Tham vấn cộng đồng của tiểu dự án tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu dự án cấp nước và nước thải đô thị việt nam tiểu dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã bỉm sơn – tỉnh thanh hóa báo cáo kế hoạch tái định cư (Trang 62 - 124)

7. THAM GIA CỘNG ĐỒNG, THAM VẤN VÀ CƠ CHẾ KHIẾU NẠI

7.2.4Tham vấn cộng đồng của tiểu dự án tỉnh Thanh Hóa

Trong quá trình chuẩn bị, các cuộc tham vấn cộng đồng, đặc biệt các hộ dân BAH bởi dự

án về dự kiến kế hoạch bồi thường và hỗ trợ. Trong khoảng thời gian từ ngày 27/7/2010 đến ngày 03/8 năm 2010 nhóm chuyên gia Xã hội/ Tái định cư của Nhóm HTKT đã tiến hành các cuộc tham vấn cộng đồng nhằm thông báo và tham vấn cộng đồng dân cư cũng như quyền lợi của dự án.

- Người dân địa phương đồng tình và ủng hộ dự án. Do Thị xã hiện nay chưa có hệ thống

thoát nước, người dân ý thức được các vấn đề về ngập lụt, môi trường sẽ ảnh hưởng đến đời sống của họ, vì vậy họ đồng tình ủng hộ triển khai dự án

Các phương án bồi thường đã được thông báo đến người dân và theo đó cũng đã thu được các ý kiến, các hộ BAH mong muốn được bồi thường theo hình thức ” đất đổi đất”. Trong trường hợp

không có đất để thực hiện phương án trên, người dân mong muốn được bồi thường theo mức giá phù hợp.

- Thông báo và tham vấn người dân về kế hoạch thực hiện công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng. Đồng thời, người dân mong muốn tiểu dự án sớm được xây dựng để người dân nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ngập lụt giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở

- Một số thảo luận liên quan khác của người dân...

Bảng 7.2.4 kế hoạch tham vấn cộng đồng đã triển khai tại Bỉm Sơn- Thanh Hóa. TT Phường/xã Ngày Nội dung

1 Đông Sơn 27/07 2 Hà Lan 27/07 3 Quang Trung 29/07 4 Bắc Sơn 28/07 5 Phú Sơn 03/08 6 Lam Sơn 01/08 7 Ngọc Trạo 02/08 8 Ba Đình 02/08 Thành phần: Khoảng 20-25 hộ tại mỗi cuộc tham vấn Thời gian: sáng 8h Chiều 2h

Nội dung chính: Lãnh đạo mỗi xã/phường giới thiệu về

mục tiêu và thành phần dự họp. Tiếp theo, nhóm tư vấn sẽ: Giới thiệu về tiểu dự án Giới thiệu về các công trình dự kiến Các tác động dự kiến Các biện pháp giảm thiểu Các phương án bồi thường

án Kết thúc:

Lãnh đạo địa phương tuyên bố kết thúc cuộc họp và cùng các hộ dân ký vào biên bản tham vấn cộng đồng

7.2.5 Tờ Rơi Thông Tin Công Cộng

Để đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng, đại diện của họ và chính quyền địa phương

trong những vùng ảnh hưởng hiểu một cách đầy đủ và chi tiết về Chương trình tái định cư và

cũng được thông báo về việc bồi thường và khôi phục áp dụng cho Dự án, các Ban Quản lý Dự

án, với sự trợ giúp của tư vấn, sẽ soạn thảo tờ rới thông tin công cộng (PIB), có tham khảo ý kiến của Ngân hàng Thế giới. Tài liệu này sẽ được phân phát đến tất cả những người bị ảnh

hưởng trong vùng dự án. Nội dung chung của PIB như sau:

 Mô tả vắn tắt về Dự án

 Tiến độ thực hiện

 Tác động của Dự án

 Quyền lợi được hưởng và quyền của những người bị ảnh hưởng

 Chính sách tái định cư và khôi phục đối với tất cả các loại hình tác động

 Cơ quan chịu trách nhiệm về tái định cư

 Phổ biến thông tin và tham vấn với người bị ảnh hưởng

 Những việc phải làm nếu những ngườiảnh hưởng có câu hỏi hay gặp vấn đề khúc mắc

 Thủ tục giải quyết khiếu nại và Giám sát độc lập.

7.2.6 Thông Báo Công Khai

Bên cạnh việc thông báo công khai đối với những người chịu tác động và các cộng đồng của họ, Khung chính sách tái định cư này và các Kế hoạch Tái định cư phải có ở các trung tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thông tin công cộng của tỉnh Thanh Hóa và ở BQLDA thị xã Bỉm Sơn, tại Info Shop ở Thủ Đô

Oa-shing-ton và Trung Tâm Thông Tin Phát Triển Việt Nam (VDIC) tại Hà Nội.

