Khối lượng và kích thước của bò Vàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự khác biệt di truyền của các nhóm bò vàng địa phương bằng chỉ thị phân tử (Trang 33 - 41)

Kết quả nghiên cứu về bò Vàng Việt Nam trên các tỉnh được coi là đặc trưng nhất của giống được trình bày tại bảng 2.1 cho thấy khối lượng (KL) và kích thước (KT) các chiều đo chính của bò Vàng Việt Nam rất khác nhau.

KL trung bình của giống từ 2 đến 5 tuổi là 199,062,22kg, biến động từ

356kg đến 105kg. Kết quả này phù hợp với kết quả công bố về KL của Lê Quang

Nghiệp (1984) trong độ tuổi từ 24 đến 60 tháng tuổi.

Đối với KT một số chỉ tiêu chính của bò Vàng Việt Nam như dài thân chéo (DTC) được xác định ở nghiên cứu này là 111,710,61cm, cao nhất là 138cm và thấp nhất là 91cm; vòng ngực (VN) trung bình là 138,330,85cm, cao nhất là 176cm và thấp nhất là 108cm; các chỉ tiêu cao vây (CV) và cao khum (CK) trung bình là 115,450,31cm và 116,630,34cm và dài tai (DT) đạt trung bình 17,820,10cm, dài nhất là 21cm và ngắn nhất là 15cm. Kết quả này phù hợp với kết quả công bố về một số chiều đo chính trên bò Vàng Việt Nam của Lê Quang Nghiệp (1984) từ 24 đến 60 tháng tuổi.

Bảng 2.1: Kích thước một số chỉ tiêu chính của bò Vàng Việt Nam

Chỉ tiêu Số lượng

LSM SE MIN MAX

Khối lượng (kg) 327 199,06 2,22 105 356

Dài thân chéo

(cm) 185 111,71 0,61 91 138

Vòng ngực (cm) 187 138,33 0,85 108 176

Cao vây (cm) 184 115,45 0,31 96 120

Cao khum (cm) 184 116,63 0,34 97 122

Dài tai (cm) 151 17,82 0,10 15 21

KL của bò Vàng Việt Nam nuôi ở mỗi tỉnh một khác nhau (Bảng 2.2) có thể do mục tiêu chọn lọc hoặc do điều kiện khí hậu và nuôi dưỡng khác nhau. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy bò Vàng nuôi ở Hà Giang (H’mông) và bò U đầu rìu có KL lớn nhất (2905,22; 2914,41) tiếp đến là Nghệ An (221,705,03kg), bò Vàng Phú Yên (211,784,35kg), bò Lạng Sơn (209,264,74kg), bò Bà Rỵa-Vũng Tàu (191,986,47kg) và nhỏ nhất là bò Thanh Hoá, chỉ đạt 189,807,12kg. Sự sai khác giữa các giá trị trung bình về KL của các nhóm bò Vàng Việt Nam nuôi tại các tỉnh là rõ rệt (P<0,05).

Bảng 2.2: Khối lượng bò Vàng Việt Nam tại các tỉnh Nhóm bò Số lượng bò (con) LSM (kg) SE Lạng Sơn 58 209,26ac 4,74 Nghệ An 49 221,70ab 5,03 Phú yên 74 211,78bc 4,35 Thanh Hóa 50 189,80c 7,12 Bà Rỵa-Vũng Tàu 96 191,98c 6,47 Hà Giang (H’Mông) 100 290,14d 5,22 U đầu rìu 115 292,35d 4,41 164,05

Ghi chú: Các chữ khác nhau trên giá trị LSM trong cùng cột biểu thị sự sai khác

giữa chúng có ý nghĩa ở mức P<0,05

Xét theo giới tính, KL bò đực và bò cái của bò Vàng Việt Nam khác nhau rất rõ rệt (Bảng 2.3). KL trung bình của bò đực là 220,804,43kg, trong lúc đó bò cái chỉ là 189,102,42kg. Sự sai khác về giá trị trung bình KL giữa 2 giới tính là rất rõ rệt (P<0,01).

Bảng 2.3: Khối lượng bò Vàng Việt Nam theo giới tính

Giới tính Số lượng bò (con) LSM (kg) SE

Cái 244 189,10a 2,42

Ghi chú: Các chữ khác nhau trên giá trị LSM trong cùng cột biểu thị sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa ở mức P<0,05

Đánh giá theo giới tính của giống nuôi tại các tỉnh (Bảng 2.4) cho thấy KL của bò đực nuôi tại Nghệ An cao nhất, đạt tới 243,307,47kg, trong lúc đó bò đực Thanh Hoá chỉ đạt 195,1013,24kg. Đối với bò cái, KL bò Nghệ An cao nhất (200,006,74kg) và thấp nhất là bò Lạng Sơn (183,605,84kg). Sự sai khác giữa 2 giới tính trong mỗi tỉnh rõ rệt, nhưng giữa các tỉnh cùng giới tính không rõ rệt. Kết quả này phù hợp với công bố về KT một số chiều đo chính trên giống bò Vàng Việt Nam của Trần Đình Miên và Vũ Kính Trực (1966) và trên 2 giới tính đực và cái Vàng Việt Nam của Lê Quang Nghiệp (1984) từ 24 đến 60 tháng tuổi.

