Một số nhóm bò vàngViệt Nam khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự khác biệt di truyền của các nhóm bò vàng địa phương bằng chỉ thị phân tử (Trang 41 - 52)

Ngoài những nhóm bò Vàng nêu trên, còn có một số nhóm giống biểu thị đặc điểm ngoại hình khác so với giống bò Vàng Việt Nam, tiêu biểu nhất là hai nhóm bò Vàng H’Mông và U Đầu Rìu.

Nhóm bò Vàng Hà Giang (H’Mông)

Nhóm bò H’Mông có nguồn gốc từ sự lai tạp giữa 2 dòng bò không u (Bos Taurus) và có u (Bos indicus) (Phạm Doãn Lân và cộng sự, 2008a) và đã được thuần hóa, chọn lọc, nuôi dưỡng tạo nên bò thích ứng tốt với điều kiện lạnh khô vùng núi cao của người H’Mông. Phân bố nhiều vùng núi cao phía Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang,... bò H’mông là một nhóm bò được dân tộc thiểu số Hmông nuôi tập trung nhất tại các huyện vùng cao Hà Giang. Vì vậy, Hà

Giang được xem là xứ sở nguồn gốc của giống bò Vàng H’Mông.

Bò đực H’Mông Bò cái H’Mông

Bò H’Mông có tầm vóc lớn hơn so với các nhóm giống bò Vàng nội khác. Kết luận này trùng hợp với công bố của Nguyễn Văn Niêm và cộng sự (1999). Bò H’Mông có ngoại hình cân đối, cao to, cấu tạo chắc chắn, linh hoạt. Phần lớn bò màu vàng tơ, một số ít màu cánh gián xẫm, da mỏng, lông mịn. Bò đực có u vai to, cao, có yếm rộng, đuôi dài. Bò cái có bầu vú to cân đối, núm vú đều, thẳng hàng. Đỉnh trán có u gồ (91%), một số ít có trán lõm hoặc rộng phẳng, đôi khi hơi lõm hoặc gồ lên. Hai tai nhỏ vểnh lên, sừng hướng về phía trước và vểnh ra hai bên,

ngắn hoặc mọc nhú lên xù xì. Bò đực trông hung dữ, bò cái có dáng thanh, đầu nhẹ, sống mũi thẳng, truớc hẹp, phía mông rộng hơn.

Nhóm bò này có khả năng chịu đựng điều kiện nuôi kham khổ, sản xuất cao, tầm vóc lớn, phẩm chất thịt thơm ngon. Nhận thấy được đặc điểm quý của giống bò này, từ những năm 90 của thế kỷ trước một số tác giả đã nghiên cứu để khai thác giống bò này. Bò Vàng H’mông chịu được điều kiện khắc nghiệt của vùng cao núi đá như khí hậu lạnh giá của mùa đông, địa hình hiểm trở, độ dốc cao, đặc biệt là khan hiếm nước, nhất là vào mùa khô và thiếu thức ăn. Đặc điểm ngoại hình nổi bật của bò Vàng H’Mông là đôi mắt và lông mi hoe vàng, xung quanh hố mắt màu trắng sáng.

Theo Nguyễn Văn Niêm và cộng sự (1999), KL sơ sinh của bê bò H’Mông là 15-16kg; 2 năm tuổi bò đực đạt 233-275kg và bò cái đạt 212-220kg; 5 tuổi đạt 250-270kg (bò cái) và 293-388kg (bò đực); trưởng thành bò đực đạt 400-450 kg và bò cái đạt 250-280 kg. Tỉ lệ thịt xẻ đạt 52,12 %, tỉ lệ thịt tinh đạt 40,33% cao hơn so với các nhóm khác của giống bò Vàng Việt Nam (42% và 33%). Thịt bò H’Mông thơm ngon, mềm, rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Bò cái động dục lần đầu lúc 20-22 tháng tuổi và đẻ lứa đầu 33-35 tháng.

Hiện nay ở vùng cao, bò H’Mông được nuôi nhốt tại chuồng là chính với các loại thức ăn gồm cỏ tự nhiên, cây ngô già, rơm, lá rừng và cỏ trồng như cỏ goatemala hoặc cỏ voi. Điều tra tại Thài Phìn Tủng, Đồng Văn, Hà Giang cho thấy, thức ăn của bò ở đây chủ yếu là các loại lá rừng được thu hái từ núi cao, cho vào gùi vận chuyển về băm ra rồi trộn thêm ít cám gạo hoặc bột ngô cho bò ăn. Vì vậy, ở Hà Giang người ta thường nói, người Mông “nuôi bò trên lưng”. Tất cả các loại thức ăn xanh thô, trước khi cho bò ăn được cắt ngắn 10-12cm. Thức ăn thô trộn với

