Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ an

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 40 - 109)

2.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và dân cư.

Nghệ An là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý từ 180 33' đến 200 00' vĩ độ Bắc và 1030 52' đến 1050 48' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Về cơ cấu hành chính: toàn tỉnh chia thành 17 huyện, 3 thị xã, 1 thành phố. Tỉnh lỵ là Thành phố Vinh, huyện thị gồm: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa, Thị xã Hoàng Mai và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn. Tổng diện tích tự nhiên 16.487km2, dân số 2.915.055 người gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu, tộc người Đan Lai...

Nghệ An có địa hình dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối chằng chịt với đỉnh núi cao nhất là Puxalaileng tại Na Ngoi - Kỳ Sơn cao 2711m, thấp nhất là vùng đồng bằng phù sa Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành. Cấu tạo địa hình của tỉnh có thể chia làm 3 vùng: núi, đồi và đồng bằng, trong đó vùng đồi núi chiếm 83% diện tích toàn Tỉnh. Nguồn tài nguyên tự nhiên của Nghệ An phong phú đa dạng bao gồm hải đảo, sông ngòi, rừng, núi, hang động, thác nước và nhiều cảnh quan, danh thắng còn giữ được vẻ hoang sơ, rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tắm biển, thể thao, leo núi…Bên cạnh đó, Nghệ An còn được biết đến là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng với hệ thống di tích lịch sử, di tích khảo cổ, công trình kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội và thơ ca, hò, vè…nhiều về số lượng, đa dạng về tính chất, phong phú về hình thức đã góp phần tạo nên kho tàng văn hoá độc đáo, hấp dẫn.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An

Nghệ An có vị trí địa lý nằm trên tuyến giao thông đường sắt, đường bộ xuyên Việt, có quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đi qua, có sân bay, cảng biển, đồng thời là một trong những cửa ngõ quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam với biển Đông qua các cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thuỷ. Đó là lợi thế rất quan trọng để mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế và phát triển du lịch với các nước trong khu vực. (Trần Kim Đôn,2010)

2.1.2. Những đặc điểm phát triển kinh tế - xã hộ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001- 2013.

Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Nghệ an trong giai đoạn 2001 – 2005, ghi nhận ở mức cao 10,25% ; thời kỳ 2006 – 2010, mặc dù có suy giảm nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng khá 9,66%. Có thể nói, mức tăng trưởng GDP của Tỉnh trong vòng cả thập niên là cao so với bình quân chung của cả nước. Đóng góp quyết định cho sự tăng trưởng này thuộc về ngành công nghiệp, xây dựng với tỷ lệ tăng tương ứng cho hai kỳ nghiên cứu là 21,60 và 13,42%. Trong giai đoạn 2001 – 2010, tổng sản phẩm của Tỉnh tăng từ 6.317.364 triệu đồng lên tới 16.321.849, tức tăng 10.004.485 triệu đồng hay tăng158%.

Bảng 1.1: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 Đơn vị: triệu đồng Ngành 2000 2005 2010 2001- 2005 (%) 2006- 2010 (%) Toàn nền kinh tế 6.317.364 10.292.202 16.321.849 10,25 9,66 I. Nông lâm nghiệp và

thủy sản

2.793.381 3.530.274 4.341.088 4,79 4,22

1.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp 2.790.566 3.525.162 4.331.755 4,78 4,21

1.2. Thủy sản 2.725 5.112 9.333 13,41 12,79

II. Công nghiệp và xây dựng 1.203.690 3.200.728 6.008.761 21.60 13.42 2.1. Công nghiệp khai

thác mỏ

27.877 164.560 219.511 42,63 5,93

2.2. Công nghiệp chế biến 585.677 1.777.970 2.184.054 24,87 4,20 2.3. Sản xuất và phân

phối điện, khí đốt và nước

86.680 224.110 2.287.713 20,92 59,14

2.4. Xây dựng 503.456 1.034.088 1.365.236 15,48 5,71

III. Dịch vụ 2.320.293 3.561.200 5.972.000 8,95 10,89

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An

Trong khối nông, lâm, ngư, ngành thủy sản cũng ghi nhận sự tăng trưởng cao với tỷ lệ bình quân khoảng 13% năm. Tuy nhiên, mức tăng bình quân của các ngành nông, lâm nghiệp là khá khiêm tốn với chỉ hơn 4% năm. Ngoài ra, ngành dịch vụ cũng tăng hơn gấp hai lần từ 2.320.293 triệu đồng năm 2001 lên 5.972.000 triệu đồng năm 2010, hàng năm có tỷ lệ tăng bình quân trên dưới 10%.

Nhìn chung, trong tất cả các ngành kinh tế đều ghi nhận sự sự tăng trưởng khả quan. Năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn, như thị trường trầm lắng, đầu tư nước ngoài giảm, bão lũ tàn phá mùa màng, đê điều, đường sá đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, tuy vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tỉnh từng bước có dấu hiệu phục hồi so với năm 2012. Nhiều chỉ tiêu của năm 2013 đã đạt và vượt. Ước cả năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt khoảng 7%, (chỉ tiêu 7% -

8%); trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng 4,14%, (chỉ tiêu 4 - 4,5%); công nghiệp - xây dựng tăng 5,34%, (chỉ tiêu 10 - 11%); dịch vụ tăng 10,2% (chỉ tiêu 10 - 11%). (Nguyễn Đăng Bằng,2013)

Văn hóa xã hội được chăm lo và có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả khá cao: Thực hiện tốt các chính sách xã hội và đảm bảo an sinh xã hội. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em có nhiều tiến bộ. Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được nâng lên. Trang thiết bị, cơ sở vật chất từ tuyến tỉnh, các trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã, phường, thị trấn được tăng cường. Công tác xã hội hoá các hoạt động y tế được đẩy mạnh, phát triển nhanh các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập. Tập trung đẩy mạnh công tác phòng dịch, tăng cường công tác y tế dự phòng, không để dịch bệnh lớn xẩy ra.

Đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả khá cao: Thực hiện tốt các chính sách xã hội và đảm bảo an sinh xã hội. Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm được thực hiện tích cực và đã trở thành phong trào sâu rộng trong nhân dân. Triển khai chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/CP ở 3 huyện đạt kết quả khá. Tạo việc làm hơn 34 ngàn người/năm; tỷ lệ người thất nghiệp thành thị giảm từ 5,5% xuống còn 3,55%/mục tiêu 3%; bình quân mỗi năm giảm được 12.000-14.000 hộ nghèo, năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 12%.

2.2 Thực trạng về công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An 2.2.1 Khái quát về Cục thuế Nghệ An 2.2.1 Khái quát về Cục thuế Nghệ An

Tổ chức bộ máy của Cục Thuế theo mô hình quản lý theo chức năng hiện nay (Quyết định số 502/QĐ-TCT, 2010).

Cục Thuế Nghệ An gồm có 01 Cục trưởng và 03 Phó Cục trưởng.

- Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phó Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Cục Thuế

1. Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế: tổ chức tuyên truyền về chính

sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý; là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế.

2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế: thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ

khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

3. Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế: thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.

4. Phòng Kiểm tra thuế: Cục thuế Nghệ an có 2 phòng Phòng Kiểm tra thuế 1

và Phòng Kiểm tra thuế 2.

Chức năng của các phòng là thực hiện việc giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế.

- Một số chức năng chính:

+ Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;

+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật quản lý thuế;

+ Kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thuộc diện kiểm tra trước của người nộp thuế trình Lãnh đạo Cục ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế;

+ Chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều kiện tổ chức thanh tra thuế;

+ Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp ...

+ Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo qui định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng hoá đơn thuế, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn thuế; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của người nộp thuế và của tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí;

+ Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra;

5. Phòng Thanh tra thuế: thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc

chấp hành pháp luật thuế, giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế. - Một số chức năng chính:

+ Tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra của Cục Thuế; thanh tra các trường hợp do Phòng Kiểm tra thuế, các Chi cục Thuế đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra thuế;

6. Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán: thực hiện việc chỉ đạo, hướng dẫn

nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý, quản lý và ra thông báo nợ thuế TNCN.

7. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: tổ chức, chỉ đạo triển khai quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

8. Phòng Quản lý các khoản thu từ đất: hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn; thực hiện kiểm tra tình hình thu về đất đai, giúp việc quản lý thống nhất, chống thất thu các khoản thu về đất. Các khoản thu từ đất bao gồm: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu lệ phí trước bạ đất, kể cả tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

9. Phòng Kiểm tra nội bộ: tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của cơ quan thuế, công chức thuế.

10: Phòng Tin học: tổ chức quản lý, vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế.

11. Phòng Tổ chức cán bộ

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.

Chi cục Thuế ở các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế Nghệ An có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế gồm các Đội: A - Đội Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế; B - Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; C - Đội Kiểm tra Nội bộ

D - Một số Đội Kiểm tra Thuế;

Đ - Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; E - Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ và Dự toán;

F - Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ và Ấn chỉ;

G - Đội Quản lý Lệ phí Trước bạ - thu khác -Thuế Thu nhập cá nhân; H - Một số Đội Thuế liên xã, phường.

Tổng số lao động của Cục thuế Nghệ an là 201 người trong đó nam có 104 người chiếm 51,7%, nữ 97 người chiếm 48,3%. Về mặt trình độ, nếu căn cứ vào văn bằng, số cán bộ nhân viên có trình độ đại học chiếm đa số với 185 người, tương ứng 92% trong tổng số lao động. Trên góc độ ngạch công chức số chuyên viên chính của Cục là 32 người hay 15,9%; số lượng chuyên viên là lớn nhất với 153 cán bộ chiếm 76,1%; số còn lại là cán bộ nhân viên với số lượng không đáng kể chiếm chưa đầy 8% tổng số lao động.

Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục thuế Nghệ an là tương đối hợp lý và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Số lượng và chất lượng lao động về mặt tổng thể cũng như trong từng phòng ban chức năng là đáp ứng được yêu cầu của công việc, tuy nhiên còn cồng kềnh. Một số chức năng còn chồng chéo như Phòng Kiểm tra thuế thực hiện chức năng kiểm tra thuế và thu ngân sách chính tại văn phòng Cục thuế; ngoài ra còn thực hiện cả công tác thu nợ thuế ( nợ thuế của các DN ngoại tỉnh thực hiện XDCB tại Tỉnh Nghệ An, nợ thuế qua công tác kiểm tra); quản lý thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất; lẽ ra những chức năng này phải được các phòng Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế; Quản lý thuế TNCN và phòng Quản lý các khỏan từ đất đảm nhận.

Bảng 2.1: Thực trạng lao động tại Cục thuế Nghệ an tháng 12 năm 2013

Giới tính Trình độ Cơ cấu ngạch T T Vị trí làm việc Tổng số Nam Nữ ĐH TC Khác Chuyên viên chính Chuyên viên Cán Sự Nhân viên 1 Lãnh đạo cục 4 4 4 3 1 2 Phòng TTHT – NNT 8 5 3 8 2 6

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 40 - 109)