Thực trạng về công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 43 - 109)

2.2.1 Khái quát về Cục thuế Nghệ An

Tổ chức bộ máy của Cục Thuế theo mô hình quản lý theo chức năng hiện nay (Quyết định số 502/QĐ-TCT, 2010).

Cục Thuế Nghệ An gồm có 01 Cục trưởng và 03 Phó Cục trưởng.

- Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn.

- Phó Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Cục Thuế

1. Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế: tổ chức tuyên truyền về chính

sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý; là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế.

2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế: thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ

khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

3. Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế: thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.

4. Phòng Kiểm tra thuế: Cục thuế Nghệ an có 2 phòng Phòng Kiểm tra thuế 1

và Phòng Kiểm tra thuế 2.

Chức năng của các phòng là thực hiện việc giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế.

- Một số chức năng chính:

+ Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;

+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật quản lý thuế;

+ Kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thuộc diện kiểm tra trước của người nộp thuế trình Lãnh đạo Cục ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế;

+ Chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều kiện tổ chức thanh tra thuế;

+ Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp ...

+ Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo qui định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng hoá đơn thuế, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn thuế; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của người nộp thuế và của tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí;

+ Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra;

5. Phòng Thanh tra thuế: thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc

chấp hành pháp luật thuế, giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế. - Một số chức năng chính:

+ Tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra của Cục Thuế; thanh tra các trường hợp do Phòng Kiểm tra thuế, các Chi cục Thuế đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra thuế;

6. Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán: thực hiện việc chỉ đạo, hướng dẫn

nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý, quản lý và ra thông báo nợ thuế TNCN.

7. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: tổ chức, chỉ đạo triển khai quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

8. Phòng Quản lý các khoản thu từ đất: hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn; thực hiện kiểm tra tình hình thu về đất đai, giúp việc quản lý thống nhất, chống thất thu các khoản thu về đất. Các khoản thu từ đất bao gồm: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu lệ phí trước bạ đất, kể cả tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

9. Phòng Kiểm tra nội bộ: tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của cơ quan thuế, công chức thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10: Phòng Tin học: tổ chức quản lý, vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế.

11. Phòng Tổ chức cán bộ

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế.

12. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.

Chi cục Thuế ở các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế Nghệ An có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế gồm các Đội: A - Đội Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế; B - Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; C - Đội Kiểm tra Nội bộ

D - Một số Đội Kiểm tra Thuế;

Đ - Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; E - Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ và Dự toán;

F - Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ và Ấn chỉ;

G - Đội Quản lý Lệ phí Trước bạ - thu khác -Thuế Thu nhập cá nhân; H - Một số Đội Thuế liên xã, phường.

Tổng số lao động của Cục thuế Nghệ an là 201 người trong đó nam có 104 người chiếm 51,7%, nữ 97 người chiếm 48,3%. Về mặt trình độ, nếu căn cứ vào văn bằng, số cán bộ nhân viên có trình độ đại học chiếm đa số với 185 người, tương ứng 92% trong tổng số lao động. Trên góc độ ngạch công chức số chuyên viên chính của Cục là 32 người hay 15,9%; số lượng chuyên viên là lớn nhất với 153 cán bộ chiếm 76,1%; số còn lại là cán bộ nhân viên với số lượng không đáng kể chiếm chưa đầy 8% tổng số lao động.

Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục thuế Nghệ an là tương đối hợp lý và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Số lượng và chất lượng lao động về mặt tổng thể cũng như trong từng phòng ban chức năng là đáp ứng được yêu cầu của công việc, tuy nhiên còn cồng kềnh. Một số chức năng còn chồng chéo như Phòng Kiểm tra thuế thực hiện chức năng kiểm tra thuế và thu ngân sách chính tại văn phòng Cục thuế; ngoài ra còn thực hiện cả công tác thu nợ thuế ( nợ thuế của các DN ngoại tỉnh thực hiện XDCB tại Tỉnh Nghệ An, nợ thuế qua công tác kiểm tra); quản lý thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất; lẽ ra những chức năng này phải được các phòng Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế; Quản lý thuế TNCN và phòng Quản lý các khỏan từ đất đảm nhận.