7.3 Thủ tục giải quyết khiếu nại

Những người chịu tác động của dự án có thể khiếu nại liên quan đến quyền được hưởng bồi thường, chính sách và đơn giá bồi thường, thu hồi đất, tái định cư và các quyền được hưởng liên quan đến các chương trình hỗ trợ tái thiết. Những khiếu nại của những người chịu tác động của dự án có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản, nhưng trong trường hợp họ phàn nàn bằng miệng, ban tiếp nhận sẽ ghi chép lại thắc mắc đó trong cuộc tiếp kiến đầu tiên với người khiếu nại.

Các tổ chức quần chúng địa phương, bao gồm Mặt trận, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các nhóm trung gian… sẽ được huy động để tham gia tích cực vào quá trình giải quyết các thắc mắc, khiếu nại phát sinh của những người BAH.

Trong suốt quá trình khiếu nại, người bị ảnh hưởng không phải trả bất cứ phí hành chính hay pháp lý nào.

Bốn bước của Thủ tục giải quyết khiếu nại như sau:

Bước 1: Những khiếu nại thắc mắc của những người bị ảnh hưởng về chương trình tái định cư,

hoặc những mất mát chưa được đề đạt hay giải quyết trước đó, trước hết sẽ được chuyển đến cho Uỷ ban Nhân dân cấp phường/xã bằng văn bản hoặc phản ánh trực tiếp. Có thể thảo luận về các thắc mắc trong một cuộc họp không chính thức giữa người khiếu nại và Chủ tịch UBND

phường/xã. Uỷ ban Nhân dân phường/xã sẽ chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thắc mắc.

Bước 2: Nếu trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký khiếu nại, mà không thoả thuận hoặc hoà giải được, hoặc nếu người bị ảnh hưởng không nhận được trả lời của UBND phường/xã, thì có thể

khiếu nại lên Ban Bồi thường, TĐC của thị xã. Thắc mắc phải được giải quyết trong vòng 1 tháng kể từ ngày khiếu nại gốc. Ban Bồi thường, TĐC thị xã phải ra quyết định trong vòng nửa tháng kể

từ ngày nhận được khiếu nại.

Bước 3: Nếu người bị ảnh hưởng không thoả mãn với quyết định của Ban Bồi thường /Uỷ ban Nhân dân Thị xã hoặc đại diện của Uỷ ban, hoặc Uỷ ban nhân dân Thị xã không có trả lời thì

đại diện của Hội đồng Bồi thường, TĐC tỉnh sẽ ra quyết định giải quyết trong vòng 30 ngày kể từ

ngày Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp nhận khiếu nại.

Bước 4: Nếu người bị ảnh hưởng vẫn không thoả mãn với quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Hội đồng thẩm định của tỉnh về kháng nghị đó, hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh không có trả lời trong thời hạn qui định, thì người bị ảnh hưởng có thể khiếu kiện trường hợp mình lên toà án Hành Chính Thị xã/Huyện để được giải quyết theo luật định.

8. KẾ HOẠCH THỰC HIỆNLịch trình thực hiện như sau: Lịch trình thực hiện như sau:

Họat Động 1: Phổ biến thông tin trước khi thiết kế chi tiết:

Trước khi bắt đầu thiết kế chi tiết, các Ban QLDA và chính quyền địa phương sẽ cung cấp thông tin về Dự án trong toàn vùng dự án. Các cuộc họp về phổ biến thông tin này sẽ được tổ chức ở các xã chịu ảnh hưởng để thông báo cho các cộng đồng về

o quy mô của dự án

o các tác động

o các quyền được hưởng đối với các loại thiệt hại

o Lịch trình hoạt động bắt đầu với khảo sát thiết kế chi tiết

o các trách nhiệm về tổ chức

o cơ chế khiếu nại.

Tài liệu phổ biến (tranh, ảnh, hoặc sách) về thực hiện dự án sẽ được chuẩn bị và phân phát đến tất cả những phường/xã bị ảnh hưởng tại các cuộc họp.

