cung cấp bởi Cục thuế Nghệ An
Để có được đánh giá khách quan phản ánh thực trạng trình độ quản lý thuế của Cục thuế Nghệ An, tác giả đã tiến hành điều tra ý kiến khách hàng là các doanh nghiệp theo phiếu câu hỏi mà tác giả đã soạn thảo và hiệu chỉnh thông qua thảo luận nhóm với các chuyên gia.
Số phiếu phát ra là 150, số mẫu thu về là 136, trong đó có 130 mẫu là hợp lệ. Kết quả cụ thể được phản ánh trên bảng 2.11.
Về công tác tuyên truyền các luật thuế đối với các doanh nghiệp, thể hiện qua việc trả lời câu hỏi: “Các luật thuế đến với các DN bằng nhiều kênh thông tin”, nhận được sự nhất trí cao của 16,9% của số DN được hỏi; 39,2% biểu lộ sự đồng tình. Số còn lại, có tới 32,3% trả lời “bình thường”, cũng có thể hiểu người được phỏng vấn không có ý kiến; chỉ có 11,5% là không đồng ý. Qua đó ta có thể kết luận rằng, Cục thuế Nghệ an đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế (NNT) tiếp cận với các luật thuế trên nhiều phương diện khác nhau. Một vấn đề đặt ra cho cơ quan thuế vô cùng quan trọng là làm sao cho NNT nhận thức, nắm vững những vấn đề liên quan đến thuế, xác định rõ bổn phận của mình đối với nghĩa vụ thuế, coi đó là trách nhiệm cao cả nhất của một công dân đối với nhà nước.
Về câu hỏi thủ tục kê khai và quyết toán thuế phức tạp đối với các DN, nhận được sự tán thành tuyệt đối của 25,4% và sự đồng tình của 35,4% NNT. Số còn lại, có tới33,8% số người được hỏi không có ý kiến; chỉ có một số không đáng kể chiếm tỷ lệ 5,4% bày tỏ sự không đồng tình với quan điểm này. Điều đó cho thấy, thủ tục kê khai và quyết rườm rà,rắc rối, nhiêu khê làm mất nhiều thời gian của người nộp thuế. Và điều đó cũng không có gì lạ khi Việt nam được coi là một trong những quốc gia có thời gian làm các thủ tục về thuế chậm nhất thế giới với 872 giờ. Một điều tất yếu xẩy ra là các doanh nghiệp không thể hài lòng với chất lượng dịch vụ như vậy.
Bảng 2.11 Kết quả điều tra ý kiến của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Hoàn toàn ĐY Đồng ý Bình thường Không đồng ý H/toàn KĐY TTT Các yếu tố (1) (2) (3) (4) (5) 22 51 42 15 0
1 Các luật thuế đến vớicác DN
bằng nhiều kênh thông tin. 16,9% 39,2% 32,3% 11,5% 0%
33 46 44 7 0
2 Thủ tục kê khai và quyết toán thuế
phức tạp đối với các DN 25,4% 35,4% 33,8% 5,4% 0%
31 72 21 6 0
3 Các văn bản chính sách về thuế đến
với DN kịp thời 23,8% 55,4% 16,2% 4,6% 0%
21 32 50 21 6
4 Việc trả lời những thắc mắc của các
DN là thỏa đáng 16,1% 24,6% 38,5% 16,1% 4,6%
15 35 51 22 7
5 Luật quản lý thuế đối xử bình đẳng
đối với các loại hình DN 11,5% 26,9% 39,2% 16,9% 5,4%
8 37 57 21 7
6 Quá trình tự in và bảo quản hóa đơn
gây khó khăn đối với DN 6,1% 28,5% 43,8% 16,1% 5,4%
15 32 43 29 11
7 Các phương pháp tính thuế đối với
DN là phù hợp 11,5% 24,6% 33,1% 22,3% 8,5%
25 48 51 6 0
8 Cơ quan thuế có các dịch vụ hộ trợ
đơn vị nộp thuế 19,2% 36,9% 39,2% 4,6% 0%
17 53 52 7 1
9
Qui trình nộp thuế được tổ chức khoa học
13,1% 40,1% 40,0% 5,5% 1%
2 27 55 36 10
10 Qui trình hoàn thuế được tổ chức
khoa học 1,5% 20,8% 42,3% 27,7% 7,7%
6 46 67 11 0
11 Qui trình trả lại chứng từ được tổ
chức khoa học 4,6% 35,4% 51,5% 8,5% 0%
9 35 52 29 5
12 Trình độ nghiệp vụ của cán bộ thuế
đáp ứng được nhu cầu của công việc 6,9% 26,9% 40,0% 22,3% 3,8%
2 23 45 38 22
13 Xử lý khai man trốn thuế tạo sự bình
dẳng đối với các DN 1,5% 17,7% 34,6% 29,2% 16,9%
5 27 61 31 6
14 Tác phong, tư cách đạo đức của cán
bộ thuế đúng mực 3,8% 20,8% 46,9% 23,8% 4,6%
Với câu hỏi các văn bản chính sách về thuế đến với doanh nghiệp kịp thời được 79,2% đánh giá cao, cụ thể là hoàn toàn đồng ý và đồng ý. Số doanh nghiệp không bày tỏ quan điểm chỉ có 16,2% và một số ít trả lời không đồng ý với tỷ lệ 4,6%. Có thể nói, với tư cách cơ quan chức năng quản lý trực tiếp các doanh nghiệp trên địa bàn,
Cục thuế đã làm tốt trách nhiệm của mình khi cung cấp các văn bản pháp lý về thuế một cách kịp thời cho các đơn vị.
