Sơ lược cấu trúc tự sự của tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitr

Một phần của tài liệu liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi (Trang 32 - 33)

và tôi của Hồ Anh Thái

Ở phần này của luận văn, chúng tôi sẽ bắt đầu từ việc nghiên cứu nền tảng của tiểu thuyết. Kiến trúc này được cụ thể hóa qua kết cấu tự sự của tác phẩm. Kiến trúc nền tảng của tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi là sự đối thoại của nhà văn với các văn bản văn hóa truyền thống, với văn hóa dân tộc, với các hệ tư tưởng tôn giáo…

Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi được xây dựng trên một cấu trúc lạ với sự tích hợp của ba góc nhìn, ba người kể chuyện. Đó là: Người kể chuyện tường minh kể về cuộc đời Đức Phật; người nghiên cứu văn hóa cổ kể về sự gặp gỡ với nàng Savitri và nàng Savitri kể về tiền kiếp của mình. Cùng với việc kết hợp nhiều người kể chuyện, nhà văn đã kết cấu tác phẩm của mình thành 19 chương với 3 chương tôi, 7 chương Savitri và 9 chương Đức Phật. Chính sự kết hợp nhiều người kể chuyện, nhiều góc nhìn và nhiều giọng điệu như vậy trong một tác phẩm đã tạo nên cơ sở của sự đối thoại mà chúng tôi sẽ triển khai sau đây. Nhà văn Tô Hoài khi đánh giá về tác phẩm này cũng đã khẳng định kết cấu mới mẻ của tác phẩm này: “nhà văn đã tạo ra một lối “quay ngược sáng, tạo dấu ấn chồng chéo”…

“Yếu tố văn hóa đã tham gia vào cấu trúc truyện cổ”. Tác giả Trần Thùy Mai cũng từng đánh giá về kết cấu của tác phẩm: “Có 3 chương tôi, 7 chương Savitri, và 9 chương Đức Phật. Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái được cấu thành bởi 3 phần rõ rệt, nhưng ba phần ấy không tách lìa nhau, chúng xen lẫn vào nhau để dẫn tới một kết thúc chung nhất. Tựa như những âm thanh của một dàn hợp tấu - ta có thể nghe rõ âm sắc từng nốt nhạc

những tất cả quyện chặt với nhau thành một tổng thể không thể tách rời”

[36]. Những âm thanh ấy chính là cơ sở để tạo nên tính đối thoại trong tác phẩm khi nhiều giọng điệu cùng xuất hiện và có giá trị ngang nhau, không phân biệt chủ âm hay phụ âm.

Với sự xây dựng cuộc đời Đức Phật và nàng Savitri song song với nhau, tác phẩm đã vượt qua kết cấu truyền thống trong văn học để tạo ra một thế giới nghệ thuật với nhiều thời gian và không gian cùng hiện diện. Đó là không gian thời gian cổ đại cùng thời gian không gian hiện đại qua tiền thân và hậu thân của Savitri. Việc xây dựng nhân vật nàng Savitri như vậy khiến cho tác phẩm có kết cấu như những vòng tròn đồng tâm: vòng ngoài cùng là hành trình của tôi và nàng Savitri - hậu thân đi tìm Phật tích; vòng bên trong là hành trình của Savitri - tiền thân, nàng công chúa bị lưu đày với tình yêu dành cho Đức Phật; và vòng trong cùng là hành trình của Thái tử Siddhatha đi tìm chân lý. Mặc dù vòng trong cùng về cuộc đời của Thái tử Siddhatha - Đức Phật, được tác giả viết cô đọng nhất nhưng nó là trung tâm, là ngọn đuốc để soi chiếu các nhân vật khác. Bên cạnh những vòng tròn đồng tâm ấy là những câu chuyện khác bao quanh nó như những huyền thoại xưa, những câu chuyện về kĩ nữ Usa, về Devadatta - em ruột của Đức Phật… Tất cả đều tạo thành một mạng lưới mà có lẽ với lí thuyết về liên văn bản chúng ta sẽ tìm hiểu được phần nào sự kết nối độc đáo đó.

Tác phẩmĐức Phật, nàng Savitri và tôi ngay từ cái tên của nó đã cho

chúng ta thấy tính chất liên văn bản. Qua sự phân tích sơ lược kết cấu tự sự ở trên chúng ta đã có cơ sở để khảo sát sự đối thoại giữa các văn bản trong tác phẩm. Sự kết hợp nhiều giọng điệu, nhiều góc nhìn, nhiều nền văn hóa cũng như tư tưởng tôn giáo chính là điều mà chúng tôi sẽ tìm hiểu sau đây.

Một phần của tài liệu liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi (Trang 32 - 33)

w