Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp nộp thuế

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 89 - 92)

Thực tế chứng minh rằng, mọi chính sách, hệ thống pháp luật về thuế được xây dựng dù hoàn thiện, khoa học đến đâu, nhưng nếu các chủ thể của các quan hệ thuế, không nhận thức được vấn đề, không nắm bắt được những quy định cụ thể trong các quy phạm pháp luật thuế, thì những chính sách này cũng khó có tính khả thi. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế, có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự vận dụng thành công hay không của chính sách thuế. Với hình thức tuyên truyền thuế hiện hành, mới chỉ dừng lại kiểu tuyên truyền truyền thống, nghĩa là gần như chỉ tuyên truyền thuần túy, chưa đi sâu vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuế. Trong điều kiện thực hiện cơ chế, NNT tự khai, tự tính, tự nộp thuế thì việc thực hiện công tác này càng có ý nghĩa quan trọng, bởi vì muốn họ làm tốt việc tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế, thì phải tạo điều kiện cho họ hiểu biết đầy đủ, tường tận về chính sách thuế, về cách kê khai, phương pháp tính, thời gian nộp thuế.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế; nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế kết hợp với hỗ trợ người nộp thuế trong tuân thủ pháp luật thuế. Đây được coi là nội dung tiền đề rất quan trọng trong công tác quản lý thuế, đi sâu vào giải quyết các nguyên nhân dẫn đến các hành vi gian lận thuế xuất

phát từ nhân tố ý thức của người nộp thuế. Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, hạn chế các hành vi gian lận thuế thông qua việc giúp cho họ hiểu rõ các quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm về thuế của mình theo quy định của pháp luật cũng như quyển lợi mà mình được từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp. Hiểu rõ các quy định trong các văn bản pháp luật thuế cũng như cách xác định nghĩa vụ thuế để có thể thực hiện việc tuân thủ pháp luật thuế thuận lợi nhất.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cần tập trung theo các hướng:

- Tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến chế độ, chính sách thuế hỗ trợ NNT thông qua các Hội nghị đối thoại với DN trong đó lồng ghép việc triển khai chính sách thuế mới ban hành định kỳ hàng tháng, hàng quý. Đồng thời, giải đáp chính sách thuế trực tiếp tại cơ quan thuế, trả lời qua điện thoại; giải đáp, trả lời bằng văn bản.

-Quản lý, vận hành website tại Cục Thuế: Bộ phận website cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin trong Ngành, các văn bản pháp quy về thuế, văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế .

- Hỗ trợ NNT kê khai thuế qua mạng internet: ngành Thuế ban hành thông báo NNT nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet gửi đến các DN đóng trên địa bàn. Việc áp dụng kê khai qua mạng, góp phần vào quá trình cải cách và hiện đại hoá công tác thu nộp thuế. Việc kê khai qua mạng mang lại nhiều lợi ích cho nhà nước cũng như doanh nghiệp: nhanh chóng, chính xác, thuận lợi, không phụ thuộc vào không gian, thời gian kê khai, tiết kiệm chi phí... và cơ quan thuế cập nhật số liệu chính xác, tiết kiệm lao động... Do vậy, Cục Thuế cần tiếp tục triển khai mở rộng dự án nộp hồ sơ kê khai thuế qua mạng nhằm từng bước giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế cho NNT.

- Tăng cường bộ máy tuyên truyền, hỗ trợ tại cơ quan thuế các cấp: Chính sách, pháp luật thuế trong thời gian vừa qua có nhiều nội dung mới, khối lượng công việc trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ là khá lớn, trong khi nguồn nhân lực còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đội ngũ cộng tác viên, biên tập viên cho trang thông tin điện tử của Cục Thuế còn chưa đủ, ảnh hưởng đến chất lượng tin, bài như :còn hạn chế về nội dung, hình thức chưa đa dạng, phong phú, chuyên nghiệp.

- Tích cực triển khai các đề án phục vụ công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, như Đề án: “Xây dựng tiêu thức phân loại NNT”, Đề án: “Xây dựng cơ chế tham vấn các

đại lý thuế, NNT và các bên liên quan về thủ tục hành chính, chính sách thuế để đổi mới và hoàn thiện pháp luật thuế”, Đề án “Xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với đại lý thuế”, “Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ NNT”... để đáp ứng được nhiệm vụ tuyên truyền, hỗ trợ NNT một cách khoa học và hiệu quả nhất;

- Nâng cao chất lượng của hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của đơn vị; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cũng như hệ thống mạng được ổn định, khắc phục lỗi của một số chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, ổn định trong hệ thống các mẫu biểu kê khai thuế... để hướng dẫn các doanh nghiệp thuận tiện và hiệu quả.

- Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo gian lận, vi phạm chế độ chính sách thuế nhằm chủ động trong việc ngăn chặn các hành vi gian lận và sai phạm, tội phạm về thuế, để tạo sự bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao tính tuân thủ trong việc thực thi pháp luật thuế.

- Tích cực tổ chức các chương trình, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ về thuế, chính sách thuế một cách bài bản và hiệu quả, như: “Tuần lễ lắng nghe ý kiến NNT”, các “Hội nghị đối thoại với DN” trong và ngoài nước, “Thuế với học đường”, “Chính sách thuế và cuộc sống”, tuyên dương khen thưởng các DN tiêu biểu trong việc chấp hành, thực thi tốt pháp luật thuế, có đóng góp tích cực cho NSNN...

- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế bàng cách kết hợp việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo Nghệ An. Ngoài ra, có thể xây dựng phim tài liệu, các tiểu phẩm hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chính sách pháp luật về thuế; tuyên truyền thông qua các công cụ trực quan như: tranh cổ động, pano, áp phích. Thiết kế nội dung về chế độ, chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế, dưới dạng tở rơi, sổ tay miễn phí tại cơ quan thuế, kể cả nơi công cộng người nộp thuế thường lui tới.

- Phải dựa vào sự đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp, coi họ là đối tác chứ không phải đối tượng nộp thuế, cũng là chủ thể chứ không phải là khách thể trong công tác quản lý thuế. Cán bộ thuế và người nộp thuế cùng trao đổi, bàn bạc mọi vấn đề liên quan đến thuế một cách công khai, dân chủ nhằm hiểu rõ mọi chủ trương, chính sách thuế của nhà nước. Có biện pháp theo giõi, kiểm tra, giám sát đối với cán bộ thuế, nhằm phát hiện kịp thời những hành vi sai trái, lợi dụng thủ tục về thuế , để nhũng nhiễu, gây phiền hà cho các doanh nghiệp, cần phải được xử lý nghiêm minh.

Tóm lại, công tác tuyên truyền người nộp thuế không chỉ dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề về thủ tục, nghiệp vụ thuần túy mà cần nâng cao nhận thức của mọi người, coi việc nộp thuế là nghĩa vụ, quyền lợi cao nhất của một công dân đối với đất nước.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)