Đặc điểm chung của giống bò Brahman đỏ
Nguồn gốc của giống bò Brahman đỏ xuất phát từ bò Bos Indicus của Ấn Độ. Giống bò Brahman đỏ tương đối giống bò Vàng Việt Nam, song tầm vóc và khả năng sản xuất cao hơn giống bò Vàng Việt Nam, nhưng vẫn có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nhiệt đới, nóng và ẩm cũng như khô hạn vì giống Brahman đỏ là giống bò nhiệt đới.
Đặc điểm chính của giống là màu sắc lông chủ yếu đỏ-nâu hoặc nâu-đỏ. Bò đực trưởng thành có màu lông sẩm hơn so với bò cái và lông ở vùng cổ, vai, đùi, hông sẩm màu hơn các vùng khác. Ở Australia, người dân nuôi bò Brahman trắng là chủ yếu với mục đích khai thác thịt, trong lúc đó, nuôi giống Brahman đỏ chủ yếu để xuất khẩu sang các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam do sở thích của các nước này ưa chuộng màu đỏ.
Brahman đỏ là giống bò có tầm vóc lớn, ngoại hình đẹp, thân dài, lưng thẳng, tai to, u, yếm phát triển.
Giống bò Brahman đỏ động dục lần đầu trong phạm vi 15-18 tháng tuổi, mắn đẻ, dễ đẻ, lành tính, nuôi con giỏi.
Khả năng kháng ve tốt, ít mắc bệnh ký sinh trùng đường máu, không mắc các bệnh về mắt, móng.
Bò Brahman đỏ có khả năng sinh sản, sản xuất tốt, vẫn duy trì khả năng sinh sản, sản xuất ở nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt cũng như vùng đồng cỏ khô hạn khi mà các giống bò khác bị giảm năng suất. Việc đầu tư chăm sóc giống bò Brahman chỉ yêu cầu ở mức tối thiểu.
Bò Brahman đực Bò Brahman cái
Khối lượng và kích thước một số chỉ tiêu chính của giống bò Brahman đỏ
Kết quả phân tích từ 62 bò cái và 38 bò đực giống Brahman đỏ sinh ra tại Việt Nam mà bố mẹ chúng được nhập về từ Australia có độ tuổi 1 đến 2 tuổi nuôi tại Củ Chi về KL và KT một số chỉ tiêu chính được thể hiện tại Bảng 2.10.
Bảng 2.10: Khối lượng và kích thước một số chỉ tiêu chính của bò Brahman đỏ
Chỉ tiêu Số lượng bò LSM SE Min Max
Khối Lượng (kg) 100 316,74 6,15 200 459
Dài Thân Chéo (cm) 57 126,35 1,10 111 148
Cao Vây (cm) 58 123,60 0,67 114 137
Cao Khum (cm) 58 126,31 0,69 117 147
KL trung bình của bò Brahman đỏ là 316,746,15kg, biến động trong phạm vi 200-459kg. Kết quả này thấp hơn so với giống bò Brahman trắng hoặc trắng xám nhập từ Cu Ba ở tuổi trưởng thành (At Lát, 2004).
DTC trung bình của bò Brahman đỏ là 126,351,10cm, biến động trong phạm vi 111-148cm. Trong khi đó, VN trung bình là 146,531,27cm, biến động trong phạm vi 129-168cm. CV và CK trung bình của giống bò Brahman đỏ là 123,600,67cm và 126,310,69cm, tương ứng.
2.3.2.3. Khối lượng và kích thước một số chỉ tiêu chính theo giới tính
KL của giống bò Brahman nhập nội từ 3 đến 5 tuổi nuôi tại Củ Chi của giới tính cái và đực tương ứng là 343,036,57kg và 273,848,39kg.
KT một số chiều đo chính của giống bò Brahman đỏ nhập nội nuôi tại Củ Chi như DTC, VN, CV và CK của giới tính cái là 129,781,18cm, 149,391,51cm, 124,970,80cm và 127,530,84cm và của giới tính đực là 120,481,54cm, 141,871,93cm, 121,361,06cm và 124,321,08cm.
