Ở Việt Nam, việc sử dụng các chỉ thị sinh hoá (hệ thống đa hình protein trong máu) để nghiên cứu sai khác di truyền ở động vật nuôi đã được các tác giả Phan Cự
Nhân, Đặng Hữu Lanh, Tô Cao Ly... thực hiện vào những năm cuối của thập kỷ 70
và đầu thập kỷ 80 (Phan Cự Nhân, 1982). Mặc dù vậy các nghiên cứu mới chỉ thực hiện ở mức độ đơn giản do hạn chế về điều kiện trang thiết bị và kỹ thuật.
rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên, đa số những nghiên cứu trên vật nuôi được công bố đều chủ yếu tập trung xác định tính đa hình ADN ở một số gen bằng các kỹ thuật di truyền phân tử nhằm tìm ra những dấu chuẩn phân tử liên quan với các tính trạng sản xuất hữu ích như xác định kiểu gen Halothan ở lợn bằng kỹ thuật PCR- RFLP (Lê Minh Sắt và cộng sự, 1999), phân tích đa hình trình tự gen hormon sinh trưởng ở lợn (Nguyễn Văn Hậu và cộng sự, 2000), nghiên cứu sự đa hình gen RYR-1 và FSH ở một số giống lợn (Nguyễn Văn Cường và cộng sự, 2003), phân tích đa hình gen mã hóa thụ thể Oestrogen (ESR) ở lợn (Lê Thị Thuý và cộng sự, 2005), nghiên cứu sự sai khác di truyền gen hormon sinh trưởng của một số giống gà Việt Nam (Trần Xuân Hoàn, 2004). Những nghiên cứu này chủ yếu xác định kiểu gen và sự phân bố tần số các alen, chưa đánh giá tính đa dạng di truyền của các giống hay các quần thể vật nuôi.
Mới chỉ có một vài nghiên cứu được thực hiện với mục đích đánh giá đa dạng di truyền ở vật nuôi trong đó sử dụng kỹ thuật phân tích trình tự ADN và microsatellite như: Nông Văn Hải và cộng sự (1999), phân tích ADN ty thể gà Lôi; Ngô Kim Cúc và cộng sự (2006) sử dụng kỹ thuật microsatellite để phân tích đặc điểm di truyền của quần thể gà H’mông tại Sơn La; Nguyễn Thị Diệu Thuý và cộng sự (2007) phân tích tính đa dạng di truyền của một số giống lợn nội của Việt Nam và của Châu Âu bằng kỹ thuật microsatellite. Trong đó nghiên cứu của tác giả Ngô Kim Cúc và Nguyễn Thị Diệu Thuý được thực hiện hoàn toàn ở các phòng thí
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA MỘT SỐ NHÓM BÒ VÀNG VIỆT NAM