Tình hình quản lý thuế tại Cục thuế Nghệ An

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 48 - 65)

2.2.2.1 Hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Qua bảng 2.2 ta thấy, tổng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Cục thuế trực tiếp quản lý – đây là những doanh nghiệp có vốn lớn, doanh thu cao, số

nộp thuế nhiều, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu – có sự biến động mạnh trong kỳ nghiên cứu. Nếu như năm 2011, tổng số là 503 thì tới năm 2012 lên tới 679, tức tăng 176 DN hay tăng 35%. Sang năm 2013, số DN chỉ còn 474, giảm 205 tức giảm 30,2%. Như vậy, xét về tổng thể, trong năm 2012 các doanh nghiệp có tiến bộ vượt bậc, khi những doanh nghiệp này có sự phát triển về mặt quy mô. Tuy nhiên, qua năm 2013, tình hình lại trở nên xấu đi, khi một số lượng lớn doanh nghiệp lại sụt giảm về quy mô kinh doanh.

Bảng 2.2: Cơ cấu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời kỳ 2011 – 2013.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

STT Ngành nghề hoạt động

SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%)

1 CN chế biến, chế tạo 133 26,4 174 25,6 120 25,3

2 Xây dựng, lắp đặt 157 31,2 200 29,5 163 34,4

3 Vận tải, kho bãi 19 3,8 33 4,9 27 5,7

4 Thương mại 93 18,5 158 23,3 95 20,0 - Bán buôn 81 16,1 116 17,1 81 17,1 - Bán lẻ 12 2,4 42 6,2 14 2,9 5 Nông-Lâm-Thủy sản 16 3,2 29 4,3 21 4,4 6 Dịch vụ, lưu trú 57 11,3 44 6,5 19 4,0 7 Khai khoáng 28 5,6 41 6,0 29 6,1 Tổng cộng 503 100 679 100 474 100

(Nguồn: Cục Thuế Nghệ An, 2014)

Có thể nói, sự biến động này là quá lớn, ngay cả trong trường hợp môi trường kinh tế toàn cầu cũng như trong nước có nhiều bất lợi, khi tình hình suy thoái chưa được hồi phục, và nói chung nền kinh tế đang trong thời kỳ bất ổn. Từ đó ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi.

Xét về cơ cấu ngành nghề kinh doanh, ngành xây dựng lắp đặt luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên, dưới 30% trong tổng số. Và bản thân ngành này cũng có sự biến độnglớn qua các năm, nếu như năm 2012 ghi nhận sự tăng trưởng so với năm trước (27,4%), thì năm 2013 lại suy giảm (18,5%). Đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng đóng băng của bất động sản ở nước ta nói chung và tại Nghệ An nói riêng.

Khối ngành có số lượng DN lớn thứ hai là công nghiệp chế biến, chế tạo, với tỷ trọng trong tất cả các năm đều chiếm trên 25% và số lượng của nó cũng biến động thất thường, từ 133 năm 2011 lên 174 năm 2012 (tăng 30,8%) , lại giảm xuống còn 120 vào năm 2013 (giảm 31%).

Khối ngành có số lượng DN lớn thứ ba là thương mại, với tỷ trọng qua các năm xấp xỉ 20% và nó cũng chịu sự biến động rất lớn trong vòng 3 năm. Cụ thể vào năm 2011 mới chỉ có 93 đơn vị, sang năm 2012 lên tới 158, tăng 67%; thế nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống còn 95 DN tương ứng giảm 39,9%.

Điều đáng lưu tâm là trong khối ngành sản xuất, khối Nông – Lâm – Ngư có số lượng DN rất không đáng kể với tỷ trọng khiêm tốn 3 – 4%. Là một tỉnh thuộc loại lớn nhất nước cả về diện tích lẫn dân số, khi phần lớn cư dân sống nhờ các ngành này, trong khi đó vị trí các DN của nó khiêm nhường đến như vậy.Vấn đề đặt ra là nhà nước phải có chính sách đồng bộ trong đó có thuế để tạo điều kiện cho những ngành sản xuất quan trọng như vậy phát triển.

Nhìn chung trong tất cả các ngành khác cũng tuân theo quy luật là tăng mạnh về số lượng trong năm 2012 và giảm mạnh vào năm kế tiếp. Ta chỉ có thể lý giải hiện tượng này là do môi trường làm ăn, kinh doanh đầy biến động bất lợi cho các DN, chính vì vậy sự tồn vong của chúng là khó lường. Và đây cũng là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có thuế có những chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các DN tồn tại và phát triển được trong những thời điểm bất ổn và bất lợi.

