Phát triển tài nguyên biển Thiên Cầm

Một phần của tài liệu “ Nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh” (Trang 54 - 62)

Tài nguyên đất:

Các thành phần đất cơ bản của khu vực quy hoạch

Bảng 4.2 Cân bằng hiện trạng sử dụng đất khu du lịch Thiên Cầm

Diện tích (ha) Tỷ lệ Loại đất Cẩm Dương TT Thiên Cầm Cẩm Nhượng Cẩm Lĩnh Tổng cộng (%) 1. Đất dân cư 50,0 4,3 100,0 - 154,3 9,91 2. Đất nông nghiệp 100,0 3,6 69,0 - 172,6 11,1 3. Đất lâm nghiệp - 42,0 - 546,5 588,5 37,8 4. Đất xây dựng công trình du lịch, công cộng - 20,0 - - 20,0 1,3 5. Mặt nước, ao hồ 6,6 12,8 0,6 20,0 40,0 2,6 6. Bãi cát phục vụ tắm biển 45,0 40,0 5,0 0,5 90,5 5,81 7. Đất trống, đất chưa sử dụng, bãi cỏ, bãi cát 143,1 280,1 8,4 - 431,6 27,7 8. Đất nghĩa địa 5,0 8,0 20,0 - 33,0 2,1 9. Đất quân sự - 0,5 - - 0,5 - 10. Giao thông 1,0 10,0 6,0 - 17,0 1,1 Tổng cộng 350,7 421,3 209,0 576,0 1.557 100 (Nguồn: Viện NCPT Du lịch, sở VH,TT và DL Hà Tĩnh, 2013)

Nhìn chung, diện tích các loại đất sử dung tại khu du lịch biển Thiên Cầm đủ cho phát triển kinh tế vùng nhưng chưa cân bằng, chất lượng đất còn kém, khó phát triển nông nghiệp trên diện rộng.

Đất nông nghiệp ở đây chủ yếu là đất cát pha chiếm 11,1%, những năm gần đây chủ yếu sử dụng để trồng thực phẩm rau, quả tươi sạch phục vụ sản

phẩm cho chính các nhà hàng và khách sạn tại khu du lịch. Đất lâu năm không sử dụng nên đạt hiệu quả kinh tế rất cao và sản phẩm sản xuất ra an toàn cho người tiêu dùng.

Đất xây dựng công trình du lịch, công cộng chủ yếu ở Thị trấn Thiên Cầm, trung tâm của điểm du lịch.

Đất lâm nghiệp là những rừng thông xanh mát sát bên bờ biển, du khách có thể leo núi hay nghỉ ngơi dưới tán cây, tuy nhiên diện tích đất này thường xuyên bị xâm lấn do nước biển.

Các bãi cát phục vụ vui chơi tắm biển diện tích phần lớn ở xã Cẩm Dương (chiếm 45%) và TT Thiên Cầm (chiếm 40%). Cát chủ yếu là cát mịn, thoải bên bờ biển.

Những khu đất bỏ hoang, đất chưa sử dụng, bãi cỏ, bãi cát còn chiếm đến 27,7% nên phát triển trồng rau hữu cơ phát triển nông nghiệp của vùng, cung cấp thực phẩm tươi sạch cho khu du lịch phục vụ du khách cũng như người dân địa phương.

Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Tài nguyên du lịch nổi bật của Thiên Cầm là bãi tắm. Toàn bộ khu vực biển Thiên Cầm có ba bãi cát với chiều dài hàng chục km, rộng 150m, hình cánh cung trông như cây đàn cầm. Bãi cát trắng mịn, thoai thoải, ít lồi lõm, nước biển xanh trong vắt màu ngọc bích và có độ mặn cao, có thể nhìn thấy tận đáy ở một khoảng cách rất xa bờ. Tại Thiên Cầm có thể tắm biển ở khoảng cách xa bờ khoảng 100m. Đây là một trong những giá trị đặc thù của bãi biển Thiên Cầm so với các bãi biển khác trong khu vực.