Việc trả lời thắc mắc của các doanh nghiệp cũng được đánh giá tương đối khả quan, khi có tới 16,1% số được hỏi hoàn toàn nhất trí và 24,6% bày tỏ sự đồng ý. Số còn lại, phần lớn không có ý kiến, chỉ có một số không nhiều 16,1% không đồng ý và một số ít 4,6% thể hiện sự bất bình. Như vậy, việc giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp của cơ quan thuế sở tại chưa thực sự thỏa đáng, tuy không nhiều nhưng vẫn còn tình trạng người được hỏi không thỏa mãn với sự tư vấn, giải đáp.
Về vấn đề đối xử bình đẳng đối với các loại hình doanh nghiệp, nhận được sự đồng tình ở các mức độ khác nhau là 36,4%; có tới 39,2% không bày tỏ quan điểm. Số doanh nghiệp không đồng ý ở các mức độ khác nhau khá lớn lên tới 21,4%. Như vậy, có thể nói một vấn đề vô cùng quan trọng là sự bình đẳng của mọi đối tượng chịu thuế chưa nhận được sự đánh giá khả quan.Đây có thể là vấn đề khởi nguyên từ bản thân luật thuế chưa tạo lập được sự bình đẳng này, nhưng cũng hoàn toàn có thể xuất phát từ những người thực thi pháp luật.
Về câu hỏi quá trình tự in và bảo quản hóa đơn gây khó khăn cho các doanh nghiệp, nhận được sự đồng tình của 34,6% của số người được hỏi; số không có ý kiến lên tới 43,8%; những đơn vị cho rằng điều đó không tồn tại là 21,5%. Qua đó có thể nói, việc quản lý quá trình tự in và bảo quản hóa đơn của cơ quan thuế chưa thực sự được các doanh nghiệp đánh giá cao. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là lỗi thuộc về cơ quan thuế, nhiều khi xuất phát từ nhận thức, trình độ của người nộp thuế, hơn nữa đây là hình thức quản lý hóa đơn mới nên các doanh nghiệp chưa thực sự nắm bắt được vấn đề. Về phía Cục thuế, nếu có chăng là trách nhiệm phổ biến hướng dẫn các văn bản của cơ quan quản lý cấp trên.
Trả lời câu hỏi các phương pháp tính thuế đối với doanh nghiệp là phù hợp, có 36,1% nhất trí với vấn đề này; 33,1% số người được hỏi không có ý kiến; có tới 30,8% biểu lộ sự không đồng tình. Như vậy, số lượng ý kiến là của các nhóm (đồng ý, không có ý kiến, không đồng ý) được phỏng vấn gần như tương đương nhau về mặt số lượng, điều đó chứng tỏ các quan điểm về vấn đề này là khá đa dạng.Đây cũng là vấn đề bình thường xẩy ra đối với việc thực thi các nghiệp vụ về thuế khi trình độ chuyên môn của các đối tượng chịu thuế là rất khác nhau.Tuy nhiên, một vấn đề mà cơ quan quản lý
thuế cần quan tâm, là làm sao tạo thuận lợi cao nhất cho người nộp thuế, để họ mất thời gian ít nhất cho công tác này.Một thực tế cho thấy, ngay cả những nước tiên tiến, người nộp thuế nhiều khi cũng lúng túng đối với những vấn đề tác nghiệp như thế này.
Về các dịch vụ đơn vị nộp thuế từ phía cơ quan thuế, có sự đánh giá cao của 19,2% các doanh nghiệp được hỏi, 36,9% biểu lộ sự đồng tình; số không bày tỏ quan điểm là 39,2%; những người không đồng ý chiếm một tỷ lệ không đáng kể là 4,6%. Qua đó thấy rằng công tác này của Cục thuế Nghệ An được thực hiện khá tốt. Tuy vậy, điều cần lưu ý là con số doanh nghiệp không có ý kiến có tỷ lệ khá cao.
Về tính khoa học của quy trình nộp thuế được 53,2% số đơn vị được phỏng vấn thừa nhận; số doanh nghiệp trả lời “bình thường” là 40%; số còn lại không đồng ý chiếm một tỷ lệ không đáng kể với 6,6%. Như vậy, quy trình nộp thuế được thực hiện bởi cơ quan thuế sở tại, được đại bộ phận người nộp thuế địa phương tán đồng.Tuy vậy, vẫn còn tới 40% số được phỏng vấn không cho ý kiến.
