Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế đối vớicác doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 85 - 89)

Trong tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN của các doanh nghiệp có nhiều diễn biến phức tạp. Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận thuế dưới nhiều hình thức ngày càng tinh vi. Chính vì vậy, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế đối với các doanh nghiệp, được coi là nhiệm vụ trọng tâm, một giải pháp hữu hiệu nhằm chống thất thu thuế, tăng thu ngân sách, bảo đảm sự bình đẳng, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

Để công tác thanh tra, kiểm tra mang lại hiệu quả, một trong những vấn đề cơ bản là cán bộ thực hiện công tác này cần nhận diện những thủ đoạn gian lận của đối tượng nộp thuế:

- Bỏ ngoài sổ sách kế toán: Đây là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay. Theo đó, người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế, hệ thống kế toán còn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế. Kiểu hành vi này thường xảy ra ở các doanh nghiệp (DN) dân doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống, khách sạn, xây dựng dân dụng và sản xuất nhỏ.

-Tạo giao dịch bán hàng giả mạo: Mục tiêu của thủ đoạn này là chiếm đoạt tiền

ngân sách nhà nước thông qua hoàn thuế hoặc tiếp tay cho hành vi tham nhũng NSNN của một bộ phận công chức được giao nhiệm vụ mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước. Thủ đoạn này cũng liên quan đến hành vi giao dịch mua hàng giả mạo của các doanh nghiệp, nhằm giúp cho bên mua tăng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và giảm chi phí tính thuế thu nhập DN. Điển hình cho thủ đoạn này là hành vi xuất khẩu khống nhằm chiếm đoạt tiền qua hoàn thuế GTGT từ NSNN.

-Tạo giao dịch mua hàng giả mạo: Đây là hành vi trốn thuế khá phổ biến hiện

nay, thực tế DN không có khoản chi này nhưng đã tự tạo ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi không có thực, vì thế có thể gọi đây là chi khống. Chi khống thể hiện qua những bảng kê thanh toán giả mạo với chữ ký giả, hợp đồng lao động giả mạo và thể hiện ở những hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh khác. Bằng hành vi này, DN không chỉ trốn thuế thu nhập DN mà còn trốn cả thuế GTGT thông qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào.

-Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế: Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn và

thường gặp ở các DN kinh doanh nhà hàng khách sạn, vận tải tư nhân, xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí nội thất... Các công ty xây dựng (nhà dân và đơn vị xây dựng vãng lai) khi thi công các công trình ở các địa phương khác hay xây nhà tư nhân thường khai báo không trung thực, không kê khai hoặc giấu bớt một phần công trình. Hành vi gian lận này làm giảm thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến số thu ngân sách hàng năm.

-Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định: Mục tiêu chủ yếu của hành vi

hạch toán kế toán sai quy định pháp luật là che giấu doanh thu tính thuế, hạch toán tăng chi phí tính thuế thu nhập DN và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Các kiểu hạch toán sai chế độ kế toán rất đa dạng. Khi bị kiểm tra phát hiện, cán bộ kế toán có thể lấy cớ là hạch toán nhầm để tránh bị phạt vì hành vi trốn thuế. Kế toán có thể hạch toán giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định. Kế toán có thể hạch toán sai tài khoản kế toán để che giấu doanh thu.

-Buôn lậu: Đây là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá

cấm, không khai báo, tránh sự quản lý của hải quan và trốn nghĩa vụ thuế. Hàng nhập lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng như quần áo, vải, giày dép, đồ chơi trẻ em, rượu, bia và các loại nước giải khát, hàng điện máy gia dụng, điện lạnh, thực phẩm… Sau khi nhập lậu vào Việt Nam, các mặt hàng này được xé nhỏ, vận chuyển bằng xe khách, xe tải và được hợp pháp hoá bằng hệ thống hoá đơn mua qua bán lại giữa các DN.

-Khai sai chủng loại hàng hoá: Với sự gia tăng của khối lượng hàng hóa xuất

khẩu, nhập khẩu trong khi nguồn lực của cơ quan hải quan có hạn và thực hiện yêu cầu đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi trong thủ tục hải quan, cơ quan hải quan chỉ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa khi có nghi vấn hoặc có mức độ rủi ro cao. Do đó, việc phân loại, khai báo và áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để tính thuế phụ thuộc rất lớn vào mức độ tuân thủ của người nộp thuế. Thực tế thời gian qua, nhiều chủ hàng đã lợi dụng các vấn đề trên để thực hiện gian lận thuế nhập khẩu bằng việc khai báo sai tên hàng, sai mã số hàng hóa.

-Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu: Thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam

được phân biệt theo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Lợi dụng việc áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với các hàng hóa có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khu vực thị trường đã có thỏa thuận về ưu đãi tối huệ quốc hay ưu đãi đặc

biệt với Việt Nam, các chủ hàng hóa cố tình khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và làm các giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) giả để được hưởng các mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt.