Hoạt Động 2: Thiết lập các Hội đồng/Ban Bồi thường:

Tỉnh sẽ thiết lập các Ban Tái Định Cư của Thị xã ngay sau khi dự án được phê chuẩn. Họat Động 3: Đào tạo cho cán bộ tái định cư:

Một khi Hội đồng hay Ban bồi thường đã được thành lập, tất cả những cán bộ chịu trách nhiệm về tái định cư thuộc các Ban quản lý Dự án, các Hội đồng/Ban bồi thường cấp tỉnh/Thị xã, các cán bộ phường/xã tham gia sẽ được các chuyên gia tư vấn TĐC đào tạo. Chủ đề đào tạo bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Mục tiêu của Kế hoạch Tái định cư;

o Các nguyên tắc, chính sách và các quyền bồi thường được quy định trong Kế hoạch Tái định

cư;

o Các phương pháp tham vấn và phổ biến thông tin;

o Các bước thực hiện, thủ tục và lịch trình;

o Cơ chế giải quyết khiếu nại; và,

o Nghĩa vụ và quyền hạn của các cá nhân/ các tổ chức tham gia trong quá trình thực hiện

chương trình tái định cư.

Trong quá trình thiết kế chi tiết, các Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ cập nhật đơn giá bồi thường theo giá thay thế cho tất cả các loại thiệt hại và điều chỉnh trợ cấp theo lạm phát. Việc này sẽ được tiến hành với sự tham vấn những người bị ảnh hưởng bởi Dự án và với các cơ quan chính quyền

địa phương.

Họat Động 5: Khảo sát đo đạc chi tiết

Trước mỗi một giai đoạn mới của dự án, sẽ tiến hành khảo sát đo đạc chi tiết mới cho mỗi Dự

án sau khi có thiết kế chi tiết. Các khảo sát điều tra này sẽ là cơ sở bồi thường và cập nhật cho các Kế hoạch Tái định cư. Dữ liệu sẽ được các Ban Quản lý Dự án nhập và quản lý trên máy vi tính.

Họat Động 6: Áp giá và bồi thường cho người biảnh hưởng bởi Dự án

Hội đồng/Ban Bồi thường, TĐC Thị xã có trách nhiệm áp giá và chuẩn bị các bảng biểu bồi

thường cho mỗi xã/Thị xã bị ảnh hưởng. Các bảng biểu này sẽ được Ban QLDA và UBND tỉnh thẩm định vầ giá, số lượng tài sản bị ảnh hưởng, các quyền mà người bị ảnh hưởng bởi Dự án

được hưởng .v.v. trước khi thông báo tới mỗi xã để mọi người xem xét và cho ý kiến. Tất cả các bảng kê áp giá bồi thường phải được kiểm tra và ký nhận bởi người bị ảnh hưởng để chứng tỏ sự đồng thuận của họ.

Họat Động 7: Bồi thường và hỗ trợ:

Tiền bồi thường và tiền trợ cấp sẽ được chi trả dưới sự giám sát của các đại diện của Hội đồng bồi thường Thị xã, chính quyền xã và đại diện những người BAH trước khi trao thầu để tiến hành thực hiện thi công dự án.

Họat Động 8: Di Dời / Tái Đinh Cư :

Công tác này chỉ được bắt đầu sau khi toàn bộ bồi thường cho tất cả những người bị ảnh hưởng

đều đã được hoàn tất và khu tái định cư đã sẵn sàng để cư trú, có nghĩa là tất cả hệ thống cơ sở

hạ tầng đã được hoàn tất và họat động tốt. Tái định cư phải được hoàn tất ít nhất một (1) tháng

trước khi bắt đầu khởi công. Họat Động 9: Theo Dõi :

Theo dõi nội bộ và độc lập phải được tiến hành ngay sau khi Kế Hoạch Tái Định Cư được phê duyệt.Việc theo dõi phải được tiến hành liên tục trong suốt quá trình xây dựng. Một cuộc khảo sát giá thay thế sẽ được tiến hành bởi một tổ chức theo dõi bên ngoài (EMA) trước hay trong khi khảo sát đo đạc chi tiết và tư vấn cho UBND tỉnh về giá bồi thường. Đánh giá sau khi tái định

cư cũng sẽ được thực hiện bởi EMA sau khi hoàn thành mọi họat động tái định cư khoảng từ 6

9. CHI PHÍ VÀ NGÂN SÁCH

9.1 Giá đền bù

Giá bồi thường đề xuất được chi tiết hóa tại Bảng 9.2. Những giá này sẽ được cập nhật sau khi thiết kế kỹ thuật chi tiết được hoàn tất. (Bảng 9.2)

9.2 Dự toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có một số giả định để ước tính chi phí tái định cư như sau

Giả định là các hộ đều có quyền hợp pháp về đất đai hoặc có thể được hợp thức hoá trong

tương lai nên được nhận tất cả các khoản bồi thường và hỗ trợ theo quy định.