2.2.2.2 Tình hình nộp thuế theo ngành hoạt động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Nhìn chung tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các DN trên địa bàn tỉnh Nghệ an trong kỳ nghiên cứu không đạt so với dự toán. Cụ thể, năm 2011 chỉ đạt 76,6%, năm 2012 đạt 81,9% và năm 2013 đạt mức thấp nhất so với dự toán là 74,7%. Ta thấy rằng chênh lệch giữa số thực hiện so với dự toán là khá lớn (trên dưới 20%); điều này có thể xuất phát từ hai phía, thứ nhất nhà nước đưa ra chỉ tiêu quá cao, thứ hai bản thân các DN gặp nhiều khó khăn, nên kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, do đó số thuế dự kiến sẽ nộp cao hơn nhiều so với số thực tế.

Trên góc độ đóng góp của các doanh nghiệp ở một tỉnh lớn như Nghệ an là rất khiêm tốn, khi hàng năm con số này chưa vượt mức 3 nghìn tỷ đồng. Điều này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách làm sao tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển để từ đó có nguồn thu nhiều hơn, các ngành kinh tế của Tỉnh đóng góp xứng đáng hơn cho ngân sách nhà nước.

Bảng 2.3: Tình hình nộp thuế của các DN theo ngành hoạt động thời kỳ 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

STT Ngành nghề

hoạt động Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện

1 CN chế biến, chế tạo 621.000 425.770,1 741.900 537.155,6 881.000 698.358,7 2 Xây dựng, lắp đặt 733.700 611.623,3 852.700 768.880,0 1.196.800 854.270,5 3 Vận tải, kho bãi 88.000 67.967,1 140.700 115.150,0 198.000 148.130,7 4 Thương mại 434.600 342.681,3 673.600 531.325,2 697.000 521.200,6 - Bán buôn 378.600 289.754,7 494.000 384.770,4 594.000 444.392,1 - Bán lẻ 56.000 52.926,6 179.000 146.554,8 102.600 76.808,5 5 Nông-Lâm-Thủy sản 74.800 57.235,5 123.100 101.192,6 154.000 115.212,8 6 Dịch vụ, lưu trú 266.000 193.901,5 187.600 173.533,6 139.500 124.240,1 7 Khai khoáng 131.900 100.162,1 174.400 143.065,5 212.700 139.103,4 Tổng cộng 2350000 1799340,9 2894000 2369302,7 3479000 2600516,8

(Nguồn: Cục Thuế Nghệ An, 2014)

Tương xứng với số lượng doanh nghiệp lớn nhất so với các ngành nghề kinhdoanh, ngành xây dựng, lắp đặt cũng đóng góp nhiều nhất trong tổng số thuế mà doanh nghiệp các ngành đã nộp. Năm 2011, các DN của ngành này đã nộp vào ngân sách 611.623,3 triệu đồng, chiếm 34% trong tổng số thuế đã nộp của các ngành sản xuất kinh doanh. Trong các năm còn lại tỷ lệ này tương ứng là 32,4 và 32,9%. Như vậy, riêng ngành này đã đóng gần 1/3 số thuế mà các doanh nghiệp đã nộp.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm vị trí thứ hai trong các ngành sản xuất, kinh doanh. Trong năm 2011, ngành này đóng góp 425.770,1 triệu đồng hay chiếm 23,7% tổng số thuế mà các doanh nghiệp đã nộp. Vào năm kế tiếp tỷ lệ này có giảm đi chút ít ở mức 22,7%. Và tỷ trọng lớn nhất mà ngành này có được là ở năm 2013, khi các doanh nghiệp của nó đóng góp tới 26,8% trong tổng số. Một điều cần phải ghi nhận là, số thuế tuyệt đối mà ngành này đã nộp tăng liên tục và đáng kể qua các năm, từ 425770,1 triệu đồng năm 2011, lên 537.155,6 triệu đồng năm 2012 và đạt tới 698.358,7 triệu đồng vào năm 2013. Như vậy hàng năm ngành này tăng hơn 25%, một tỷ lệ tăng rất cao. Đây cũng là dấu hiệu đáng khích lệ vì đây được coi là ngành chủ đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa của nước ta nói chung và Nghệ An nói riêng.

Sự tăng trưởng liên tục còn được thể hiện ở các ngành như xây dựng, lắp đặt; nông – lâm – thủy sản, những ngành cũng được coi là hết sức quan trọng trong bước đầu phát triển của một nền kinh tế.

