Những hạn chế, nhược điểm trong công tác quản lý thuế của Cục thuế Nghệ an

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 72 - 77)

- Bộ máy của Cục thuế Nghệ an còn cồng kềnh, một số chức năng còn chồng chéo như phòng kiểm tra thuế thực hiện cả chức năng quản lý nợ thuế, quản lý thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất; Phòng kiểm tra nội bộ thực hiện kiểm tra các doanh nghiệp nộp thuế , trong khi chức năng này theo quy định là của Phòng Thanh tra thuế.

- Nghiệp vụ quản lý tuy đã có phần mềm hỗ trợ nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ thực hiện bằn thủ công, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá. Cụ thể, các tiêu thức trong phần mềm không đáp ứng được yêu cầu quản lý, làm cho cán bộ thuế phải thực hiện lập các báo cáo thủ công theo yêu cầu của chuyên môn, nghiệp vụ.

- Hạn chế về công nghệ quản lý thuế: Việc quản lý thuế chưa dựa trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích đánh giá theo các tiêu thức quản lý để phân loại, lựa chọn

phương thức theo mức độ rủi ro phù hợp với đặc điểm, trình độ của từng loại đối tượng nộp thuế. Thông tin và dữ liệu trong chương trình quản lý thuế chưa bảo đảm phản ánh đúng, đủ và kịp thời nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp.

- Chất lượng phân tích báo cáo tài chính để quản lý theo yếu tố rủi ro chưa cao, thời gian thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế còn dài; cách hiểu và vận dụng chính sách còn khác nhau hoặc đâu đó vẫn có cán bộ nhũng nhiễu do cơ chế kiểm soát thiếu chặt chẽ…

- Nếu chất lượng lao động đánh giá qua bằng cấp, thì số lao động này hoàn toàn có khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có khoảng 50% trong tổng số lao động của đơn vị có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Đại bộ phận cán bộ thuế hiện nay chưa có kỹ năng chuyên sâu, khả năng ứng dụng các tiến bộ công nghệ tin học vào quản lý thuế hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính thuế, thậm chí một bộ phận cán bộ quản lý thuế chưa nắm vững và thực hiện tốt các chính sách thuế và quy trình biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế hiện hành. Thái độ và phong cách ứng xử của một bộ phận cán bộ thuế chưa thật tận tụy, công tâm, khách quan, văn minh, lịch sự, chưa coi đối tượng nộp thuế là khách hàng quan trọng nhất để nâng cao chất lượng phục vụ.

- Trên góc độ đóng góp của các doanh nghiệp ở một tỉnh lớn như Nghệ An là rất khiêm tốn, khi hàng năm con số này chưa vượt mức 3 nghìn tỷ đồng. Điều này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách làm sao tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển để từ đó có nguồn thu nhiều hơn, các ngành kinh tế của Tỉnh đóng góp xứng đáng hơn cho ngân sách nhà nước.

- Việc thực hiện dự toán hay kế hoạch thu thuế Trung ương giao cho Cục thuế không có năm nào hoàn thành. Điều đó có nhiều nguyên nhân như trên đã phân tích, mặt khác cơ quan thuế địa phương không thể không nhận trách nhiệm về mình, khi chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của mình nhằm quản lý thuế tốt hơn các doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc “thu đúng, thu đủ”, tránh thất thu. Thực hiện được điều đó, không những cơ quan thuế góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mà còn bảo đảm sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, nhân tố cơ bản để các doanh nghiệp phát triển bền vững.

- Dự toán thu từ các doanh nghiệp luôn luôn ở trên mức 50% so với tổng số thu do ngành thuế quản lý, còn số thực thu lại thường xuyên dưới 50% và thấp hơn khá xa, thậm chí có năm đạt dưới 30%. Điều đó chứng tỏ những gì cấp trên kỳ vọng vào

nguồn thu từ các doanh nghiệp đều không đạt được, ở đây vấn đề đặt ra dành cho các cấp trong ngành thuế. Về trách nhiệm của Tổng cục thuế, trong việc lập dự toán thuế đã bảo đảm tính khoa học và hiện thực chưa; còn đối với Cục thuế địa phương là đã thực sự làm tròn nhiệm vụ của mình hay chưa?

- Tổng số nợ thuế của các doanh nghiệp tăng dần qua các năm và với tốc độ khá cao và số lượng không hề nhỏ, lên tới hàng trăm tỷ đồng. Điều này có thể suy ra, tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị không phải là thuận lợi, dẫn đến tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, có nhiều khả năng cơ quan thuế chưa thực sự có những biện pháp hữu hiệu để buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế một cách kịp thời.