- Gian lận giá tính thuế: Gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giá tính thuế là hành vi rất phổ biến hiện nay. Các hành vi gian lận thường được các chủ hàng thực hiện dưới các hình thức như: khai báo thấp trị giá đối với những mặt hàng chịu thuế suất cao, chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, những mặt hàng hay biến động về giá; khai báo thấp trị giá đối với lô hàng nhập thử để thăm dò thái độ của cơ quan hải quan sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian ngắn theo mức giá thấp đã khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan chưa kịp xác minh, xử lý, chủ hàng đã tiến hành giải thể DN hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh …

-Giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế: Chứng từ

thường hay được các chủ hàng giả mạo với mục gian lận thuế thường là các chứng từ nộp thuế (nhằm giải tỏa cưỡng chế thuế của cơ quan hải quan) hoặc các hồ sơ hải quan (để hợp thức hóa các lô hàng nhập lậu). Trong đó, các trường hợp phổ biến là gian lận thuế qua việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư; gian lận qua việc lợi dụng chính sách quản lý đối với hàng gia công; gian lận thông qua việc lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập... (Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến, 2013)

Với mục đích nâng cao hiệu quả của thanh tra kiểm tra, công tác này cần tập trung vào DN lỗ có dấu hiệu chuyển giá; khai thác tăng thu các DN có số nộp thuế lớn; DN nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra; các DN được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế, các DN đang được ưu đãi kinh doanh khu công nghiệp, khu chế xuất; thanh tra kết hợp với kiểm tra sau hoàn thuế; thanh tra các DN tạm nhập tái xuất; thanh tra các lĩnh vực phát sinh thuế nhà thầu nước ngoài (liên kết đào tạo, bản quyền sản xuất, tiêu thụ ôtô,...). Triển khai thanh tra, kiểm tra một số chuyên đề như: thanh tra hoàn thuế; thanh tra, kiểm tra các DN lỗ có dấu hiệu chuyển giá; thực hiện đôn đốc số thu nộp vào NSNN đạt tỷ lệ cao nhất có thể trên tổng số thuế truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra.

Để hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ trên, trong thời gian tới công tác thanh tra thuế cần được tăng cường, hoàn thiện theo các hướng sau đây:

- Trước hết, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ chính sách thuế cho phù hợp. Pháp luật thuế là cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra thuế.

- Đổi mới cơ chế kiểm tra thuế: Thông qua việc chuyển đổi một cách triệt để từ kiểm tra truyền thống sang kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế. Xây dựng hồ sơ đánh giá về người nộp thuế, hoàn thiện kho dữ liệu lịch sử phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và tình trạng kê khai nộp thuế của doanh nghiệp. Xây dựng tiêu chí và mô hình đánh giá mức độ tín nhiệm để phân loại, lựa chọn đối tượng kiểm tra được chính xác. Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy trình kiểm tra cho phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng nộp thuế là các DN lớn, vừa và nhỏ.

- Thực hiện quy trình kiểm tra theo trình tự: Đánh giá phân loại đối tượng kiểm tra, thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra, lập kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra tại đơn vị.

- Tập trung xây dựng các tài liệu thanh tra, kiểm tra mang tính chuyên sâu, chuyên ngành.

- Triển khai áp dụng rộng rãi các ứng dụng tin học vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế và quan tâm chỉ đạo sát sao nhập dữ liệu vào các ứng dụng tin học (ứng dụng TPR và BCTC); cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu thông tin về NNT, áp dụng phổ biến việc sử dụng tiêu chí đánh giá rủi ro để phân tích lựa chọn lập kế hoạch, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đạt hiệu quả cao.

- Tăng cường số lượng đội ngũ cán bộ thanh tra thuế, đồng thời phải nâng cao chất lượng cán bộ. Hiện nay, cán bộ thanh tra tuy đã được bổ sung về số lượng và đã có nhiều cố gắng nâng cao trình độ chất lượng nhưng do khối lượng công việc nhiều, đối tượng quản lý đa dạng và phức tạp nên cơ quan thuế cần có sự phân công bố trí sắp xếp cán bộ theo hướng tăng số lượng đội ngũ cán bộ thuế làm công tác thanh tra thuế và chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ.

- Cần có sự phối hợp với các cơ quan khác như cơ quan kiểm toán, thanh tra tài chính, phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan thanh tra, kiểm tra để tránh thanh tra chồng chéo đối với các cơ sở kinh doanh, gây phiền hà và ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT.

- Đối với các cuộc thanh tra thuế cần nắm chắc NNT về đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, năng lực sản xuất, hình thức đăng ký nộp thuế để áp dụng phương pháp thanh tra phù hợp nhằm không kéo dài gây phiền hà cho đối tượng được thanh tra. Áp dụng kỹ thuật phân tích các tỷ suất rủi ro, nhằm tập trung nhân lực đúng trọng tâm, tránh tình trạng dàn trải, trong công tác thanh tra, kiểm tra các đối tượng nộp thuế.

- Cần tiến hành phân loại doanh nghiệp để có kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo mức độ rủi ro về tình trạng thất thu thuế và về mức độ tín nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, theo đó những DN chấp hành tốt pháp luật thuế cần hạn chế thanh, kiểm tra. Ngược lại, những đơn vị thường xuyên vi phạm chủ trương, chính sách thuế thì phải tăng cường công tác này. Phải áp dụng chế tài xử phạt nghiêm khắc với những hành vi sai phạm, nhằm răn đe, phòng ngừa các đối tượng nộp thuế nói chung.

- Phải động viên được quần chúng tham gia khi tiến hành thanh tra. Phải biết dựa vào quần chúng đáng tin cậy, có hiểu biết sự việc để thu thập các thông tin tư liệu cần thiết về đối tượng đang thanh tra, để phục vụ cho công tác thanh tra.

- Trong thanh tra, cần thực hiện đúng chế độ , chính sách quy định, tránh lạm dụng quyền lực, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Việc thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch cụ thể, loại trừ sự chồng chéo, gây phiền hà cho đối tượng được kiểm tra, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)