Bảng 2.11: Khối lượng và kích thước của một số chỉ tiêu chính theo giới tính
Chỉ tiêu Giới Tính Số lượng bò LSM SE
Khối Lượng (kg) Cái 62 343,03a 6,57
Đực 38 273,84a 8,39
Dài Thân Chéo (cm) Cái 36 129,78a 1,18
Vòng Ngực (cm) Cái 36 149,39a 1,51
Đực 22 141,87b 1,93
Cao Vai (cm) Cái 36 124,97a 0,80
Đực 22 121,36b 1,06
Cao Khum (cm) Cái 36 127,53a 0,84
Đực 22 124,32b 1,08
Ghi chú: Các chữ khác nhau trên giá trị LSM trong cùng cột biểu thị sự sai khác
giữa chúng có ý nghĩa ở mức P<0,05
2.4. KẾT LUẬN
Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu chúng tôi nhận thấy giống bò vàng hiện tại vẫn được nuôi chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên và Bà Rỵa-Vũng Tàu, đặc biệt là ở các khu vực đồi núi bò vàng hầu như chiếm ứu thế tuyệt đối. Giữa các nhóm bò Vàng Việt Nam có sự khác nhau về khối lượng và kích thước một số chiều đo chính. Bò vàng nuôi ở Hà Giang (H’mông) và bò U đầu rìu có khối lượng lớn nhất (2905,22; 2914,41) tiếp đến là Nghệ An (221,705,03kg), bò Vàng Phú Yên (211,784,35kg), bò Lạng Sơn (209,264,74kg), bò Bà Rỵa-Vũng Tàu (191,986,47kg) và nhỏ nhất là bò Thanh Hoá, chỉ đạt 189,807,12kg. Sự sai khác giữa các giá trị trung bình về khối lượng của các nhóm bò Vàng Việt Nam nuôi tại các tỉnh là rõ rệt (P<0,05). Tuy nhiên về cơ bản ngoại hình của các nhóm bò vàng chúng không mang nhiều những nét đặc trưng riêng do đó rất khó để nhận biết các nhóm bò này thông qua ngoại hình. Trong các nhóm bò Vàng Việt Nam, có hai nhóm bò biểu thị đặc điểm ngoại hình hơi khác so với các nhóm khác là hai nhóm bò Vàng H’Mông và U Đầu Rìu.
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU SAI KHÁC DI TRUYỀN VÀ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN GIỮA CÁC NHÓM BÒ BẰNG CHỈ THỊ MICROSATELLITE
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Microsatellite được gọi bằng một số thuật ngữ như: các trình tự đơn giản lặp lại (SSRs), các chuỗi lặp lại có trình tự ngắn (STRs), các dạng chuỗi đơn giản (SSMs), hoặc các chuỗi lặp lại 2 nucleotide (di-nucleotide repeat), 3 nucleotide (tri- nucleotide repeat), 4 nucleotide (tetre-nucleotide repeat) phụ thuộc vào độ dài các đơn vị lặp lại của chúng. Tuy nhiên, người ta thường sử dụng thuật ngữ microsatellite để thay thế cho tất cả những thuật ngữ trên và đã được hầu hết mọi người chấp nhận. Microsatellite có tính đa hình rất cao (cao nhất trong tất cả những dạng trình tự ADN lặp lại có trật tự đã nêu ở trên) và dạng microsatellite có tính đa hình cao nhất (dạng không bị ngắt quãng) được sử dụng trong nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau. Nhưng trong thực tế thì các microsatellite thường bị ngắt quãng, hoặc kết hợp giữa các loại trình tự lặp lại. Những chức năng rõ rệt của các trình tự như vậy vẫn còn chưa rõ ràng mặc dù người ta có tìm thấy chúng tồn tại giữa các vùng exon và có liên quan tới các bệnh di truyền
Sử dụng các chỉ thị phân tử để đánh giá đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền của các giống (quần thể) vật nuôi đã được thực hiện nhiều trên thế giới. Trong đó chỉ thị microsatellite là một trong những chỉ thị hữu hiệu và được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu nhằm đánh giá đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền của các giống (quần thể) vật nuôi. Trong vòng 15 năm trở lại đây rất nhiều các nghiên cứu sử dụng chỉ thị microsatellite để đánh giá đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền của các quần thể bò được thực hiện trên thế giới (Mac Hugh và cs,1998; Kantanen và cs, 2000; Chikhi và cs, 2004; Gautier và cs, 2007; Li và cs, 2007; Zhang và cs, 2007; Flury và cs, 2009; Sodhi và cs, 2011). Trong khi đó
những nghiên cứu nhằm đánh giá đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền ở các quần thể bò vàng địa phương ở Việt Nam còn chưa được thực hiện.