- Đàn bò Vàng Việt Nam đặc trưng nhất của giống ở nước ta nuôi tại tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên, Bà Rỵa Vũng Tàu; bò H’Mông nuôi tại Huyện tỉnh Hà Giang, bò U Đầu Rìu nuôi tại Nghệ An và giống bò Brahman nhập nội nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh là đàn giống lớn và đặc trưng nhất của giống được chọn để nghiên cứu. Tại mỗi tỉnh, chọn 1 huyện và 1 hoặc 2 xã có đàn bò mang các đặc điểm ngoại hình điển hình nhất dựa theo đặc điểm giống. Vì vậy, đàn bò chúng tôi triển khai nghiên cứu đảm bảo là đặc trưng nhất của giống ở mỗi tỉnh.
- Tại mỗi xã, xác định ngoại hình để chọn những cá thể biểu thị đặc trưng cho từng nhóm tại từng điểm được xác định bằng quan sát của tổ chuyên gia.
- Sau khi xác định được từng cá thể, cân khối lượng bằng cân điện tử với độ chính xác đến 0,01kg và đo một số chiều đo chính bằng thước giây và thước gậy: 30-100 cá thể/mỗi nhóm giống.
- Bộ số liệu được xử lý, phân tích, tính toán các tham số thống kê như trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM), sai số chuẩn (SE) của các chỉ tiêu khối lượng
(KL) và kích thước (KT) các chiều đo chính bằng chương trình PROC GLM (SAS,
1993).
- Phương pháp thử mức sai khác giữa các số trung bình được xác định bằng các Phương pháp thử thích hợp theo từng cách tính của mỗi chỉ tiêu:
+ Các số trung bình của các chỉ tiêu về khối lượng và các chiều đo được xác định bằng t cặp (Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải, 2002).
+ Màu sắc lông được xác định bằng Chi-Square (Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải, 2002).