Các phương pháp định lượng vitaminD

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ vitamin D (25-OH) trong huyết thanh ở bệnh nhân xơ gan (Trang 33 - 34)

25(OH)D được sử dụng để đánh giá tình trạng vitamin D trong huyết thanh. 25(OH)D là chất chuyển hóa lưu hành chính của vitamin D có thời gian bán hủy là 2-3 tuần, nó phản ánh sản xuất vitamin D trong da cũng như các hình thức bổ xung khác từ chế độ dinh dưỡng. Hầu hết vitamin D [25(OH)D] đo được trong huyết thanh là vitamin D3 [25(OH)] trong khi vitamin D2 [25(OH)] chỉ đạt nồng độ có thể đo được ở bệnh nhân dùng thực phẩm bổ sung vitamin D2, vitamin D2 được xem ít có hoạt tính hơn. Tuy nhiên nó không phản ánh vitamin D lưu trữ trong các mô cơ thể. 1,25(OH)2D thường không được sử dụng để xác định tình trạng vitamin D vì nó có thời gian bán hủy ngắn khoảng 4-6 giờ và được quy định chặt chẽ bởi hormon tuyến cận giáp, canxi và phosphate sao cho nó không bị giảm cho đến khi tình trạng thiếu vitamin D được cải thiện.

Nồng độ 25(OH)D trong huyết thanh phụ thuộc nhiều yếu tố như chủng tộc, địa dư, điều kiện kinh tế xã hội… và các phương pháp định lượng khác nhau. Cho nên trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn về nồng độ tối ưu của 25(OH)D huyết thanh.

Phân loại của Holick 2007: Nồng độ 25(OH)D. < 10 ng/ ml: thiếu nặng.

10-20 ng/ ml: thiếu vừa. 20-30ng/ ml: thiếu nhẹ. ≥ 30 ng/ml: bình thường

Hiện nay trên thế giới có một số phương pháp được sử dụng để xác định nồng độ 25(OH)D trong huyết thanh.

- Phương pháp miễn dịch phóng xạ.

- Phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang. - Sắc ký lỏng cao áp.

Phương pháp sắc ký lỏng cao áp chính xác nhất nhưng tốn kém, phương pháp miễn dịch phóng xạ độc hại. Do vậy phương pháp miễn dịch điện hoá phát quang hiện được sử dụng phổ biến nhất.

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ vitamin D (25-OH) trong huyết thanh ở bệnh nhân xơ gan (Trang 33 - 34)