nước vo gạo, muối hoặc ít bột ngô. Do vậy, thức ăn nuôi bò tuy hiếm nhưng mức

Do tình trạng nuôi nhốt và điều kiện địa lý núi cao, giao thông khó khăn, ít có cơ hội để bò đực và bò cái xa huyết thống gặp nhau là nguyên nhân chính dẫn đến sự thoái hóa giống ở vùng cao này. Mặt khác, đang diễn ra quá trình chọn lọc ngược tức là những bò đực tầm vóc lớn, tiêu biểu của nhóm bò Vàng vùng cao thì đưa ra chợ bán để được nhiều tiền. Những bò đực nhỏ con, kém chất lượng thì giữ lại cày kéo và làm giống.

Bò H’Mông là một trong những vật nuôi bản địa được thuần hoá, chọn lọc, nuôi dưỡng từ lâu đời của người H’Mông, đã đáp ứng tốt với điều kiện khí hậu khô rét của vùng cao và rất có giá trị về văn hoá đồng thời mang tính đặc hữu của tỉnh Hà Giang. Nguồn gốc của bò H’Mông nuôi tại tỉnh Hà Giang đã được Phạm Doãn Lân (2010) xác định là từ sự lai tạp giữa hai loài phụ Bos taurus (bò không u) và

Bos indicus (bò có u). Trong đó, tỷ lệ bò có nguồn gốc thuộc loài phụ Bos taurus

Bos indicus tương ứng là 46% và 54%.

Hiện tại, bò H’Mông nuôi tại Hà Giang là một trong những đối tượng được nhà nước tập trung cho công tác bảo tồn đặc biệt. Vì vậy, những thông tin về hiện trạng và đặc điểm ngoại hình của quần thể bò H’Mông này là rất cần thiết và quan trọng để hoạch định các chiến lược bảo tồn bền vững, khai thác hiệu quả thông qua chọn lọc, nhân thuần và lai tạo giống.

Màu sắc lông của bò H’Mông

Kết quả nghiên cứu trên bò H’Mông nuôi tại Hà Giang cho thấy màu sắc lông rất đa dạng, trong đó màu vàng chiếm tỷ lệ cao nhất (80%), màu đen chiếm 19% và màu xám ít nhất, chỉ chiếm 1% (Bảng 2.5). Mức độ sai khác giữa các giá trị trung bình về màu sắc của giống bò H’Mông nuôi tại Hà Giang rất rõ rệt (P<0,001). Kết quả này không phù hợp với công bố của Phạm Doãn Lân và cộng sự (2008), Phạm Doãn Lân (2010) trên tất cả các nhóm giống bò vàng địa phương nuôi tại Hà Giang với kết quả được công bố là màu sắc lông rất đa dạng, trong đó màu vàng chiếm tỷ

lệ cao nhất, đạt tới 36%, tiếp đó là màu đỏ cánh gián chiếm 22%, vàng hoe chiếm

21%, màu đen chiếm 15%, màu đen và đỏ chiếm 3%, màu đen - vàng chiếm 2% và

màu vàng - trắng thấp nhất, chỉ chiếm 1%.

Bảng 2.5: Màu sắc lông của bò H’Mông

Màu sắc lông Tần suất Tỷ lệ (%)

Đen 19 19

Vàng 80 80

Xám 1 1

Khối lượng và kích thước một số chỉ tiêu chínhcủa bò H’Mông

KL và KT một số chỉ tiêu chính của bò H’Mông được trình bày tại Bảng 2.6. KL trong quá trình sinh trưởng của bò qua các tháng không có sự khác biệt nhiều so với bò Vàng Việt Nam. KL trung bình của bò H’Mông là 290,145,22kg, biến động trong phạm vi 164-388kg. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly và cộng sự (1999). Theo Phan Văn Kiểm và cộng sự (2008), KL bò đực H’Mông từ 3 đến 4 tuổi biến động trong phạm vi 382-441kg.

DTC trung bình của giống là 123,340,89cm. VN, CV và CK trung bình lần lượt là 154,870,96; 118,450,47cm và 117,010,43cm. DT của nhòm bò này là 19,040,18cm. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phan Văn Kiểm và cộng sự (2008) trên đàn bò đực H’Mông từ 3 đến 4 tuổi.