- Công tác thanh tra mặc dù được đánh giá khá tốt qua số lần thực hiện trong năm đối với một doanh nghiệp; tuy nhiên xung quanh nó vẫn còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Không phải riêng gì Cục thuế Nghệ An, mà ở nhiều địa phương khác, việc lập kế hoạch kiểm tra hàng năm chủ yếu dựa vào tình hình chấp hành pháp luật thuế, chưa áp dụng kỹ thuật phân tích các tỷ suất rủi ro làm cho phân tán nhân lực trong quản lý toàn bộ đối tượng nộp thuế.

- Hạn chế về kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế : Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế địa phương chưa được đặt đúng tầm và chưa phù hợp. Bởi lẽ, thực trạng của nước ta hiện nay trình độ dân trí thấp, nhận thức trách nhiệm pháp luật chưa cao; tình trạng gian lận về thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu, sắc thuế nhưng chưa được phát hiện, truy thu kịp thời cho ngân sách nhà nước. Do đó, vừa thất thu cho ngân sách nhà nước, vừa chưa thật sự bảo đảm công bằng xã hội và tính nghiêm minh về pháp luật thuế’

- Công tác quản lý thuế của Cục thuế địa phương cũng được đánh giá thông qua việc điều tra khảo sát trực tiếp các doanh nghiệp. Một trong những vấn đề vô cùng quan trọng là sự bình đẳng của mọi đối tượng chịu thuế chưa nhận được sự đánh giá khả quan. Đây có thể là vấn đề khởi nguyên từ bản thân luật thuế chưa tạo lập được sự bình đẳng này, nhưng cũng hoàn toàn có thể xuất phát từ cơ quan quản lý thuế địa phương, với những nguyên nhân thông thường xuất phát từ trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp...

- Thông qua việc điều tra khảo sát, một trong những vấn đề chưa nhận được sự đánh giá khả quan từ phía các doanh nghiệp là nhân sự của Cục thuế địa phương, khi hơn ¼ số người được hỏi cho rằng chưa đạt yêu cầu và số không có câu trả lời rõ ràng

là 40%. Từ đó ta có thể suy ra, một bộ phận không nhỏ của cán bộ thuế có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần phải xem xét lại. Câu hỏi về tư cách đạo đức của cán bộ, nhân viên thuế cũng không nhận được sự đánh giá tốt.

- Vấn đề xử lý khai man, trốn thuế còn có nhiều tồn tại khi đại bộ phận những người được hỏi không hài lòng với công tác xử lý khai man, trốn thuế của cơ quan thuế sở tại. Nói cách khác, trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến khai man, trốn thuế chưa thể hiện được một sự khách quan, minh bạch, còn ẩn chứa nhiều khúc mắc. Từ đó ta cũng có thể suy ra, về mặt này, cơ quan thuế chưa tạo lập được một sự bình đẳng đối với các doanh nghiệp. Đây là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của ngành thuế, trong việc tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh, đặt trên nền tảng của sự bình đẳng, công bằng.

- … Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: chất lượng phân tích báo cáo tài chính để quản lý theo yếu tố rủi ro chưa cao, thời gian thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế còn dài; cách hiểu và vận dụng chính sách còn khác nhau hoặc đâu đó vẫn có cán bộ nhũng nhiễu do cơ chế kiểm soát thiếu chặt chẽ…

Tóm tắt chương 2

Trong chương này tác giả đã đề cập những vấn đề cơ bản có liên quan mật thiết đến công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An, như điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh. Chương này cũng đã tiến hành phân tích, đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, tình hình nhân sự của cơ quan.

Tác giả cũng đã tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn từ các góc độ khác nhau như: theo ngành hoạt động, theo hình thức sở hữu, theo quy mô, theo sắc thuế. Qua đó làm rõ vị trí, vai trò của các loại doanh nghiệp, cũng như từng sắc thuế mà các đơn vị này đóng góp tại địa phương; để từ đó có những giải pháp quản lý thuế phù hợp. Ngoài ra cũng đã tiến hành phân tích đánh giá tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp trong Tỉnh theo các tiêu thức khác nhau,

Trong chương này tác giả cũng đã tiến hành phân tích đánh giá tình hình công tác quản lý thuế của Cục thuế Nghệ an, thông qua các tiêu chí như: công tác cấp mã số thuế, thanh tra, tuyên truyền, hoàn thuế, miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp thời kỳ 2011 – 2013. Ngoài ra, tác giả còn đánh giá tổng thể công tác quản lý thuế thông qua một số chỉ tiêu cụ thể.

Ngoài ra, tác giả còn tiến hành điều tra, khảo sát các doanh nghiệp nhằm nhận được một sự đánh giá khách quan về công tác quản lý thuế của Cục thuế Nghệ An. Nhìn chung, công tác này được đánh giá khá tốt, tuy nhiên một số vấn đề như tình hình nhân sự, sự bảo đảm tính bình đẳng của các doanh nghiệp trước nghĩa vụ thuế… cần được xem xét, quan tâm.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ

NGHỆ AN

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)