Bên cạnh những bãi cát dài kể trên, tại khu du lịch biển Thiên Cầm thuộc địa phận xã Cẩm Lĩnh, dưới chân núi Voi có các bãi cát mi ni, chất lượng cao như Vũng Giang, Vũng Khê, Đá Chậu, Vũng Ná, Đá Giang, Đá Trống phù hợp phát triển du lịch tắm biển đơn lẻ theo gia đình, theo nhóm nhỏ…Đây cũng là đặc điểm nổi trội của Thiên Cầm.

Ngoài các giá trị của các bãi cát và nước biển, Thiên Cầm còn được tô điểm thêm cảnh quan của các ngọn núi và đảo nhỏ như núi Cầm Sơn, cao 108m, chia bãi biển thành hai phần Bắc và Nam; Hòn Én là một hòn đảo nhỏ như một bàn tay che chở cho dân vạn chài tránh bão tố từ đời này qua đời khác, Hòn Bớc là bãi đá kỳ thú để du khách dạo chơi, là các tài nguyên có thể khai thác thành điểm dừng tham quan trên biển và du lịch khám phá.

Núi Thiên Cầm thuộc Kẻ La, theo truyền thuyết địa phương đây là nơi tiên xuống trần thế đánh đàn và chơi cờ. Trên núi có một tảng đá bằng phẳng và có vẽ hình các ô cờ gọi là bàn cờ tiên.Thiên cầm có nghĩa là đàn trời. Phía dưới chân núi có hang đá ăn thông ra biển. Năm 1407 giặc minh xâm lược nước ta hai cha con Hồ Qúy Ly đã lánh nạn trong hang này khi bị quân Minh truy sát. Hồ Quý Ly bị bắt tại đây. Khi biết đây là núi Thiên Cầm bọn giặc giải thích rằng Thiên Cầm là trời giam nên Hồ Quý Ly bị bắt ở đây là do ý trời. Do đó hiện nay trong dân gian vẫn hiểu Thiên Cầm theo hai nghĩa,tùy theo tâm trạng của từng du khách. Leo núi và tham quan, tìm hiểu truyền thuyết là những điều vô cùng lý thú với những du khách thích tìm tòi, khám phá.

Phía Nam khu vực Thiên Cầm là núi Chóp Cờ hay núi Đầu Voi thuộc địa phận xã Cẩm Lĩnh với hai đỉnh Cùm Nậy (Núi Lớn), cao nhất 459m và đỉnh Cùm Con, cao 239m như hai mảnh của phím đàn trời ôm lấy dòng suối Kỳ La. Đây là tiểm năng phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng.

Biển Thiên Cầm có nhiều hải sản quý hiếm điển hình là tôm, sú, cua, cá, mực…Tại đây có cảng cá Cửa Nhượng với nhiều đặc sản biển giá trị. Phía Bãi Lài có nhiều chim Cu Kỳ có nguồn gốc từ bên Tây Tạng ( Trung Quốc) di cư sang Trường Sơn kiếm ăn. Thịt chim Cu Kỳ có vị thơm, ngon đặc biệt, là món ăn có giá trị du lịch cao… Tại khu vực Thiên Cầm cũng có thể dễ dàng tìm thấy các đặc sản thiên nhiên khu vực Hà Tĩnh như hồng vuông Thạch Hà, bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn, chè xanh và kẹo Cu đơ thành phố Hà Tĩnh.

Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là thế mạnh nổi trội để phát triển du lịch văn hóa.Về giá trị nhân văn, có truyền thuyết “ Thiên Cầm Sơn” gắn với vua Hùng và Hồ Quý Ly. Tại xã Cẩm Nhượng có Chùa Yên Lạc là di tích cấp quốc gia năm 1994 được xây dựng từ thế kỷ XIII, là công trình kiến trúc nghệ thuật, là điểm tham quan lý tưởng cho khách du lịch trong kỳ nghỉ ở Thiên Cầm. Làng Nhượng Bạn thuộc xã Cẩm Nhượng có nghề làm nước mắm nổi tiếng thơm ngon. Ngoài ra tại xã Cẩm Nhượng còn có các lễ hội hạ thủy, đua thuyền.

