ cả con (...) Hoàng tử mới chào đời thì hoàn toàn tỉnh táo. Trắng hồng bụ bẫm. Xứ Ấn da trắng như vậy thì cũng coi như tỏa hào quang”.
Về tang lễ của Phật:
Sách của hòa thượng Thích Chơn Thiện kể lại: Kim thân của Thế Tôn được bọc 500 lớp vải, đặt vào một hòm đầu bằng sắt, hòm này lại được
bọc kín bởi một hòm sắt khác. Dàn hỏa thiêu làm bằng loại gỗ hương thơm. Dàn hỏa thiêu không thể bắt lửa cho đến khi Đại Ca - diếp kịp về đảnh lễ dưới chân Thế Tôn. Khi thiêu xong, không có than hay tro còn lại, mà chỉ có xá lợi. Một dòng nước từ hư không và một dòng nước từ cây ta-la rưới tắt dàn hỏa. Dân Malla thì rưới tắt với các thứ nước thơm (trang 32); với Hồ Anh Thái lại khác: Cư sĩ tại gia vùng này ít ỏi. Họ không tiếc công mang hương hoa đến. Không tiếc lời chia buồn xuýt xoa. Nhưng tang lễ thì không ai muốn đứng ra nhận. Họ ngần ngại nhìn nhau. Đùn đẩy cho nhau. Củi trầm lẫn củi thường thì cũng cần một số lượng lớn. Dầu bơ tinh khiết nữa. Phí tổn cho thầy tế nữa. Ai là người phải chịu phí tổn bây giờ? Bàn bạc phân công mãi. Đẩy qua đẩy lại mãi. Cuối cùng mỗi nhà mới chịu đóng góp một phần nhỏ. Vừa đủ mua một ít củi thường(...). Đôi chân Phật bọc trong vải trắng vẫn còn chìa ra khỏi bệ củi. Lượng củi gỗ thu thập được quá ít ỏi. [37]
Từ đó tác giả Võ Anh Minh khẳng định sự mới mẻ trong sáng tác Hồ Anh Thái về đề tài Đức Phật là sự bình dị hóa hình ảnh của Người. Ở đây người viết không bàn về liệu Hồ Anh Thái “bình dị hóa” hay “giải thiêng” Đức Phật mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng: Sự sáng tạo của nhà văn là sáng tạo trên những cơ sở, những văn bản đã có. Anh ta không phải người độc sáng, không phải khởi nguồn của tác phẩm. Một tác phẩm được tạo ra bởi sự liên kết các văn bản khác. Tuy nhiên nhà văn cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sáng tạo. Đó là làm mới những chất liệu cũ bằng cảm hứng và tài năng của mình, kết cấu nên một tác phẩm mới. Tiếp tục công việc của tác giả Võ Anh Minh, chúng tôi muốn so sánh tác phẩm Đức Phật, nàng
Savitri và tôi với sự tích nhà Phật để thấy con đường từ huyền thoại đến lịch sử là con đường của liên văn bản. Theo sự đối chiếu của chúng tôi giữa tác phẩm với Phật tích thì tác giả Hồ Anh Thái đã hạn chế rất nhiều những yếu tố kì ảo để nhằm xây dựng một hình tượng Đức Phật chân thực nhất. Đức Phật trong sáng tác của Hồ Anh Thái không có pháp lực siêu nhiên,
không có sức mạnh thay đổi vạn vật mà chỉ là một con người bình thường. Còn trong Sự tích nhà Phật thì Đức Phật lại khác: “Đức Thế tôn phóng ra năm sắc hào quang rực rỡ chiếu khắp thế giới” [7, 250] “Đức Thế Tôn dùng huệ nhãn soi rõ sự tình. Ngài ngồi yên, đôi mắt tinh anh như hai vì sao sáng, nụ cười hoan hỉ từ bi nở tươi làm sáng một vùng trời” [7, 476] Rõ ràng là so với các câu chuyện trong dân gian về Đấng Giác Ngộ thì tác phẩm của Hồ Anh Thái không hề có ma quỷ, phép thần thông... nếu có thì cũng đã được bóc tách khỏi lớp vỏ huyền thoại. Chúng ta thử so sánh sự tích nhà Phật, Đường xưa mây trắng của Thích Nhất Hạnh với tác phẩm
Đức Phật, nàng Savitri và tôi để thấy được sự giống và khác giữa các văn bản được liên kết:
Sự tích nhà Phật Đường xưa mây trắng Đức Phật, nàng Savitri và tôi Xây dựng tinh xá - Tu Đạt Đa - giầu có nhất thời bấy giờ - vì Đức Phật tình nguyện kiến tạo làm tinh xá - Thái tử Kì Đà cũng không muốn bán vì tiếc nên ra điều kiện: “nếu trưởng giả mua, xin đem vàng lót khắp mặt đất tôi sẽ bán cho”. Tu Đạt Đa đem vàng đến và
- Thương gia Anathapin dika muốn xây dựng tinh xá cho Đức Phật.
- Thái tử Jeta thách dát vàng hết cả khu vườn sẽ bán. Sau khi kiện cáo Thái tử hiến tặng thêm vàng để góp cho giáo hội.
- Anathapindika - doanh nhân giầu có bị đạo Phật thuyết phục muốn hiến tặng một nơi làm tinh xá. - Việc mua đất làm tinh xá khó gặp khó khăn vì Hoàng tử Jeta không muốn bán: “Có trả 10 vạn đồng tiền kahapana, ta cũng không bán”. Anathapindika đi kiện và thắng lợi.
được phép xây dựng.
- Đấu phép với Lục sư Bà La Môn để được quyền xây dựng tinh xá
- Không có
Tinh xá được xây dựng