Bảng 2.1: Thực trạng lao động tại Cục thuế Nghệ an tháng 12 năm 2013

Giới tính Trình độ Cơ cấu ngạch T T Vị trí làm việc Tổng số Nam Nữ ĐH TC Khác Chuyên viên chính Chuyên viên Cán Sự Nhân viên 1 Lãnh đạo cục 4 4 4 3 1 2 Phòng TTHT – NNT 8 5 3 8 2 6

3 P. Kê khai – Kế toán T 15 3 12 14 1 14 1

4 P. QLNT & CCNT 12 6 6 12 11 1

5 P. Kiểm tra thuế số 1 26 11 15 26 3 21

6 P. Kiểm tra thuế số 2 23 13 10 23 3 20

7 Phòng Thanh tra thuế 27 13 14 27 5 22

8 P. TH – NV – dự toán 10 3 7 10 2 8

9 P. QL thuế TNCN 7 2 5 7 1 6

10 P. QL CKT từ đất 9 6 3 9 3 6

11 Phòng Kiểm tra nội bộ 17 15 2 16 1 7 10

12 Phòng Tin học 9 7 2 9 9

13 Phòng Tổ chức cán bộ 7 3 4 7 2 5

14 P. HC – QT – TVAC 27 13 14 13 5 9 1 12 5 9

Tông số 201 104 97 185 7 9 32 153 7 9

Phòng Kiểm tra nội bộ thực hiện chức nămg kiểm tra nội bộ và xử lý khiếu nại tố cáo của người nộp thuế, liên quan đến cán bộ thuế; bên cạnh do dó còn có thêm chức năng thanh tra kiểm tra người nộp thuế, trong khi chức năng này theo quy định là của Phòng Thanh tra thuế, Kiểm tra thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiệp vụ quản lý thuế tại Cục Thuế Nghệ An đã thực hiện chủ yếu do các phần mềm hỗ trợ là chính, từ công tác kê khai của người nộp thuế ( kê khai mã vạch ); công tác gửi tờ khai qua mạng có chữ ký số, nhưng do người nộp thuế gửi nhiều lần thay đổi tờ khai mà không tích gửi bổ do đó đến khi Cơ quan thuế nhận dữ liệu, không thể biết hồ sơ kê khai nào là đúng dẫn đến có nhiều sai sót. Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ để Quản lý thuế như QLT, QLAC, TTR, quản lý thuế TNCN…nhưng do nhiều phần mền mà số liệu từ các phần mềm chưa có phần mềm tổng hợp, được tích hợp số liệu từ các phần mềm riêng lẻ vào, dẫn đến khi có yêu cầu báo cáo số liệu thì đòi hỏi phải thực hiện thủ công, lấy số liệu các phần mềm để báo cáo như số liệu báo cáo các ngành thanh tra, kiểm toán, nhất là chương trình quản lý thuế TNCN do việc quản lý thuế TNCN chưa được đồng bộ từ khâu đăng ký, người phụ thuộc chưa có mã số thuế ngay từ khi đăng ký, dẫn đến cơ quan thuế chưa thực hiện kiểm tra được các cá nhân là người phụ thuộc được đăng ký, do đó giảm trừ cho nhiều người cùng lúc .

Nhìn chung các phần mềm chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá. Cụ thể, các tiêu thức trong phần mềm không đáp ứng được yêu cầu quản lý, vì thế khi cần tra cứu số liệu phải tra cứu ở nhiều nơi đòi hỏi cán bộ thuế phải có trình độ và chịu khó để tra cứu và giải thích cho người nộp thuế.

Tóm lại: Nghiệp vụ quản lý thuế có phần mềm hỗ trợ là chủ yếu, tuy vậy vẫn còn có không ít công việc được thực hiện thủ công, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá. Chẳng hạn, các tiêu thức trong phần mềm không đáp ứng được yêu cầu quản lý, làm cho cán bộ thuế phải thực hiện lập các báo cáo thủ công theo yêu cầu của chuyên môn, nghiệp vụ.