Bảng 2.4: Khối lượng bò Vàng Việt Nam theo giới tính của từng tỉnh

Nhóm bò Giới tính Số lượng bò (con) LSM (kg) SE Cái 36 183,60a 5,84 Lạng Sơn Đực 22 235,00bc 7,47 Cái 27 200,00a 6,74 Nghệ An Đực 22 243,30b 7,47 Cái 50 187,90a 4,95 Phú yên Đực 24 235,70b 7,15 Cái 43 184,40a 5,34 Thanh Hóa Đực 7 195,10ac 13,24

Cái 88 189,20a 3,73 Bà Rỵa-Vũng

Tàu Đực 8 194,70ac

12,38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: Các chữ khác nhau trên giá trị LSM trong cùng cột biểu thị sự sai khác

giữa chúng có ý nghĩa ở mức P<0,05

Nhóm bò Vàng Lạng Sơn

KL của giống bò Vàng Việt Nam nuôi tại Lạng Sơn từ 2 đến 5 năm tuổi là 209,264,74kg. Đối với từng giới tính, KL bò cái là 183,605,84kg và bò đực là 235,007,47kg. Kết quả này phù hợp với KL con cái có khối lượng 180-230 kg và con đực 300-350 kg (Lê Viết Ly và cộng sự, 1999).

Bò đực Lạng Sơn Bò cái Lạng Sơn

Bò Vàng Lạng Sơn có tầm vóc trung bình, kết cấu vững chắc, CV đạt 100- 104cm; DTC là 111-113cm; VN là 130-138cm. Kết quả này phù hợp với kết quả công bố về KT một số chiều đo chính trên đàn bò Vàng Lạng Sơn của Trần Đình Miên và Vũ Kính Trực (1966), trên cả 2 giới tính đực và cái của Lê Quang Nghiệp (1984) từ 24 đến 60 tháng tuổi và của Lê Viết Ly và cộng sự (1996).

Giống bò Vàng Thanh Hóa có tầm vóc nhỏ hơn so với các nhóm bò Vàng Việt Nam khác. Thân hình chữ nhật dài, đầu bò cái thanh hơn bò đực, sừng ngắn, trán phẳng hoặc hơi lõm, bò đực mõm ngắn hơn bò cái, mạch máu nổi rõ trên mặt, mắt to nhanh nhẹn. Cổ bò cái thanh và nhỏ hơn bò đực. Yếm của bò kéo dài từ hầu đến ức, da cổ, yếm có nhiều nếp nhăn nhỏ. Bò đực có u, tuy không to, song bò cái không có u; lưng hông thẳng, hơi rộng, bắp thịt nở nang; mông hơi xuôi, ngắn và lép. Ngực tương đối sâu nhưng lép, bụng to tròn, không sệ; bốn chân cứng cáp, thanh tú, hai chân trước thẳng, hai chân sau ở một số con có chạm kheo. Màu sắc lông da vàng tươi, da mỏng, lông mịn dài. Kết quả này phù hợp với công bố của Lê Viết Ly và cộng sự (1999).

Bò đực Thanh Hóa Bò cái Thanh Hóa

KL trung bình từ 2 đến 5 năm tuổi ở nghiên cứu này là 189,807,12kg, bò cái là 184,405,34kg và đực là 195,1013,24kg, trong lúc đó, KL trưởng thành ở bò cái là 180-200kg và bò đực là 250-320kg; CV là 100-102cm; VN là 124-130cm; DTC là 108-110cm. Kết quả này phù hợp với kết quả về KT trên đàn bò Vàng Thanh Hoá của Trần Đình Miên và Vũ Kính Trực (1966). Kết quả này thấp hơn so với kết quả công bố về KL và KT trên đàn bò Vàng Thanh Hoá trên cả 2 giới tính đực và cái của Lê Quang Nghiệp (1984) từ 24 đến 60 tháng tuổi và của Lê Viết Ly và cộng sự (1996). Bò Thanh Hoá đẻ sớm, phối giống lần đầu vào lúc 22-24 tháng

tuổi. Ưu điểm nổi bật của bò là chịu đựng tốt trong điều kiện dinh dưỡng thấp, chịu nóng tốt.

