Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu “ Nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh” (Trang 40 - 43)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Cẩm Xuyên thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm về phía Đông Nam của tỉnh Hà Tĩnh, có tọa độ địa lý từ 18002’18” đến 18020’51” vĩ độ Bắc và từ 105051’17” dến 106009’13” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh); phía Đông giáp biển đông; phía Đông Nam và phía Nam giáp huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình; phía Tây giáp huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Cẩm Xuyên có một dải đất trung du hẹp, nằm trước thềm đồi núi cao trùng điệp ở phía nam. Hơn ½ diện tích là núi đồi chằng chịt khe suối và những thung lũng hẹp vốn là những rừng già nhiệt đới đầy các chủng loại động, thực vật quý hiếm, dưới lòng đất chứa đựng nhiều khoáng sản- kim loại có giá trị. Với hai hồ lớn Kẻ Gỗ và Sông Rác, cùng với khu bảo tồn thiên

nhiên Kẻ Gỗ, vùng núi rừng Cẩm Xuyên bao chứa một tiềm năng kinh tế vô tận, đang chờ được khai thác một cách có hiệu quả.

Cùng với đồng bằng hẹp ven biển và rừng núi đại ngàn, Cẩm Xuyên còn có một lợi thế khác trên biển Đông, với chừng 18km bờ biển đã tạo cho vùng đất nơi đây những lợi thế biển có giá trị như đánh bắt nuôi trồng thủy- hải sản và du lịch sinh thái biển hấp dẫn.

Vị trí của huyện Cẩm Xuyên hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để giao lưu, thu hút vốn đầu tư cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông nghiệp, thủy hải sản và dịch vụ du lịch.

3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Thuộc vùng dải duyên hải Bắc Trung Bộ, tiếp giáp với Biển Đông và vùng đồi núi thấp nối Đông Trường Sơn, địa hình của huyện nhìn chung nghiêng theo hướng từ Tây Nam xuống Đông Bắc với ba dạng địa hình:

Địa hình đồi núi: chiếm hơn 1/2 diện tích (60% diện tích toàn huyện) phân bố ở phía Tây và Tây Nam của huyện, có độ cao trung bình từ 100 - 300m. Đăc biệt có những đỉnh cao trên 400m như đỉnh Mốc Lên (Cẩm Mỹ ) cao 493m, đỉnh Cục Lim (Cẩm Lạc) cao 500m.

Địa hình đồng bằng: chiếm trên 30% diện tích tự nhiên của toàn huyện thuộc địa bàn các xã nằm phía Đông chạy dọc trục quốc lộ 1A, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, phù sa của biển trên vỏ phong hóa feralit hay trầm tích biển. Độ dốc dưới 30, độ cao phổ biến trên dưới 3m so với mực nước biển. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống các sông suối và kênh mương dày đặc.

Địa hình ven biển: gồm các xã nằm dọc bờ biển, được tạo bởi các dãy đụn cát, các úng trũng được lấp đầy trầm tích đầm phá hay phù sa, hơi nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, độ cao so mặt nước biển dao động từ 0,5 - 3m.

Khí hậu- thời tiết và thủy văn * Khí hậu

Huyện Cẩm Xuyên nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại bị chia cắt bởi yếu tố địa hình sườn Đông Trường Sơn nên có sự phân hóa rõ rệt, biểu hiện hai mùa: mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VII thường gây khô hạn, mùa mưa kéo dài từ tháng VIII đến tháng XII thường gây úng.

- Nhiệt độ: Do nằm vào các vĩ độ tương đối thấp, độ cao mặt trời lớn và hàng năm ít thay đổi song bị chị phối bởi chế độ gió mùa mùa hạ và mùa đông, cộng với ảnh hưởng của địa hình nên có sự phân hóa nhiệt độ trung bình năm khá rõ rệt. Tổng nhiệt độ trung bình năm đạt trên 85000C trong đó có 3 tháng nhiệt độ trung bình bé hơn 200c và 5 tháng nhiệt độ lớn hơn 250C. Nhiệt độ trung bình 200C, mùa hạ nhiệt độ trung bình từ 27 - 290, biên độ nhiệt ngày và đêm có sự chênh lệch khác nhau theo mùa, mùa hè thường lớn hơn mùa đông 1,5 - 20C. Nhiệt độ tối cao (tháng VII): 39,70C, nhiệt độ tối thấp (tháng I): 6,80C.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân tương đối lớn, trung bình năm đạt 2611mm và tập trung vào các tháng IX, X, XI (chiếm 75% tổng lượng mưa cả năm). Tháng ít mưa nhất là tháng VI và tháng VII, trùng với thời kỳ gió Tây Nam hoạt động mạnh. Ở đây có mưa tiểu mãn thường xuất hiện vào đầu mùa hè.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%. Thời kỳ ẩm cao nhất vào tháng VI, VII ứng với thời kỳ gió Tây Nam khô nóng, chỉ đạt gần 70%. Thời kỳ ẩm cao xảy ra vào các tháng cuối mùa đông (tháng II, III).

- Chế độ gió: Trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng chính của hai loại gió: gió mùa Đông Bắc từ tháng IX đến tháng IV năm sau, gió mùa Tây Nam từ tháng V đến tháng VIII. Ngoài ra trên địa bàn huyện hàng năm còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Mưa to, gió lớn gây lụt lội ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó

còn có hiện tượng sương mù chủ yếu xảy ra vào mùa đông.

* Thuỷ văn

Thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng bởi hệ thống sông suối khá dày đặc. Nhìn chung chiều dài các con sông ngắn, lưu vực nhỏ, suối có độ dốc và tốc độ dòng chảy lớn chủ yếu là về mùa mưa lũ. Mật độ sông suối phân bố tương đối đồng đều trên khắp địa bàn, bình quân đạt 0,14km/km2. Các con sông chính như: Sông Rào Cái, Sông Rác. Ngoài ra trong địa bàn huyện còn có các đập, hồ thủy lợi chứa nước lớn đó là hồ sông Rác và hồ Kẻ Gỗ. Chế độ thủy văn của huyện còn chịu ảnh hưởng của thủy triều do huyện có 18km bờ biển và các con sông đổ ra biển.

Nhìn chung hệ thống thủy văn ở đây rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác.

Một phần của tài liệu “ Nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh” (Trang 40 - 43)