Nếu chất lượng lao động đánh giá qua bằng cấp, thì số lao động này hoàn toàn có khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có khoảng 50% trong tổng số lao động của đơn vị có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

2.2.2 Tình hình quản lý thuế tại Cục thuế Nghệ An

2.2.2.1 Hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Qua bảng 2.2 ta thấy, tổng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Cục thuế trực tiếp quản lý – đây là những doanh nghiệp có vốn lớn, doanh thu cao, số

nộp thuế nhiều, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu – có sự biến động mạnh trong kỳ nghiên cứu. Nếu như năm 2011, tổng số là 503 thì tới năm 2012 lên tới 679, tức tăng 176 DN hay tăng 35%. Sang năm 2013, số DN chỉ còn 474, giảm 205 tức giảm 30,2%. Như vậy, xét về tổng thể, trong năm 2012 các doanh nghiệp có tiến bộ vượt bậc, khi những doanh nghiệp này có sự phát triển về mặt quy mô. Tuy nhiên, qua năm 2013, tình hình lại trở nên xấu đi, khi một số lượng lớn doanh nghiệp lại sụt giảm về quy mô kinh doanh.

Bảng 2.2: Cơ cấu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời kỳ 2011 – 2013.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

STT Ngành nghề hoạt động

SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%)

1 CN chế biến, chế tạo 133 26,4 174 25,6 120 25,3

2 Xây dựng, lắp đặt 157 31,2 200 29,5 163 34,4

3 Vận tải, kho bãi 19 3,8 33 4,9 27 5,7

4 Thương mại 93 18,5 158 23,3 95 20,0 - Bán buôn 81 16,1 116 17,1 81 17,1 - Bán lẻ 12 2,4 42 6,2 14 2,9 5 Nông-Lâm-Thủy sản 16 3,2 29 4,3 21 4,4 6 Dịch vụ, lưu trú 57 11,3 44 6,5 19 4,0 7 Khai khoáng 28 5,6 41 6,0 29 6,1 Tổng cộng 503 100 679 100 474 100

(Nguồn: Cục Thuế Nghệ An, 2014)

Có thể nói, sự biến động này là quá lớn, ngay cả trong trường hợp môi trường kinh tế toàn cầu cũng như trong nước có nhiều bất lợi, khi tình hình suy thoái chưa được hồi phục, và nói chung nền kinh tế đang trong thời kỳ bất ổn. Từ đó ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi.

Xét về cơ cấu ngành nghề kinh doanh, ngành xây dựng lắp đặt luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên, dưới 30% trong tổng số. Và bản thân ngành này cũng có sự biến độnglớn qua các năm, nếu như năm 2012 ghi nhận sự tăng trưởng so với năm trước (27,4%), thì năm 2013 lại suy giảm (18,5%). Đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng đóng băng của bất động sản ở nước ta nói chung và tại Nghệ An nói riêng.

Khối ngành có số lượng DN lớn thứ hai là công nghiệp chế biến, chế tạo, với tỷ trọng trong tất cả các năm đều chiếm trên 25% và số lượng của nó cũng biến động thất thường, từ 133 năm 2011 lên 174 năm 2012 (tăng 30,8%) , lại giảm xuống còn 120 vào năm 2013 (giảm 31%).

Khối ngành có số lượng DN lớn thứ ba là thương mại, với tỷ trọng qua các năm xấp xỉ 20% và nó cũng chịu sự biến động rất lớn trong vòng 3 năm. Cụ thể vào năm 2011 mới chỉ có 93 đơn vị, sang năm 2012 lên tới 158, tăng 67%; thế nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống còn 95 DN tương ứng giảm 39,9%.

Điều đáng lưu tâm là trong khối ngành sản xuất, khối Nông – Lâm – Ngư có số lượng DN rất không đáng kể với tỷ trọng khiêm tốn 3 – 4%. Là một tỉnh thuộc loại lớn nhất nước cả về diện tích lẫn dân số, khi phần lớn cư dân sống nhờ các ngành này, trong khi đó vị trí các DN của nó khiêm nhường đến như vậy.Vấn đề đặt ra là nhà nước phải có chính sách đồng bộ trong đó có thuế để tạo điều kiện cho những ngành sản xuất quan trọng như vậy phát triển.

Nhìn chung trong tất cả các ngành khác cũng tuân theo quy luật là tăng mạnh về số lượng trong năm 2012 và giảm mạnh vào năm kế tiếp. Ta chỉ có thể lý giải hiện

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh nghệ an (Trang 43 - 109)