Đứng thứ ba về số thuế đã nộp là ngành thương mại, khi ngành này vào năm 2011 đóng góp vào ngân sách 342.681,3 triệu đồng, tức chiếm 19,0% trong tổng số

thuế mà các doanh nghiệp trong Tỉnh mà Cục thuế đã thu. Những năm tiếp theo tỷ lệ này lần lượt là 22,4 và 20,0%. Những ngành còn lại như vận tải, kho bãi; nông – lâm – thủy sản; dịch vụ lưu trú; khai khoáng tỷ lệ này khiêm tốn hơn ở mức dưới 10%.

Nhìn chung qua phân tích ta có thể rút ra một số vấn đề cơ bản như:

- Những ngành vừa có mức đóng góp cao vào ngân sách, vừa đóng vai trò cực kỳ quan trọng như công nghiệp chế biến, chế tạo cần được ngành thuế đặc biệt chú ý;

- Những ngành tuy không thuộc diện ưu tiên cao về mặt chiến lược phát triển, nhưng lại có mức đóng góp thuế cao như xây dựng, lắp đặt; thương mại cần được coi trọng;

- Những ngành tuy không có mức nộp thuế cao, nhưng lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc kế dân sinh như nông – lâm – thủy sản cần được sự quan tâm đúng mức về chính sách thuế;

- Những ngành rất khó quản lý như thương mại, cần được chú ý về mặt nghiệp vụ thu thuế.

2.2.2.3 Tình hình nộp thuế theo loại hình đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời kỳ 2011 – 2013

Qua bảng 2.4 ta thấy thuế thu từ các doanh nghiệp tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng so với tổng số thuế thu được còn thấp, đặc biệt trong năm 2011, chỉ chiếm 29,5%. Những năm tiếp theo tình có được cải thiện, song vẫn chỉ ở mức trên 45%. Điều đó cho thấy, khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh chưa thực sự phát triển, giá trị gia tăng trong sản phẩm dịch vụ, kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao. Mặt khác, ta cũng không thể bỏ qua khả năng cơ quan thuế trên địa bàn chưa thu đúng, thu đủ các khoản cần thu từ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Cũng cần phải nói thêm rằng, nếu như dự toán thu từ các doanh nghiệp luôn luôn ở trên mức 50% so với tổng số thu do ngành thuế quản lý, còn số thực thu lại thường xuyên dưới 50%. Cụ thể, trong năm 2011, dự toán thu các khoản này chiếm 55,1%, trong khi đó số thực thu chỉ chiếm 29,5%; sang năm 2012 khoảng cách này còn xa hơn với các tỷ lệ tương ứng 58,5 và 46,4%; đến năm 2013 sự chênh lệch này còn lớn hơn, khi số dự toán là 76,4%, còn số thực hiện chỉ là 45,7%. Như vậy sự chênh lệch này có xu hướng ngày càng lớn. Điều đó cũng có thể nói lên rằng, hoặc là dự toán thuế quá bất cập so với thực tế, hoặc là cơ quan thuế chưa làm tròn bổn phận của mình trong việc thực thi chức năng thu thuế của mình, hoặc xuất phát từ cả hai nguyên nhân. Nhưng suy cho cùng đều là trách nhiệm của các cơ quan thuế, nếu có phân biệt thì đó là của cơ quan thuế cấp trên hay cấp dưới.

Theo thành phần kinh tế, cả doanh nghiệp có vốn nhà nước lẫn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, số thuế đã nộp hàng năm đều thấp hơn so với dự toán. Trong đó doanh nghiệp có vốn nhà nước, vào năm 2011, chỉ đạt 71,4%, hai năm kế tiếp tình hình có được cải thiện, tuy nhiên cũng chỉ đạt 84,8%. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mức thực hiệndự toán có xu hướng giảm dần, cụ thể trong năm 2011 đạt mức 85,3%, năm kế tiếp giảm xuống còn 79,7% và năm 2013 chỉ đạt 68,5%. Cũng như trên đã phân tích, ở đây có hai khả năng xẩy ra, hoặc là công tác lập dự toán thuế từ phía nhà nước chưa sát thực, hoặc là việc thu thuế của cơ quan thuế chưa đạt mục tiêu đề ra.

