Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội đất nước.
Đối với ngành Du lịch, trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, coi phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo… là một trong những nội dung ưu tiên nhất trong quá trình phát triển. Do vậy, bảo vệ môi trường biển, đảo, đại dương là một trong những yếu tố rất cần thiết để phát triển du lịch bền vững.
2.2.1.1 Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố lớn trong tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh) của miền Bắc. Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng, nước biển Đồ Sơn hơi đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát mịn vàng, phong cảnh đẹp. Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh Lan Hạ đẹp và kì thú. Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực Vịnh Hạ Long.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, Hải Phòng đã đón trên 2 triệu lượt khách, tăng 6,74% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó có gần 286.000 lượt khách quốc tế, tăng 0,67%. Hải Phòng cũng đã đón 4 chuyến tàu biển chở 786 du khách quốc tế, tham gia các tuyến du lịch “Nội thành”, “Du khảo đồng quê”... Nhờ vậy, trong 6 tháng đầu năm nay, doanh thu từ du lịch của Hải Phòng đạt trên 879 tỷ đồng, tăng 10,27% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 7/2012, Hải Phòng đã đón 675.600 lượt du khách, bằng 1/3 của cả
6 tháng, trong đó có 51.800 lượt khách quốc tế. Điều này cho thấy, lượng du khách đến Hải Phòng đang có chiều hướng gia tăng.
Tuy nhiên, du lịch Hải Phòng vẫn còn nhiều tiềm năng còn bỏ ngỏ, như hoạt động vui chơi giải trí tổng hợp còn nghèo nàn, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa có bến tàu dành riêng cho du lịch, đường Đình Vũ (từ cảng về trung tâm thành phố) thường xuyên bị tắc nghẽn...
Hải Phòng có nhiều tài nguyên du lịch thích hợp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch văn hóa và có thế mạnh phát triển du lịch đô thị. Hải Phòng cần biết phát huy hình ảnh của một thành phố cảng lịch sử và hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm du lịch, cửa ngõ trung chuyển du khách của miền bắc nước ta, tập trung đầu tư phát triển loại hình du lịch MICE tổ chức sự kiện, triển lãm, hội nghị, hội thảo bởi lợi thế có sân bay Cát Bi, cách Hà Nội không xa, lại có cơ sở hạ tầng của đô thị loại một được quan tâm đầu tư nhiều. Ngành du lịch thành phố nên tập trung khảo sát, lập quy hoạch, đề án đầu tư, khôi phục khu di tích lịch sử Bạch Ðằng, khảo sát đảo Cát Hải để hình thành các điểm du lịch nghỉ tại nhà dân để khách được trải nghiệm cuộc sống của cư dân đảo, tham gia làm muối, đánh cá hoặc khảo sát phát triển du lịch sinh thái biển khu vực đảo Bạch Long Vĩ, v.v.
Để phát huy được tiềm năng thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn trong chiến lược phát triển, Đảng bộ Thành Phố đã lãnh đạo, chỉ đạo đưa du lịch Hải Phòng thành ngành kinh tế đặc biệt quan trọng. Điều đáng chú ý là ngoài phát triển để tăng cường khách nội địa thì hướng chính là thu hút khách từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…Trong đó, khách từ Trung Quốc với số lượng lớn, giao thông thuận lợi.
2.2.1.2 Nghệ An
Giáp biển Đông về phía Đông, Nghệ An có 82km bờ biển, trải dài qua 4 huyện ven biển là Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Thị xã Cửa Lò. Chính vì vậy, Nghệ An được thiên nhiên ban tặng nhiều bãi tắm đẹp, hấp dẫn
với vô số đảo, núi lớn nhỏ tiếp giáp hoặc ăn sâu ra biển. Ưu điểm của các bãi biển xứ Nghệ là bãi cát mịn, nước biển trong xanh, sóng hiền hoà; trong đó bãi biển Cửa Lò được du khách trong và ngoài nước đánh giá là bãi tắm đẹp và sạch nhất phía Bắc.
Vùng ven biển Nghệ An có trên 300 di tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia. Cùng với đó có nhiều lễ hội dân gian truyền thống. Các lễ hội còn lưu giữ được những nét văn hoá riêng từng vùng miền, tái hiện lại những phong tục, tập quán và cuộc sống của nhân dân vùng biển, có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Đặc biệt, do độ mặn cao của nước biển, hải sản vùng ven biển Nghệ An cũng có vị đậm đà, tươi ngon rất riêng.
Vẫn giữ được vẻ hoang sơ nên các bãi biển Nghệ An là nơi nghỉ mát lý tưởng đầy bí ẩn để du khách thoả sức khám phá.
Vùng ven biển Nghệ An có trên 300 di tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia. Cùng với đó có nhiều lễ hội dân gian, truyền thống. Các lễ hội còn lưu giữ được những nét văn hoá riêng từng vùng miền, tái hiện lại những phong tục, tập quán và cuộc sống của nhân dân vùng biển, có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Đặc biệt, vùng ven biển Nghệ An có nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như: tôm, cua, ghẹ, mực nháy, cà pháo Nghệ An, canh lá lằng (Quỳnh Lưu), cháo lươn Vinh.
Trong những năm qua, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các địa phương vùng ven biển được tỉnh quan tâm, nhất là về kết cấu hạ tầng kỹ thuật với tổng mức vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng, từng bước kết nối du lịch biển với các trung tâm du lịch của tỉnh như: Vinh, Nam Đàn, Vườn Quốc gia Pù Mát, Quỳ Châu, Quế Phong...
Trong những năm qua, du lịch biển đã có những bước phát triển đáng kể góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo thêm nhiều việc làm cho nhân lực lao động xã hội vùng ven biển của tỉnh. Dự báo đến năm 2010, du lịch biển sẽ thu hút khoảng 80% lượng khách và chiếm trên
70% doanh thu toàn ngành Du lịch. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với chính sách kinh tế mở, du khách quốc tế và nội địa sẽ tiếp tục tăng, tạo thuận lợi cho du lịch biển phát triển.
Trên cơ sở xác định tầm quan trọng và vị thế của phát triển du lịch biển, phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển là một trong 5 đột phá về kinh tế như mục tiêu Chiến lược biển Quốc gia đề ra, ngành Du lịch tỉnh đã có những định hướng phát triển du lịch biển như: Bổ sung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, triển khai mở rộng không gian đô thị nhằm xây dựng đô thị loại III và đô thị du lịch biển; tập trung các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch theo hướng đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động du lịch.
Một vấn đề quan trọng nữa là có chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch mới, nâng cấp các điểm và sản phẩm du lịch hiện có nhằm đa dạng hoá các loại hình du lịch biển trên cơ sở khai thác các giá trị sinh thái biển, tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng và bền vững như: tham quan các làng chài, làng nghề mang bản sắc vùng ven biển và tận dụng khai thác loại hình du lịch sinh thái kết hợp văn hoá tâm linh; các vùng biển Nghệ An có các đền thờ ven biển nổi tiếng về cảnh quan linh thiêng như: Đền Cờn (Quỳnh Lưu), Đền Cuông (Diễn Châu), đền Vạn Lộc ( Cửa Lò)...