Bảng 9.2 Chi Phí Đền Bù Ước Tính cho phương án chọn

 Ước tính: 1 USD = 19.000 VN

TT Hạng mục Thành tiền

A Chi phí bồi thường đất 2799050000

Đất nông nghiệp 2639050000

Đấtở 160000000 B Tài sản vật chất 5061072419

Sân tường 5061072419

C Cây cối hoa màu 460900000 Cây lấy gỗ 11700000 Hoa màu 449200000 D Chương trình hỗ trợ 380,000,000 Đào tạo nghề 165,000,000 Hỗ trợ kinh doanh 215000000 Tổng A+B+C+D 8,701,022,419 1 Giám sát độc lập (3%) 261030672.6 2 Giám sát quản lý (2%) 174020448.4 3 Dự phòng trượt giá (5%) 435051121 Tổng 9,571,124,661 Làm tròn 9571125000 USD 503743

9.3 Nguồn quỹ tái định cư

Ngân sách cho việc thực hiện Kế Hoạch Tái Định Cư sẽ là một phần của vốn đốiứng của Việt Nam. UBND Tỉnh Thanh Hóa sẽ cung cấp vốn đốiứng cho việc thực hiện đền bù và tái

định cư và sẽ được bao gồm trong tổng chi phí đầu tư của Dự án.

Chi phí đào tạo thực hiện công tác TĐC, chi phí phát triển các khu Tái định cư và chi phí Giám sát độc lập Tái định cư sẽ lấy từ nguồn vốn vay ODA Dự án.

10. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

Giám sát là một quá trình liên tục của việc đánh giá thực hiện Dự án, liên quan tới lịch thực hiện đã được thống nhất, về việc sử dụng các đầu vào, hạ tầng cơ sở và dịch vụ của dự án. Giám sát cung cấp cho tất cả các bên liên quan những phản ảnh liên tục về tình hình thực hiện.

Nó xác định được thực tế và khả năng thành công và khó khăn nảy sinh ngay khi có thể, để tạo

điều kiện có thể chấn chỉnh kịp thời trong giai đoạn hoạt động Dự án. Giám sát có 2 mục đích:

 Thẩm tra các hoạt động của Dự án đó có hoàn thành một cách hiệu quả hay không, kể cả về

số lượng, chất lượng và thời gian.

 Đánh giá những hoạt động này có đạt được mục tiêu và mục đích Dự án đề ra hay không, và mức đó đạt được như thế nào.

Các cơ quan thực hiện (BQLDA) cũng như các tổ chức giám sát độc lập do họ hợp đồng sẽ theo dõi, giám sát thường xuyên việc thực hiện các Kế Hoạch TĐC.

10.1 Giám sát nội bộ

Giám sát Nội bộ việc thực hiện Kế hoạch Tái định cư của các Dự án là trách nhiệm của

các cơ quan thực hiện, với sự hỗ trợ của tư vấn dự án. Các tổ chức thực hiện sẽ giám sát tiến độ

của việc chuẩn bị và thực hiện TĐC thông qua các báo cáo tiến độ thường xuyên.

Các chỉ tiêu chính của giám sát nội bộ bao gồm:

 Chi trả bồi thường cho những hộ bị ảnh hưởng về các loại thiệt hại khác nhau theo chính sách bồi thường được mô tả trong các Kếhoạch Tái định cư

 Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật, di chuyển vị trí, chi trả trợ cấp và hỗ trợ di chuyển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thực hiện việc khôi phục nguồn thu nhập và quyền đươc hưởng hỗ trợ phục hồi.

 Phổ biến công khai thông tin và các thủ tục tư vấn.

 Bám sát các thủ tục khiếu nại, các vấn đề tồn tại đòi hỏi sự chú ý về quản lý.

 Ưu tiên người bị ảnh hưởng về các lựa chọn đã đưa ra.

 Phối hợp và hoàn thành các hoạt động tái định cư và trao hợp đồng xây lắp.

Ban Quản Lý Dự Án sẽ thu thập thông tin hàng tháng từ các Ban bồi thường khác nhau. Một cơ sở dữ liệu về thông tin theo dõi thực hiện tái định cư của Dự án sẽ được duy trì và cập nhật hàng tháng.

Ban Quản Lý Dự Án trình nộp một báo cáo giám sát nội bộ về tình hình thực hiện Kế

hoạch Tái định cư lên Ngân hàng Thế giới như một phần của báo cáo quý mà họ phải nộp lên Ngân hàng. Các báo cáo Giám sát nội bộ phải chứa đựng các thông tin sau:

Một phần của tài liệu dự án cấp nước và nước thải đô thị việt nam tiểu dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã bỉm sơn – tỉnh thanh hóa báo cáo kế hoạch tái định cư (Trang 62 - 124)