Bảng 2.6: Khối lượng và kích thước một số chỉ tiêu chính của bò H’Mông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu n LSM SE Min Max

Khối lượng (kg) 100 290,14 5,22 164,05 388,48

Dài thân chéo

(cm) 100 123,34 0,89 105,19 144,53

Vòng ngực (cm) 100 154,87 0,96 135,10 180,40

Cao vây (cm) 100 118,45 0,47 106,15 130,18

Cao khum (cm) 100 117,01 0,43 109,05 127,10

Dài tai (cm) 100 19,04 0,18 15,54 23,50

Phân tích riêng theo giới tính, bò H’Mông đực có KL và KT một số chỉ tiêu chính lớn hơn so với bò cái rõ rệt (P<0,01).

KL trung bình của bò H’Mông ở giới tính đực là 294,987,97kg và ở giới tính cái là 286,506,93kg. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly và cộng sự (1999), nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phan Văn Kiểm và cộng sự (2008) trên đàn bò đực H’Mông từ 3 đến 4 tuổi.

DTC trung bình của bò H’Mông đối với giới tính đực và cái tương ứng là 123,771,36cm và 123,011,118cm. Trong khi đó, VN trung bình hai giới tính đực và cái là 154,581,48cm và 155,081,28cm. CV trung bình của bò H’Mông giới tính đực và cái là 118,140,72cm và 118,680,62cm, trong lúc đó CK trung bình của giới tính đực và cái là 116,780,66cm và 117,190,57cm. Dài tai trung bình của bò H’Mông ở giới tính đực là 19,140,28cm và giới tính cái là

18,970,25cm. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phan Văn Kiểm và cộng sự (2008) trên đàn bò đực 3 và 4 tuổi.

Bảng 2.7: Khối lượng và kích thước một số chỉ tiêu theo giới tính của bò H’Mông

Chỉ tiêu Giới tính Số lượng bò LSM SE

Cái 57 286,50 6,93

Khối Lượng (kg)

Đực 43 294,98 7,97

Cái 57 123,01 1,18

Dài Thân Chéo (cm)

Đực 43 123,77 1,36 Cái 57 155,08 1,28 Vòng Ngực (cm) Đực 43 154,58 1,48 Cái 57 118,68 0,62 Cao Vây (cm) Đực 43 118,14 0,72 Cái 57 117,19 0,57 Cao Khum (cm) Đực 43 116,78 0,66 Cái 57 18,97 0,25 Dài tai (cm) Đực 43 19,14 0,28

Nhóm bò U Đầu Rìu

Bò U đầu Rìu nuôi tại Nghệ An là gia súc lớn nhai lại, thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài bò (Bos indicus) (Lê Viết Ly và cộng sự, 1999). Sỡ dĩ có tên gọi là bò U đầu Rìu vì bò đực có u vai hình giống như đầu của cái rìu, một dụng cụ người dân sử dụng để chặt cây, bổ củi. Giống bò U đầu Rìu có đặc điểm nổi bật khác biệt với các nhóm khác của giống bò Vàng Việt Nam.

Từ lâu đời, bò U Đầu Rìu được nhân dân địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh chọn lọc nuôi dưỡng theo phương thức riêng biệt phù hợp với điều kiện sinh thái và mục đích sử dụng cày kéo và cung cấp thịt. Phân bố rải rác ở Nghệ An và Hà Tĩnh, nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Số lượng bò U Đầu Rìu hiện nay ước đoán có vài chục ngàn con. Bò thích ứng tốt với điều kiện nóng, khô, dinh dưỡng quá thấp. Nhiệt độ trung bình năm 23,90c, cao nhất 420C; thấp nhất 60c, ẩm độ trung bình 86%, thấp nhất 31%. Lượng mưa trung bình năm là 1900-3009mm.

Đặc điểm nổi bật nhất về ngoại hình của bò U Đầu Rìu là ngoài u vai hình giống như đầu của cái rìu, màu sắc lông nâu nhạt đến màu vàng. Một số bò đực u vai có màu đen. Cấu tạo thể hình cân đối, chắc chắn, dạng thanh săn. Mặt thanh, sừng ngắn to ở bò đực, nhỏ ở bò cái; tai nhỏ, thẳng, yếm thẳng và gọn; lông thưa, ngắn và mịn, màu sắc lông biến đổi từ nâu đậm cánh gián đến màu vàng. Đuôi dài, chỏm đuôi có màu đen. ở bò đực có u vai hình đầu rìu. Bò U Đầu Rìu có kích thước trung bình so với bò Vàng ở nước ta. Bò cái dáng thanh, lép mình.