Tình hình thực hiện nộp thuế của các doanh nghiệp có vốn nhà nước trong năm 2012 có giảm nhẹ so với 2011, từ 1.057.167 triệu đồng xuống còn 1.039.670 triệu đồng, hay giảm 1,7%; sang năm 2013 tăng lên 1.128.707 triệu hay tăng 8,6%. Ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ghi nhận sự tăng trưởng liên tục ở mức cao, nếu như năm 2011thuế của khối này chỉ mới nộp ở mức 742.174 triệu đồng, thì qua năm 2012 đã đạt tới 1.329.633 triệu đồng, tương ứng tăng 79,2%; sang năm 2013 con số này là 1.471.810 triệu đồng hay tăng 10,7%.

Bảng 2.4: Tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp theo loại hình và quy mô thời kỳ 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

STT Loại hình DN

Dự toán Th/ hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Th/hiện

Theo thành phần kinh tế

1 DN có vốn nhà nước 1.480.000 1.057.167 1.226.000 1.039.670 1.331.000 1.128.707 2 DN ngoài quốc doanh 870.000 742.174 1.668.000 1.329.633 2.148.000 1.471.810

Theo quy mô

1 DN quy mô lớn 495.000 498.542 606.000 505.771 610.000 510.682 2 DN quy mô vừa & nhỏ 1855.000 1.300.799 2.288.000 1.863.532 2.869.000 2.098.835 Tổng cộng 2.350.000 1.799.341 2.894.000 2.369.303 3.479.000 2.600.517 Số thu do ngành thuế quản lý 4.267.000 6.092.632 4.950.000 5.106.759 4.552.000 5.694.097 Tỷ trọng thuế thu từ DN

trong tổng số thuế (%)

55,1 29,5 58,5 46,4 76,4 45,7

Xét về mặt tỷ trọng giữa hai khối đã có sự thay đổi nhanh chóng trong vòng 3 năm, theo hướng thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ ngày càng lớn. Cụ thể, trong năm 2011 mới chỉ chiếm 41,2% tổng số thuế của các doanh nghiệp nộp, thì đến 2013 con số này đã lên tới 56,6%.

Qua phân tích ở trên ta thấy, các doanh nghiệp ở Nghệ An cũng phát triển đúng hướng và theo tình hình chung trong cả nước là khối ngoài quốc doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, thay thế dần cho doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Nhiệm vụ đặt ra cho ngành thuế là phải cải tiến chính sách thuế làm sao bảo đảm sự công bằng, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Xét theo quy mô, tình hình thực hiện dự toán thuế cũng tương tự như theo thành phần kinh tế, không có năm nào hoàn thành kế hoạch, ngoại trừ năm 2011 doanh nghiệp quy mô lớn thực hiện vượt dự toán ở mức 0,7%. Mức thuế nộp của tất cả các doanh nghiệp ở mọi loại quy mô đều tăng liên tục qua các năm. Trong đó, doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ tăng nhẹ, năm 2012 tăng so với 2011 1,5% và năm 2013 tăng 1% so với 2012. Khác với các doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng hơn. Cụ thể, nếu như năm 2011 số thuế đã nộp của khối này mới chỉ đạt 1.300.779 triệu đồng, thì sang năm 2012 đạt mức 1.863.532 triệu đồng, tương ứng tăng 43,3%, đến năm 2013 con số này tăng lên là 2.098.835 triệu đồng hay tăng 12,6%.

Như vậy, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đã khẳng định vị trí của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh. Đây cũng là điều được khẳng định không những chỉ ở Nghệ an, mà là trên toàn quốc cũng như trên toàn thế giới, xuất phát từ những ưu thế vốn có của nó, như phù hợp với trình độ quản lý của đại bộ phận dân chúng, vốn ít dễ huy động, có khả năng thích ứng, chuyển đổi nhanh trong điều kiện thị trường đầy biến động, có khả năng tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động…Từ đó các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có thuế, cần có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có quy mô này phát triển, nhằm phát huy khả năng tiềm tàng trong xã hội, thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.2.2.4 Tình hình nộp thuế theo sắc thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời kỳ 2011 – 2013

Qua bảng 2.5 ta thấy, trong các sắc thuế, thuế giá trị gia tăng chiếm một vị trí đặc biệt. Trong năm 2011, số đã nộp của loại thuế này 950.650,3 triệu đồng, chiếm 52,8% trong tổng số thuế mà các doanh nghiệp đã đóng góp. Sang năm 2012, con số này lên

tới1.100.317,2 triệu đồng, tuy nhiên về tỷ trọng lại giảm nhưng vẫn ở mức cao 46,4%. Đến năm 2013, thuê giá trị gia tăng đã nộp tăng lên 1.296.306,0 triệu đồng hay tăng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 48 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)