Về quy trình hoàn thuế chỉ được 22,3% số người được hỏi chia sẻ sự đồng tình; số cho là “bình thường” là khá lớn với 42,3% trên tổng số doanh nghiệp được phỏng vấn; điều đáng quan tâm là có tới 35,4% số đơn vị được phỏng vấn bày tỏ sự bất đồng. Như vậy, có thể nói công tác hoàn thuế của cơ quan thuế địa phương chưa được người nộp thuế đánh giá cao.Câu hỏi đặt ra là vì sao vậy?Nếu xét về bản thân quy trình được nhà nước quy định một cách chặt chẽ nhằm bảo đảm tính chính xác trong việc hoàn thuế.Mặc dầu vậy, không phải ai cũng nhận thức được điều đó, nên không tránh khỏi tình trạng có ai đó vẫn không đồng tình. Mặt khác, quan trọng hơn là xem xét về những cán bộ thuế thực thi quy trình này như thế nào, họ có gây khó dễ cho các doanh nghiệp hay không, hay là do năng lực trình độ của họ còn nhiều hạn chế nên lúng túng trong tác nghiệp…Nhưng xét cho cùng, dù xuất phát từ nguyên nhân nào cơ quan thuế cũng cần phải xem xét để tìm cách tháo gỡ.
Về quy trình trả lại chứng từ được sự đánh giá tốt của 40% số doanh nghiệp được phỏng vấn; những đơn vị không bày tỏ quan điểm chiếm đại đa số với 51,5%; số lượng những người không đồng ý rất ít, chỉ có 8,5%. Như vậy, quy trình trả lại chứng từ được cơ quan thuế sở tại thực hiện tốt, nhận được sự chấp thuận của đại bộ phận doanh nghiệp.
Về trình độ nghiệp vụ của cán bộ thuế được 34,8% số đơn vị được hỏi cho là đáp ứng được yêu cầu của công việc; trong khi 40% số người được phỏng vấn không có ý kiến cụ thể và có tới 26,1% đánh giá là chưa đạt yêu cầu. Đây là một câu hỏi thuộc diện nhạy cảm, vì nó đề cập đến khả năng cán bộ thuế. Vì vậy, khả năng nhận được một câu trả lời thẳng thắn, khách quan của tất cả mọi người là rất hiếm. Từ đó ta có thể suy ra, một bộ phận không nhỏ của cán bộ thuế có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần phải xem xét lại.
Vấn đề xử lý khai man, trốn thuế chỉ được 19,2% số doanh nghiệp được phỏng vấn cho là tốt; trong khi đó có tới 46,1% thể hiện quan điểm bất bình. Những người không đưa ra ý kiến cụ thể cũng lên tới 34,6%. Như vậy, có thể nói đại bộ phận những người được hỏi không hài lòng với công tác xử lý khai man, trốn thuế của cơ quan thuế sở tại.Nói cách khác, trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến khai man, trốn thuế chưa thể hiện được một sự khách quan, minh bạch, còn ẩn chứa nhiều khúc mắc.Từ đó ta cũng có thể suy ra, về mặt này, cơ quan thuế chưa tạo lập được một sự bình đẳng đối với các doanh nghiệp.Đây là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của ngành thuế, trong việc tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh, đặt trên nền tảng của sự bình đẳng, công bằng.
Về tác phong, tư cách, đạo đức của cán bộ thuế được 24,6% số người được hỏi cho là đúng mực. Số doanh nghiệp có quan điểm ngược lại nhiều hơn không đáng kể với tỷ lệ 28,4%. Điều đáng nói là có tới 46,9% số được hỏi không bày tỏ chính kiến. Nếu xét trên bình diện số liệu đơn thuần ta có thể kết luận là phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế là chấp nhận được. Tuy nhiên, cần lưu ý đây là dạng câu hỏi vô cùng nhạy cảm, khi người nộp thuế lại phải đánh giá về tư cách của cán bộ thuế quản lý trực tiếp mình. Tại các nước phát triển, mối quan hệ giữa cơ quan thuế và đối tượng chịu thuế, hay nói cách khác giữa cán bộ thuế và người nộp thuế được xem là đối tác, còn ở những nước đang phát triển như Việt Nam, tình hình lại khác. Chính vì vậy khi người trả lời bình thường thì khả năng có thể trở thành “không bình thường” rất cao. Nói tóm lại, để đánh giá về đạo đức của một cán bộ thuế là rất khó khăn, nếu căn cứ vào các tiêu chỉ thường được sử dụng. Tuy vậy, nếu thông qua kết quả điều tra khảo sát phần nào cho ta thấy thực chất của vấn đề, điều mà bất cứ cơ quan thuế nào cũng đều cần dành sự quan tâm đặc biệt.
Tóm lại, kết quả điều tra khảo sát khách hàng là các doanh nghiệp chịu sự quản