* Chùa Yên Lạc

Chùa Yên Lạc toạ lạc trên mảnh đất đầu làng. Có lẽ ngay từ buổi ban đầu xây dựng chùa, người xưa đặt niềm tin và sự mong ước cho vùng quê mình có cuộc sống yên ấm, thanh bình, muôn dân hạnh phúc nên đã đặt tên là chùa Yên Lạc. Quy mô khôn đồ sộ, nhưng các hạng mục chính, phụ của công trình được quy hoạch theo một tổng thể vừa có sự đăng đối, vừa uy nghi và nằm trong một khuôn viên khép kín. Tam quan chùa là một hạng mục có thể nói khá hoàn chỉnh, trên có 4 chữ Hán "Quan đối nam sơn", mặt chính nhà hạ điện có 3 chữ "Yên Lạc tự" được sử dụng bằng kỹ thuật đắp nổi; nhà hạ điện, trung điện được làm bằng gỗ, không chạm trổ cầu kỳ nhưng có lối kiến trúc thoáng, gọn; thượng điện, trung điện được làm bằng gỗ, không chạm trổ cầu kỳ nhưng có lối kiến thúc thoáng, gọn; thượng điện thu nhỏ, cao dần lên và là tâm điểm chính của chùa. Qui mô vừa, nhỏ của chùa Yên lạc phần nào đã thể hiện đặc trưng của đền, chùa ven biển Hà Tĩnh là sự gọn gàng, ẩn mình khép kín để phù hợp với vùng đất chịu nhiều dông bão.

Ðiểm nổi bật ở chùa Yên Lạc nơi còn bảo lưu được hệ tượng phật khá đầy đủ, nguyên bản nhất tại vùng Hà Tĩnh. Cách bài trí tượng pháp ở đây mặc dù chưa thật đúng với nguyên tắc chung quy định trong phật pháp, nhưng điều quan trọng là có đủ từ bộ tượng Tam thế phật, đến Thích ca sơ sinh, Quan âm, Adiđà, Ngọc hoàng, Nam tào, Bắc đẩu, Quan âm nam hải, Quan âm toạ sơn?

có tượng ông thiện, ông ác, bộ tượng ông phỗng bằng đá thanh và pho tượng Quan âm bằng đồng nặng 100kg. Ngoài ra tại đây còn cố bộ sưu tập phù điêu trên gỗ về tích Tôn Ngộ Không cùng Ðường Tam Tấngng Tây Trúc thỉnh kinh; bộ tranh gỗ Thập điện diêm vương; đèn 49 ngọn; bộ khánh, chuông đồng có khăc sbài minh do sự trụ trì ở chùa, tự là Hải Thủy soạn, niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ 5 (1797), Cảnh Thịnh năm thứ 7 (1799); bia đá niên đại Bảo Ðại năm Giáp Tuất (1934). Số lượng tượng phật ở đây chưa phải là lớn so với một số ngôi chùa khác trong toàn quốc, nhưng những pho tượng phật ở đây được người nghệ sỹ điêu khắc xưa tạo vẻ dáng cân đối, hài hoà, bố cục các đường viền hợp lý và tất cả toát lên ý nghĩa về trí tuệ, đầy cảm thông và lòng cứu nhân độ thế.

Trải qua hàng trăm năm với bao biến động của tự nhiên, đổi thay của lịch sử, song với ý thức bảo lưu, gìn giữ các giá trị văn hoá, chính quyền và nhân dân địa phương đã thực hiện tốt công tác bảo quản, giới thiệu, tiếp đón khách trên mọi vùng, miền về đây tham quan, nghiên cứu. Ngày nay, chùa Yên Lạc càng được khẳng định là nơi bảo lưu tốt hệ thống tượng pháp và các hiện vật có giá trị nhất trong vùng. Và về tới đây du khách sẽ được thoả nguyện lòng, thắp nén hương thơm thành kính, kính cẩn và tĩnh lặng nơi cửa chùa, ngắm nhìn những tuyệt tác mỹ thuật, những hiện vật quí giá của người xưa để lại, mới thấu hiểu phần nào lịch sử về sự hình thành, phát triẻn của một vùng đất, về tính cách con người, nét đặc trưng của văn hoá tín ngưỡng truyền thống của người dân Nhượng Bạn.

