Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế đối vớicác DN thuộc

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 77 - 81)

thuộc Cục thuế Nghệ An.

Công tác quản lý thuế liên quan đến nhiều ngành ,nhiều cấp, nhiều đối tượng, đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền phải thực sự quan tâm chỉ đạo; phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan, thì công tác này mới đạt được hiệu quả.

Trong những năm qua, việc thực hiện thu thuế các doanh nghiệp thuộc Cục thuế Nghệ An quản lý, tuy chưa hoàn thành dự toán giao, tuy nhiên đạt được tốc độ tăng thu khá, đóng góp quan trọng vào thu ngân sách của Tỉnh. Mặc dầu vậy, ý thức chấp hành pháp luật về thuế của một bộ phận người nộp thuế còn hạn chế; hiện tượng thất thu thuế, nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế tại một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn; sự phối hợp của các ngành các cấp với cơ quan Thuế trong công tác quản lý thuế, trong việc tuyên truyền pháp luật thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, xử lý các vi phạm pháp luật về thuế... theo quy định của Luật quản lý thuế có lúc, có nơi chưa thường xuyên, chặt chẽ, làm giảm hiệu quả của công tác quản lý thuế; một số địa phương chưa quan tâm quản lý, khai thác nguồn thu từ tài nguyên, đất đai; tình trạng chuyển giá làm giảm các nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật còn lớn; tình trạng đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, lậu thuế vẫn còn xẩy ra dưới nhiều hình thức và ngày càng phức tạp.

Để thực hiện tốt công tác chống thất thu và giảm nợ đọng thuế, trước hết ngành thuế cần thực hiện được các mục tiêu chủ yếu như:

- Ngăn chặn và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh, tạo sức lan toả, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, của cán bộ thuế, cơ quan thuế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả đối với công tác quản lý thuế.

- Tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng cho người nộp thuế thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, góp phần thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

- Đảm bảo các khoản thu ngân sách phải được thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị thu ngân sách nhà nước, tạo nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của Tỉnh.

Với các mục tiêu đã đặt ra, Cục thuế cần thực hiện một số giải pháp như:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức cho mọi tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác chấp hành pháp luật về thuế, coi việc thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, cần biểu dương kịp thời, khen thưởng đúng mức đối với những doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đồng thời phê phán, đấu tranh và có những biện pháp mạnh đối với những đơn vị vi phạm pháp luật về thuế.

- Tiếp tục rà soát lại chất lượng cán bộ trong ngành tại địa phương, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ. Từng bước thực hiện đề án tinh giảm biên chế của Tổng cục thuế theo hướng xây dựng một bộ máy gọn nhẹ, hiệu lực với những cán bộ có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất, tư cách, đạo đức. Đẩy mạnh công tác luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác tại cơ quan thuế các cấp. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, bảo đảm động viên, quan tâm kịp thời đối với những cá nhân có đầy đủ uy tín, năng lực, trình độ, đạo đức và nỗ lực vì sự nghiệp của cơ quan thuế.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, nắm chắc các nguồn thu và số lượng người nộp thuế trên địa bàn. Chú trọng công tác phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu, đặc biệt phân tích cụ thể nguyên nhân tác động làm tăng, giảm nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu, từ đó tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu và dự báo thu hàng tháng, hàng quý sát đúng với thực tế phát sinh.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thu thuế theo hướng công bằng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện đúng pháp luật thuế. Tổ chức triển khai thực hiện tốt có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Thuế Thu nhập DN…

- Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan liên quan rà soát, đối chiếu để xác định chính các số đơn vị đang hoạt động, ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích. Tăng cường kiểm tra ổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh để đưa vào diên quản lý thuế. Phát hiện và xử lý kịp thời những hiện tượng lợi dụng chính sách thuế để hoàn thuế không đúng đối tượng, sai mục đích. Tổ chức thu đầy đủ, kịp thời vào NSNN đối với các khoản thu được gia hạn đến thời hạn nộp.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế, trong đó, tập trung đối với các doanh nghiệp có hoạt động liên kết, doanh nghiệp lỗ có dấu hiệu chuyển giá; DN có rủi ro về thuế cao; các DN kinh doanh thương mại điện tử. Tổ chức thực hiện thu đầy đủ, kịp thời NSNN các khoản thu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.