Nhóm bò Vàng Nghệ An

Kết quả nghiên cứu này cho thấy bò Nghệ An có tầm vóc lớn nhất trong số các nhóm bò Vàng Việt Nam, KL đạt tới 200,006,74 kg (bò cái) và 243,307,44kg (bò đực) từ 2 đến 5 tuổi. Kết quả này phù hợp với công bố về KL bò Vàng Nghệ An của Nguyễn Kim Đường (2008). Hình dáng đặc trưng là tiền thấp hậu cao ở bò cái và ngược lại ở bò đực là tiền cao hậu thấp. Màu lông vàng sẫm là chính, chiếm 75%, còn lại có màu vàng nhạt hoặc màu vàng đen. Da mỏng lông mịn. Đầu bò đực thô và đầu bò cái thanh. Trán rộng phẳng, thỉnh thoảng có con hơi lõm đỉnh trán hơi dô lên, mắt lồi, mõm rộng; tai to đưa ngang. Sừng bò đực hình búp măng mập, chỏm màu đen, chân sừng màu tro; sừng bò cái nhỏ, dài và cong về phía trước. Cổ bò đực dày, tròn, bò cái thanh và dài, yếm to kéo dài từ hầu đến xương mỏ ác. Bò đực có u vai cao hơn bò cái.

Bò đực Nghệ An Bò cái Nghệ An

Đối với nhóm bò Vàng Nghệ An, CV là 104-112cm, DTC là 115-125cm, VN là 139-155cm. Bò trưởng thành có KL là 230kg-320kg. Kết quả này phù hợp với kết quả công bố về KT một số chiều đo chính trên đàn bò Vàng Nghệ An của

đàn bò Vàng Nghệ An đối với 2 giới tính đực và cái ở nghiên cứu này cao, song nhìn chung cũng phù hợp với kết quả công bố của Lê Quang Nghiệp (1984) từ 24 đến 60 tháng tuổi.

Nhóm bò Vàng Phú Yên

Bò Vàng Phú Yên là đặc trưng cho giống bò Vàng Việt Nam vùng Duyên hải miền Trung. Bò Vàng Phú Yên có màu lông nâu-vàng toàn thân. Theo đánh giá của các chuyên gia chăn nuôi ở Việt Nam, bò Vàng Phú Yên là giống bò Vàng Việt Nam tốt nhất của nước ta. Bò Vàng Phú Yên được phân bố tại các tỉnh Duyên hải miền Trung từ Đà Nẵng, Quảng Nam đến Ninh Thuận, Bình Thuận. Bò Vàng Phú Yên thích nghi tốt trong điều kiện nóng, khô, thức ăn nghèo nàn của địa phương (Lê Xuân Cương và cộng sự, 1992). Bò phát triển cân đối, chắc chắn, đầu ngắn và nhỏ, dài thân và lưng rộng, ngực rộng và sâu. Bò có tầm vóc trung bình lớn, khối lượng cao hơn so với các bò địa phương Lạng Sơn, Bà Rỵa-Vũng Tàu, Thanh Hoá, song nhỏ hơn bò Nghệ An.

Bò đực Phú Yên Bò cái Phú Yên

KL bò Vàng Phú Yên từ 2 đến 5 năm tuổi trong nghiên cứu này của bò cái là 187,904,95kg và bò đực là 235,707,15kg. Kết quả này phù hợp với công bố 4 năm tuổi đạt 200-230 kg và 5 năm tuổi đạt 220-250 kg của Vũ Văn Nội và cộng sự

(1985). Kết quả này phù hợp với kết quả công bố về KL và KT một số chiều đo chính trên đàn bò Vàng Phú Yên đối với 2 giới tính đực và cái của Lê Quang Nghiệp (1984) từ 24 đến 60 tháng tuổi và của Lê Viết Ly và cộng sự (1996).

Do chất lượng giống bò Vàng Phú Yên tốt nên hiện đang được Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cùng Trung tâm Giống và kỹ thuật vật nuôi Phú Yên triển khai thực hiệnđề tài “Phát triển giống bò Vàng Phú Yên trở thành thương hiệu của tỉnh”.

Nhóm bò Vàng Bà Rỵa-Vũng Tàu

Nhóm bò Vàng Bà Rỵa-Vũng Tàu có thể đại diện cho giống bò Vàng Việt Nam nuôi tại vùng Đông Nam Bộ. Phân bố rộng ra tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh.

Bò đực Bà Rỵa-Vũng Tàu Bò cái Bà Rỵa-Vũng Tàu

Bò Bà Rỵa-Vũng Tàu có màu lông vàng, số ít có màu vàng sáng hoặc vàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cánh gián đậm. Tầm vóc to hơn các nhóm bò địa phương Thanh Hoá và Lạng Sơn,

nhưng nhỏ hơn nhóm bò Vàng Nghệ An và Phú Yên. KL trung bình từ 2 đến 5 tuổi của bò cái đạt 189,203,13kg và bò đực đạt 194,7012,38kg. Bò có yếm cổ ngắn. Kết quả này phù hợp với công bố của Lê Xuân Cương và cộng sự (1992).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự khác biệt di truyền của các nhóm bò vàng địa phương bằng chỉ thị phân tử (Trang 33 - 41)