Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Nghệ an trong giai đoạn 2001 – 2005, ghi nhận ở mức cao 10,25% ; thời kỳ 2006 – 2010, mặc dù có suy giảm nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng khá 9,66%. Có thể nói, mức tăng trưởng GDP của Tỉnh trong vòng cả thập niên là cao so với bình quân chung của cả nước. Đóng góp quyết định cho sự tăng trưởng này thuộc về ngành công nghiệp, xây dựng với tỷ lệ tăng tương ứng cho hai kỳ nghiên cứu là 21,60 và 13,42%. Trong giai đoạn 2001 – 2010, tổng sản phẩm của Tỉnh tăng từ 6.317.364 triệu đồng lên tới 16.321.849, tức tăng 10.004.485 triệu đồng hay tăng158%.
Bảng 1.1: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 Đơn vị: triệu đồng Ngành 2000 2005 2010 2001- 2005 (%) 2006- 2010 (%) Toàn nền kinh tế 6.317.364 10.292.202 16.321.849 10,25 9,66 I. Nông lâm nghiệp và
thủy sản
2.793.381 3.530.274 4.341.088 4,79 4,22
1.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp 2.790.566 3.525.162 4.331.755 4,78 4,21
1.2. Thủy sản 2.725 5.112 9.333 13,41 12,79
II. Công nghiệp và xây dựng 1.203.690 3.200.728 6.008.761 21.60 13.42 2.1. Công nghiệp khai
thác mỏ
27.877 164.560 219.511 42,63 5,93
2.2. Công nghiệp chế biến 585.677 1.777.970 2.184.054 24,87 4,20 2.3. Sản xuất và phân
phối điện, khí đốt và nước
86.680 224.110 2.287.713 20,92 59,14
2.4. Xây dựng 503.456 1.034.088 1.365.236 15,48 5,71
III. Dịch vụ 2.320.293 3.561.200 5.972.000 8,95 10,89
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An
Trong khối nông, lâm, ngư, ngành thủy sản cũng ghi nhận sự tăng trưởng cao với tỷ lệ bình quân khoảng 13% năm. Tuy nhiên, mức tăng bình quân của các ngành nông, lâm nghiệp là khá khiêm tốn với chỉ hơn 4% năm. Ngoài ra, ngành dịch vụ cũng tăng hơn gấp hai lần từ 2.320.293 triệu đồng năm 2001 lên 5.972.000 triệu đồng năm 2010, hàng năm có tỷ lệ tăng bình quân trên dưới 10%.
Nhìn chung, trong tất cả các ngành kinh tế đều ghi nhận sự sự tăng trưởng khả quan. Năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn, như thị trường trầm lắng, đầu tư nước ngoài giảm, bão lũ tàn phá mùa màng, đê điều, đường sá đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, tuy vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tỉnh từng bước có dấu hiệu phục hồi so với năm 2012. Nhiều chỉ tiêu của năm 2013 đã đạt và vượt. Ước cả năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt khoảng 7%, (chỉ tiêu 7% -
8%); trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng 4,14%, (chỉ tiêu 4 - 4,5%); công nghiệp - xây dựng tăng 5,34%, (chỉ tiêu 10 - 11%); dịch vụ tăng 10,2% (chỉ tiêu 10 - 11%). (Nguyễn Đăng Bằng,2013)
Văn hóa xã hội được chăm lo và có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả khá cao: Thực hiện tốt các chính sách xã hội và đảm bảo an sinh xã hội. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em có nhiều tiến bộ. Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được nâng lên. Trang thiết bị, cơ sở vật chất từ tuyến tỉnh, các trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã, phường, thị trấn được tăng cường. Công tác xã hội hoá các hoạt động y tế được đẩy mạnh, phát triển nhanh các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập. Tập trung đẩy mạnh công tác phòng dịch, tăng cường công tác y tế dự phòng, không để dịch bệnh lớn xẩy ra.
Đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả khá cao: Thực hiện tốt các chính sách xã hội và đảm bảo an sinh xã hội. Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm được thực hiện tích cực và đã trở thành phong trào sâu rộng trong nhân dân. Triển khai chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/CP ở 3 huyện đạt kết quả khá. Tạo việc làm hơn 34 ngàn người/năm; tỷ lệ người thất nghiệp thành thị giảm từ 5,5% xuống còn 3,55%/mục tiêu 3%; bình quân mỗi năm giảm được 12.000-14.000 hộ nghèo, năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 12%.