0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Kết quả phân tích đa hình đoạn gen DGAT1

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ KHÁC BIỆT DI TRUYỀN CỦA CÁC NHÓM BÒ VÀNG ĐỊA PHƯƠNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ (Trang 129 -134 )

Kết quả nhân gen DGAT1

Kết quả điện di cho thấy, sản phẩm PCR nhân lên từ cặp mồi theo tác giả De

và cộng sự (2004) đều chỉ thu được băng ADN duy nhất có kích thước khoảng 405

bp và nằm trong đoạn exon 8 của gen DGAT1. Như vậy sản phẩm phản ứng PCR của chúng tôi tương đương với kết quả đã công bố. Điều đó cho thấy chúng tôi đã nhận được đúng các phân đoạn gen mong muốn từ các giống bò được sử dụng trong nghiên cứu.

Hình 5.6 : Kết quả kiểm tra sản phẩm PCR trên gel Agarose 2,5%

(giếng 1-11 : sản phẩm PCR; M : marker 10)

Kết quả cắt đoạn gen DGAT1 bằng enzym giới hạn CfrI

Sử dụng enzym giới hạn CfrI để cắt các sản phẩm PCR đoạn gen DGAT1, chúng tôi đã xác định kiểu gen DGAT1 của 528 cá thể bò sử dụng trong nghiên cứu. Thông qua phản ứng cắt nhờ enzym giới hạn CfrI nhằm phát hiện đa hình K232A DGAT1- một sự thay thế AA thành GC trên ADN ở vị trí 10433 và 10434 của exon 8 làm thay đổi axit amin lysine thành alanine ở vị trí 232 trong chuỗi polypeptit (AAG  GCG). Các nghiên cứu trước đây cho thấy đa hình gen ở phân đoạn này có ảnh hưởng rõ đến tính trạng chất lượng thịt ở bò

Qua kết quả thu được sau khi tiến hành phân tích trên các mẫu bò, chúng tôi thu được đầy đủ 2 alen là A (alen không có lợi) và C (alen co lợi). Thu được cả 3 kiểu gen ứng với 3 kiểu đa hình của gen DGAT1 là AA, AC và CC.

- Kiểu gen AA: Những cá thể bò mang kiểu gen AA là những cá thể đồng hợp tử, không có điểm cắt đa hình của enzym CfrI (enzym CfrI không cắt mạch nào của phân đoạn gen DGAT1), nên khi cắt bằng enzym này chỉ thu được 1 đoạn có kích thước 405 bp như chiều dài sản phẩm PCR.

- Kiểu gen CC: Khi điện di trên gel agarose thu được hai băng tương ứng là 175 bp và 230 bp. Trong trường hợp này enzym CfrI cắt mạch của phân đoạn gen DGAT1. Các cá thể bò có kết quả điện di thu được hai băng là các cá thể mang kiểu gen CC đồng hợp tử về vị trí cắt vì enzym CfrI cắt trên cả hai mạch của gen DGAT1.

- Kiểu gen AC: Khi điện di trên gel agarose thu được ba băng có kích thước tương ứng là 405 bp, 230 bp và 175 bp. Đây chính là kết quả thu được khi một mạch trên phân đoạn gen DGAT1 bị cắt bởi enzym CfrI, còn mạch kia không có điểm cắt đa hình của enzym CfrI nên không bị cắt bởi enzym này. Vì vậy kết quả chạy điện di thu được 3 băng với các kích thước tương ứng như trên.

Kết quả điện di phản ứng cắt sản phẩm PCR của gen DGAT1 bằng enzym CfrI trên gel agarose 2,5% ở một số mẫu bò thí nghiệm được thể hiện ở bảng 5.5 và hình 5.7

Bảng 5.5: Các kiểu gen DGAT1 khác nhau và độ dài các đoạn cắt enzyme tương ứng

Kiểu gen Độ dài đoạn cắt bởi enzyme CfrI (bp)

AA 405

CC 230, 175

Hình 5.7. Hình ảnh điện di kết quả cắt đoạn gen đoạn gen DGAT1 bằng enzym

CfrI (M: Thang ADN chuẩn 100 bp)