Bò đực U Đầu Rìu Bò cái U Đầu Rìu

Bò U Đầu Rìu có tuổi thành thục sinh dục 18-20 tháng, tuổi phối lứa đầu 22- 24 tháng, tuổi đẻ lứa đầu 33-34 tháng. Khoảng cách hai lứa đẻ của bò u đầu rìu là 14,32 tháng, chứng tỏ bò mắn đẻ, sau khi bò đẻ 3-4 tháng đã động dục và có thể cho phối giống. Bò đực 10-12 tháng tuổi đã biết theo bò cái khi động dục, 12- 15 tháng tuổi có phản xạ nhảy cái; 15-18 tháng tuổi có khả năng nhảy cái phối giống; 18-24 tháng tuổi trở lên đã có phản xạ nhảy cái phối giống ổn định. Thời gian làm việc sung sức nhất của đực giống từ 2-5 năm (Lê Viết Ly và cộng sự, 1999).

Khối lượng và kích thước một số chỉ tiêu chính của bò U Đầu Rìu

KL trong quá trình sinh trưởng của bò qua các tháng không có sự khác biệt nhiều so với bò Vàng Việt Nam. KL trung bình của bò U Đầu Rìu Nghệ An là 292,354,41kg, biến động trong phạm vi 142-387kg. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Học viện Nông Lâm (1962) và của Lê Viết Ly và cộng sự (1999) công bố là 324kg ở tuổi trưởng thành, song tương đương so với công bố ở tuổi trưởng thành (At Lát, 2004).

Bảng 2.8: Khối lượng và kích thước một số chỉ tiêu chính của bò U Đầu Rìu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Số lượng

bò LSM SE Min Max

Khối Lượng (kg) 115 292,35 4,41 142 387

Dài Thân Chéo (cm) 121 123,27 0,75 103 146

Vòng Ngực (cm) 121 157,00 0,91 128 178

Cao Vây (cm) 121 115,99 0,41 102 130

Cao Khum (cm) 120 118,03 0,38 104 132

Dài Tai (cm) 121 20,70 0,92 15 30

DTC trung bình của bò U Đầu Rìu Nghệ An là 123,270,75cm, biến động trong phạm vi 103-146cm. Trong khi đó, VN trung bình là 157,000,91cm, biến động trong phạm vi 128-178cm. CV và CK trung bình là 115,990,41cm và 118,030,38cm, tương ứng. Dài tai trung bình là 20,700,92cm, biến động trong phạm vi 15-30cm. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly và cộng sự (1999) công bố CV là 113,5cm và DTC là 122,1cm và của Nguyễn Văn Niêm và Lê Viết Ly (2006).

Khối lượng và kích thước một số chỉ tiêu chính theo giới tínhcủa bò U Đầu

Rìu

KL trung bình của bò U Đầu Rìu giới tính đực và cái là 299,293,73kg và 185,2914,63kg. KL trưởng thành ở bò cái là 190-230kg và bò đực là 270-350kg. Sự

sai khác về KL giữa 2 giới tính là rõ rệt. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Học viện Nông Lâm (1962) và At Lát (2004).

DTC trung bình của bò U Đầu Rìu Nghệ An đối với giới tính đực và cái tương ứng là 124,080,71cm và 110,142,86cm. Trong khi đó, VN trung bình hai giới tính đực và cái là 158,160,83cm và 138,143,37cm. CV trung bình của bò U Đầu Rìu Nghệ An giới tính đực và cái là 118,250,41cm và 113,711,65cm, trong lúc đó CK trung bình của giới tính đực và cái là 120,320,38cm và 115,431,51cm. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Học viện Nông Lâm (1962) là CV ở bò đực 113-125cm và bò cái 103-105cm, DTC là 155-157cm ở con đực và 109-111cm ở bò cái. Dài tai trung bình của bò U Đầu Rìu Nghệ An ở giới tính đực là 20,850,95cm và giới tính cái là 18,293,85cm.

Bảng 2.9: Khối lượng và kích thước một số chỉ tiêu chính theo giới tính

Chỉ tiêu Giới tính Số lượng bò LSM SE

Cái 7 185,29a 14,63

Khối Lượng (kg)

Đực 108 299,29b 3,73

Cái 7 110,14a 2,86

Dài Thân Chéo (cm)

Đực 114 124,08b 0,71 Cái 7 138,14a 3,37 Vòng Ngực (cm) Đực 114 158,16b 0,83 Cái 7 113,71a 1,65 Cao Vai (cm) Đực 114 118,25b 0,41

Cái 7 115,43a 1,51 Cao Khum (cm) Đực 113 120,32b 0,38 Cái 7 18,29a 3,85 Dài Tai (cm) Đực 114 20,85a 0,95

Ghi chú: Các chữ khác nhau trên giá trị LSM trong cùng cột biểu thị sự sai khác

giữa chúng có ý nghĩa ở mức P<0,05

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự khác biệt di truyền của các nhóm bò vàng địa phương bằng chỉ thị phân tử (Trang 41 - 52)