- Tập trung chỉ đạo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đảm bảo thực hiện đúng, đủ các biện pháp quản lý nợ đối với người nộp thuế còn nợ thuế theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và quy trình quản lý nợ thuế, không để phát sinh thêm nợ thuế mới. Sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý nợ thuế, ban hành quy trình thay thế quy trình cưỡng chế nợ thuế.

- Tăng cường công tác hoàn thuế, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, chính sách pháp luật thuế của nhà nước. Kiểm soát chặt chẽ số chi hoàn thuế Giá trị gia tăng, đảm bảo theo dự toán chi hoàn thuế Giá trị gia tăng.

- Khai thác rộng rãi dịch vụ đối chiếu chéo bảng kê hóa đơn trong toàn hệ thống. Hoàn thành đề án cấp mã chống giả hóa đơn. Nâng cao một bước việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hóa đơn nhằm hạn chế các hành vi gian lận hóa đơn, chống gian lận thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho DN và đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

- Tăng cường công tác kê khai thuế qua mạng internet theo hướng mở rộng đối tượng tham gia và chú trọng chất lượng, hạn chế tối đa việc gửi các báo cáo giấy. Phấn đấu hết năm 2014, hơn 90% người nộp thuế là DN thực hiện nộp tờ khai thuế điện tử, mở rộng việc triển khai nộp thuế điện tử, phấn đấu giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế cho cá nhân, tổ chức và DN.

- Nâng cao một bước về công tác quản lý thuế đối với các DN lớn, trong đó tập trung vào các mặt công tác chính như: thực hiện chức năng điều phối, hướng dẫn, hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra, nhấn ạnh công tác điều phối thanh tra, kiểm tra; Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý thuế đối với các DN lớn…

- Chú trọng công tác kiểm tra nội bộ, tập trung kiểm tra vào công tác miễn, giảm thuế; giãn nộp thuế, xóa nợ thuế; gia hạn thuế và những đơn vị phát sinh nhiều đơn thư khiếu tố… Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc đầu tư, mua sắm tài sản, vật tư và chi tiêu tài chính nói chung cũng như việc tuyển dụng, đề bạt, nâng lương, khen thưởng và kỷ luật cán bộ.

- Về quy trình nghiệp vụ: Thực hiện yêu cầu hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế của cấp trên , đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo

điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế; quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế để phục vụ cho công tác quản lý thuế theo rủi ro; xây dựng sổ tay nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế; tổ chức nghiên cứu, xây dựng các chuyên đề quản lý thuế chuyên sâu như chuyên đề quản lý giá chuyển nhượng, chuyên đề quản lý thuế đối với kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn,...

- Tổ chức, đánh giá tổng kết công tác chống thất thu, nợ đọng thuế để xác định thất thu thuế, nợ đọng thuế nằm ở khu vực nào, lĩnh vực kinh doanh nào, đối tượng nộp thuế nào để lập danh sách các doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra, tập trung thu nợ thuế. Tập trung vào sáu lĩnh vực chủ yếu: kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá; hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT; thu thuế với lĩnh vực bất động sản, thuế thuê và sử dụng đất; quản lý thu thuế đối với hàng hoá mậu biên theo Quyết định 139/2009/QĐ- TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ ở các địa phương có biên giới đường bộ; chống thất thu đối với kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch. khai thác mỏ; chống thất thu thuế với loại hình kinh doanh mới phát sinh như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng,...

- Triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật; thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt tập trung công tác thanh tra đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp; đẩy manh việc ứng dụng và phát triển kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra, phân loại người nợ thuế, các khoản nợ thuế,...; tổ chức xử lý miễn, giảm, hoàn thuế kịp thời, đuún quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế; Tiếp nhận và phản hồi đầy đủ, kịp thời các khiếu nại, kiến nghị của người nộp thuế đối với các kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế theo đúng quy định của pháp luật, đúng chức trách nhiệm vụ được giao.

- Để tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế đạt hiệu quả thì cơ quan thuế phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ cho người nộp thuế như tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế, phối hợp cung cấp thông tin với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên tuyền, phổ biến chính sách thuế, tổng hợp đẩy đủ các thông tin liên quan đến công tác thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng và coi đây là các ý kiến phản hồi khách quan về cơ chế, chính sách, quy trình quản lý thuế: đối với những vấn đề mà dư luận phản ánh đúng thì tiếp

thu và giải quyết kịp thời; đối với những vấn đề phản ánh chưa đúng thì phải giải thích, tuyên truyền cho đúng đường lối chính sách pháp luật,...

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 77 - 81)