0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ CÁC GEN LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG THỊT

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ KHÁC BIỆT DI TRUYỀN CỦA CÁC NHÓM BÒ VÀNG ĐỊA PHƯƠNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ (Trang 26 -27 )

Hiện nay, việc ứng dụng các thị phân tử nhằm chọn lọc các giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao đang rất được quan tâm. Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa kiểu gen và các tính trạng kinh tế như chất lượng thịt, tốc độ tăng trưởng ... đặc biệt là sự thay đổi trong cấu trúc gen dẫn đến làm thay đổi các tính trạng theo hướng có lợi hay không có lợi có thể được phát hiện nhờ các kỹ thuật di truyền phân tử vì vậy đã góp phần đẩy nhanh quá trình chọn lọc và lai tạo giống.

Khoảng 200 chỉ thị di truyền ở bò hiện nay đang được đánh giá bởi dự án Liên minh châu Âu (GeMQual), tại đó các ứng cử gen liên quan đến tính trạng chất lượng thịt được đánh giá ở 15 giống khác nhau của châu Âu. Các tính trạng được nghiên cứu nhiều nhất là độ mềm và mỡ giắt (vân mỡ) ở thịt. Một số đa hình các nucleotide đơn đã được xác định liên kết với độ mềm thịt (Page và cs, 2002;

Costello và cs, 2007; Schenkel và cs, 2005; Casas và cs, 2006) và mỡ giắt (Thaller và cs, 2003; Barendse và cs, 2004; Schenkel và cs, 2006°; Schenkel và cs, 2006b).

Chất lượng thịt bò liên quan đến độ mềm và độ mỡ giắt là một chỉ tiêu rất được chú trọng trong công tác chọn tạo giống bò thịt hiện nay do nhu cầu đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của thị trường. Một số gen liên quan đến chất lượng thịt

bò đã được xác định như: DGAT1, TG5, Calpain và CAST-T1. Tác giả Barendse

và cộng sự (2004) khi phân tích sự đa hình của gen TG5 và đánh giá mối liên hệ với tỷ lệ mỡ giắt trên một số giống bò đã thấy rằng có sự tương quan dương giữa sự đa hình với chất lượng thịt, từ đó tác giả đã khuyến cáo rằng có thể sử dụng gen này như một chỉ thị phân tử trong chọn giống bò thịt. Tương tự tác giả Winter và Taniguchi và cộng sự (2004) cũng chỉ ra rằng có sự ảnh hưởng của tính đa hình gen DGAT1 và TG5 đến tính trạng mỡ giắt và độ mềm của thịt. Sự thay đổi trình tự nucelotide của những gen này dẫn đến tạo thành các alen làm tăng hay giảm độ mềm thịt có thể phát hiện được bằng các kỹ thuật di truyền như PCR-RFLP hay giải trình tự gen. Hiện nay, việc kiểm tra di truyền đối với các chỉ thị (marker) liên quan đến độ mềm của thịt đã trở thành thương mại (http://www.igenity.com; http://www.bovingen.com) và đang được ứng dụng nhằm xác đinh kiểu gen mong muốn phục vụ công tác lai tạo giống bò thịt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ KHÁC BIỆT DI TRUYỀN CỦA CÁC NHÓM BÒ VÀNG ĐỊA PHƯƠNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ (Trang 26 -27 )

×