Quy hoạch phát triển du lịch biển

Một phần của tài liệu “ Nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh” (Trang 50 - 54)

Từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng ở Thiên Cầm một khu nghỉ mát, nhưng do chiến tranh các công trình đó đã bị phá hủy. Bãi biển Thiên Cầm như một hình cánh cung trải dài gần 3 km bắt đầu từ núi Thiên Cầm đến núi Đầu Voi, cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) tạo nên những phím đàn trời án ngự dòng suối Kỳ La, để dòng suối trong vắt này uốn lượn rồi đổ ra biển.

Hiện tại khu du lịch Thiên Cầm có tổng diện tích 436.5 ha gồm: phía Nam diện tích 170 ha đã đưa vào quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả, phía Bắc diện tích 266,5 ha đã được các kiến trúc sư Pháp quy hoạch thành khu nghỉ dưỡng cao cấp và đang tiến hành giải phóng mặt bằng và kêu gọi đầu tư. Hiện nay, khu du lịch Thiên Cầm đang được tổng cục du lịch quy hoạch để trình chính phủ công nhận khu DL chuyên đề quốc gia với diện tích khoảng 1350 ha nằm trên diện tích của bốn đơn vị hành chính là: Thị trấn Thiên Cầm; xã Cẩm Nhượng; thôn Rạng Đông của xã Cẩm Dương; xã Cẩm Lĩnh.

Phạm vi quy hoạch khu du lịch Thiên Cầm bao gồm một phần lãnh thổ thị trấn Thiên Cầm, xã Cẩm Dương, xã Cẩm Lĩnh và toàn bộ diện tích xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên). Quy mô diện tích ước tính khoảng 1.557 ha. Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Thiên Cầm hướng đến du lịch chất lượng cao, kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái và văn hóa. Các hạng mục quy hoạch khu chức năng gồm: khu trung tâm đón tiếp, điều hành du lịch và dịch vụ công; khu nghỉ mát, tắm biển chất lượng cao; công viên sinh thái và văn hóa; khu nghỉ mát, tắm biển tổng hợp; làng nghề phục vụ tham quan du lịch; khu du lịch sinh thái; khu nghỉ mát, tắm biển kết hợp với dân cư; khu sân golf 18 lỗ;

khu thể thao và dự phòng phát triển; hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc,…Vốn đầu tư xây dựng và phát triển khu du lịch Thiên Cầm bao gồm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động từ cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ…Trong đó, vốn ngân sách nhà nước khoảng 3.200 tỷ đồng (dành cho GPMB, tái định cư, xây dựng hệ thống hạ tầng…); các nguồn vốn khác khoảng 12.800 tỷ đồng...

Bảng 4.1 Diện tích các khu chức năng chính của khu du lịch Thiên Cầm theo quy hoạch

TT Các khu chức năng chính Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

1 Khu trung tâm đón tiếp và điều hành hoạt động du lịch và dịch vụ công cộng

22,7 1,4

2 Khu lưu trú chất lượng cao 167,7 10,8

3 Khu công viên sinh thái và văn hóa Thiên Cầm 76,1 4,9 4 Khu nghỉ mát tắm biển tổng hợp Nam Thiên Cầm 57,3 3,7 5 Khu làng nghề phục vụ du lịch Cẩm Nhượng 209 13,4 6 Khu du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp DL biển 576,0 37,0 7 Khu nghỉ mát tắm biển kết hợp dân cư ( dân cư có

phòng nghỉ cho thuê)

56,5 3,5

8 Sân golf 18 lỗ 203,0 13,0

9 Khu vui chơi giải trí thể thao và dự phòng phát triển 137,8 8,9 10 Khu dự trữ phát triển du lịch biển chất lượng cao 63,2 3,4

Tổng cộng 1557,0 100

(Nguồn: Viện NCPT Du lịch, sở VH,TT và DL Hà Tĩnh, 2013)

Ngoài ra trong không gian du lịch còn:

- Khu thể thao trên nước : phát triển các loại hình thể thao nước như lướt ván, dù lượn…phục vụ các đối tượng thích mạo hiểm, cảm giác mạnh.

- Khu du lịch khám phá, lặn biển và vọng cảnh đảo Én : khai thác phục vụ khách có nhu cầu khám phá, mạo hiểm.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch rất nhiều vấn đề bất cập bộc lộ. Công ty CP ĐTPT là chủ đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Thiên Cầm, tuy nhiên Công ty CP ĐTPT Thiên Cầm đã vi phạm điều 64, 65 Luật Đầu tư, tại giấy chứng nhận đầu tư và cam kết của nhà đầu tư thực hiện dự án. Ngày 20-12-2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Nguyễn Thiện đã ký Quyết định số 4160 về việc chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư ngày 18-11-2010 với số số vốn lên đến 10.000 tỷ đồng, chấm dứt các hoạt động có liên quan đến Dự án Khu du lịch Bắc Thiên Cầm, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ khác chưa thanh toán, chưa thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện đầu tư dự án, Công ty CP đầu tư phát triển Thiên Cầm gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt việc giải phóng mặt bằng (GPMB) và một số thủ tục hành chính. Từ năm 2011 đến năm 2013 Cty đã 36 lần gửi công văn, báo cáo lên Ban GPMB huyện Cẩm Xuyên, UBND huyện Cẩm Xuyên, UBND tỉnh Hà Tĩnh để trình bày những khó khăn, vướng mắc mà không được giải quyết. Về việc đánh giá tác động môi trường của dự án, ngày 2-5-2011, Công ty đã có công văn số: 18/BVMT đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo của dự án. Nhưng mãi đến ngày 10-11-2011, có nghĩa là hơn 6 tháng, thì Sở Tài nguyên - môi trường có công văn số: 2388/TNMT-CCMT trả lời tổng thể dự án là 266,42 ha, không phải 196,42 ha như chủ đầu tư đề nghị. Thế nhưng, khi gửi báo cáo lên Bộ Tài nguyên - môi trường thì được trả lời là có thể hoạt động theo tiến độ thực hiện dự án.

Như vậy, quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết khu du lịch biển Thiên Cầm đã hoàn chỉnh, nhưng trong thực tế công tác quản lý và thực hiện quy hoạch chưa được tốt, chưa đảm bảo kỷ cương, nhiều mặt không đúng quy định. Đặc biệt là khu vực Nam Thiên Cầm gặp nhiều khó khăn trong khâu

giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ nghiêm trọng, tình trạng cơ nới, lấn chiếm vẫn diễn ra phức tạp.

Hộp 4.1 Ý kiến từ cuộc họp tổng kết du lịch biển Thiên Cầm năm 2013

Ý kiến 1:…khách sạn Sông La có khu tường rào xây dựng cao đến 3m, lại che chắn hết tầm nhìn hướng ra biển của các phòng nghỉ khách sạn khác, chúng tôi đã đề nghị phá bỏ nhiều lần nhưng vẫn không thấy ý kiến của cấp trên. Đề nghị cấp trên giải quyết tình trạng, huy động phá bỏ, xây dựng lại kịp thời trong mùa du lịch 2014…

Ông Hải- chủ nhà hàng Hương Biển Ý kiến 2: …trên trục đường chính đi vào trung tâm khu du lịch biển xây dựng bùng binh quá rộng, dễ xảy ra tình trạng va chạm giữa các phương tiệngiao thông….

Một phần của tài liệu “ Nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh” (Trang 50 - 54)