Tần số kiểu gen và tần số alen của gen DGAT1

Tần số kiểu gen và tần số alen gen DGAT1 ở các nhóm bò được thể hiện ở bảng 5.6

Bảng 5.6: Tần số kiểu gen và tần số alen của gen DGAT1 của các nhóm, giống bò

Kiểu gen Tần số alen %

Nhóm bò AA AC CC Số mẫu A C Bò vàng Hà Giang 77,3 (51) 15,1 (10) 7,6 (5) 66 85,0 15,0 Bò vàng Lạng Sơn 100 (66) 0 0 66 100 0,0 Bò vàng Thanh Hóa 98,5 (65) 1,5 (1) 0 66 99,0 1,0 AC AA AA AC AA AC AA CC M AC AA AC 405 bp 230 bp 175 bp

Bò vàng Nghệ An 98,5 (65) 1,5 (1) 0 66 99,0 1,0 Bò U đầu Rìu 93,9 (62) 6,1 (4) 0 66 97,0 3,0 Bò vàng Phú Yên 86,4 (57) 7,6 (5) 6,0 (4) 66 90,0 10,0 Bò vàng Bà Rịa 100 (66) 0 0 66 100 0,00 Bò Brahman 75,7 (50) 19,7 (13) 4,6 (3) 66 86,0 14,0 Tổng 482 34 12 528 95,0 5,0

Qua bảng 5.6 cho thấy có sự khác nhau nhỏ về mức độ đa hình các nhóm, giống bò được phân nhóm thành 3 mức độ khác nhau:

+ Nhóm 1 gồm: bò vàng Lạng Sơn, bò vàng Thanh Hóa, và bò vàng Bà Rịa- Vũng Tàu. Nhóm này có đặc điểm là chỉ có một kiểu gen đồng hợp AA, nghĩa là trên đoạn gen DGAT1 của cá thể bò không có điểm cắt của enzym CfrI và là nhóm mang gen DGAT1 ít đa hình nhất.

+ Nhóm 2 gồm: bò vàng Thanh Hóa, Nghệ An và bò vàng U đầu rìu chỉ xuất hiện 2 kiểu genđồng hợp AA và kiểu gen dị hợp AC.

+ Nhóm 3 gồm: bò vàng Hà Giang, bò vàng Phú Yên và bò Brahman. Nhóm bò này xuất hiện đầy đủ cả 3 kiểu gen: kiểu gen đồng hợp AA, kiểu gen dị hợp AC, kiểu gen đồng hợp CC.

Tần số alen C có lợi đối với tính trạng mỡ giắt xuất hiện ở các nhóm bò vàng Việt Nam dao động từ 1-15%, alen A không có lợi xuất hiện với tần số cao và dao động trong khoảng từ 85-100%. Kết quả nghiên cứu thu được của chúng tôi có sự khác biệt về tần số kiểu gen và tần số alen so với kết quả nghiên cứu của Spelman

và cộng sự (2002); Thaller cộng sự (2003), Bennewitz và cộng sự (2004); Kaupe và cộng sự (2007); Banos cộng sự (2008); Oikonomou và cộng sự (2009) khi phân tích tần số 2 alen A và C) trên các quần thể bò Hostein cho thấy tần số alen C tương đối cao (40-50%). Đặc biệt nghiên cứu của Gautier và cộng sự (2007); Naslund và cộng sự (2008) cho thấy tần số alen C thậm chí cao hơn tần số alen A quần thể bò Holstein Pháp, tương ứng là 63,0% và 37,0%. Trên quần thể bò Hoslstein Thụy Điển tần số alen C và A tương ứng là 86,0 % và 14%. Trong khi đó tần số alen C trong các nhóm bò Việt Nam là rất thấp, trùng bình là 5%

Sử dụng phương pháp phân tích thống kê χ2 cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa giữa tần số alen A và tần số alen C ở nhóm bò vàng Hà Giang, Phú Yên và Brahman với các nhóm bò còn lại .

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ KHÁC BIỆT DI TRUYỀN CỦA CÁC NHÓM BÒ VÀNG ĐỊA PHƯƠNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ (Trang 129 -134 )

×