* Chùa Cầm Sơn

Chùa tọa lạc trên đỉnh núi, có lối kiến trúc đơn giản, bao gồm 01 nhà Tổ, khu nhà Tăng và gian thờ chúng sinh; hiện nay còn lưu giữ được nhiều hiện vật có ý nghĩa lịch sử. Năm 2010, với sự công đức các nhà hảo tâm và đông đảo bà con Phật tử nhà chùa đã tổ chức đúc chuông đồng với trọng

lượng gần 1 tấn. Con đường từ chân núi lên đến Chùa là chuỗi bậc thang 405 bậc được xây và lát đá chạy vòng theo sườn núi, thuận tiện cho việc đi lại hành hương của khách thập phương.

Tuy không cao lớn về tầm vóc kiến trúc nhưng chùa Cầm Sơn có vị trí đắc địa, gắn liền với nhiều chứng tích lịch sử lâu đời. Năm 2004, núi Thiên Cầm và chùa Cầm Sơn được công nhận là khu di tích lịch sử cấp tỉnh.

Hiện nay, chùa do đại đức Thích Hạnh Nhẫn – Trưởng ban Hoằng pháp Ban trị sự Phật giáo Hà Tĩnh, chánh đại diện Phật giáo huyện Cẩm Xuyên trụ trì. Với sự chuyên tâm tu hành, tấm lòng từ bi, quảng đại của vị trụ trì; sự nhiệt tình của Ban hộ tự nơi đây cùng với những câu chuyện truyền miệng trong dân gian về sự linh thiêng của ngôi chùa, số Phật tử và bà con nhân dân đến chùa ngày càng đông hơn; hoạt động của Phật sự tại địa bàn thị trấn Thiên Cầm nói riêng, tại huyện Cẩm Xuyên cũng được chấn hưng, quy củ hơn.

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự phát tâm công đức, sự quan tâm của các nhà hảo tâm và đông đảo bà con Phật tử gần xa, nhà chùa đang có kế hoạch tiếp tục trùng tu, sửa chữa, xây dựng mới các hạng mục công trình nhằm phục vụ cho việc hoằng dương chánh pháp và để có nơi cho nhân dân, Phật tử về tu học Phật pháp.

* Lễ Cầu Ngư và Hội đua thuyền ở làng Nhượng Bạn

Sinh hoạt văn hoá Cẩm Nhựợng có nhiều lễ hội nhưng nổi bật nhất, qui mô nhất vẫn là lễ hội đua thuyền và cầu ngư Nhượng Bạn. Lễ cầu ngư và hội đua thuyền thường được tổ chức vào tháng 6 hàng năm. Đúng ngày hội, từ sáng sớm trống nổi lên, dân làng náo nức tập trung ra Đình làm lễ cáo rồi rước thuyền thờ ra rạp. Đó là chiếc thuyền rồng nhỏ trang hoàng đẹp đẽ do 4 người khiêng, tượng trưng cho uy linh của thần. Cờ quạt phấp phới trống chiêng vang trời, cuộc rước thuyền diễn ra trang nghiêm. Dân làng tập trung

trên bờ, làng làm lễ tế Thành Hoàng rồi rước thuyền thần ra giữa sông để thuyền thần chứng giám cuộc đua thuyền.

Trống lệnh nổi lên, các thuyền đua xuất phát lướt trên mặt nước, trống thúc dồn hoà lẫn với tiếng reo hò…cho đến trưa cuộc đua kết thúc, làng trao giải cho đội thắng, rước thuyền thần về Đình rồi làm lễ cáo tất. Sau cuộc đua, dân làng hồ hởi phấn khởi và tin rằng trong năm biển sẽ được mùa cá và dân làng sẽ có cuộc sống yên vui.

Hình 4.1 Bãi biển Thiên Cầm

Hình 4.3 Núi Thiên Cầm

Hình 4.4 Chùa Yên lạc

Hình 4.6 Lễ Cầu Ngư và Hội đua thuyền ở làng Nhượng Bạn

Một phần của tài liệu “ Nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh” (Trang 54 - 62)