Công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu “ Nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh” (Trang 38 - 112)

Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về tiềm năng, thực trạng cũng như giải pháp để phát triển du lịch của các vùng, địa phương. Sau đây là các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này:

•Trịnh Xuân Hồng (2006). Các giải pháp cơ bản để quản lý, khai thác tài nguyên nhằm phát triển du lịch Ninh Bình, luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tác giả đã đưa ra các giải pháp về công tác quản lý và khai thác tài nguyên DL, phù hợp với thực trạng phát triển của ngành trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài còn thiếu sót các chỉ tiêu nghiên cứu và các dự báo về vấn đề khai thác tài nguyên.

•Nguyễn Thúy Phượng (2009). Phát triển bền vững du lịch biển trên địa bàn thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tác giả đã nêu lên khá đầy đủ thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển. Tuy nhiên các vấn đề nêu ra chưa được khái quát , nội dung chi tiết còn sơ sài, thiếu tính logic.

•Mai Thị Ánh Tuyết (2009), ‘Giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực của thời vụ du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang’, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 61, trang 12-19.

Tỉnh An Giang là tỉnh có điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa lịch sử thuận lợi để phát triển du lịch nhưng hoạt động du lịch của tỉnh chưa được chú trọng và phát triển. Trước tình hình đó, tác giả nghiên cứu thực

trạng du lịch của An Giang từ năm 2005 đến năm 2009 thông qua tổng lượng khách, thời gian lưu trú của khách và đánh giá của du khách về ẩm thực, môi trường, thắng cảnh. Đồng thời tác giả cũng đưa ra tác động của thời vụ du lịch và nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến thời vụ du lịch của tỉnh An Giang. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra các giải pháp giảm những tác động tiêu cực của thời vụ du lịch ở địa bàn tỉnh An Giang.

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Cẩm Xuyên thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm về phía Đông Nam của tỉnh Hà Tĩnh, có tọa độ địa lý từ 18002’18” đến 18020’51” vĩ độ Bắc và từ 105051’17” dến 106009’13” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh); phía Đông giáp biển đông; phía Đông Nam và phía Nam giáp huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình; phía Tây giáp huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Cẩm Xuyên có một dải đất trung du hẹp, nằm trước thềm đồi núi cao trùng điệp ở phía nam. Hơn ½ diện tích là núi đồi chằng chịt khe suối và những thung lũng hẹp vốn là những rừng già nhiệt đới đầy các chủng loại động, thực vật quý hiếm, dưới lòng đất chứa đựng nhiều khoáng sản- kim loại có giá trị. Với hai hồ lớn Kẻ Gỗ và Sông Rác, cùng với khu bảo tồn thiên

nhiên Kẻ Gỗ, vùng núi rừng Cẩm Xuyên bao chứa một tiềm năng kinh tế vô tận, đang chờ được khai thác một cách có hiệu quả.

Cùng với đồng bằng hẹp ven biển và rừng núi đại ngàn, Cẩm Xuyên còn có một lợi thế khác trên biển Đông, với chừng 18km bờ biển đã tạo cho vùng đất nơi đây những lợi thế biển có giá trị như đánh bắt nuôi trồng thủy- hải sản và du lịch sinh thái biển hấp dẫn.

Vị trí của huyện Cẩm Xuyên hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để giao lưu, thu hút vốn đầu tư cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông nghiệp, thủy hải sản và dịch vụ du lịch.

3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Thuộc vùng dải duyên hải Bắc Trung Bộ, tiếp giáp với Biển Đông và vùng đồi núi thấp nối Đông Trường Sơn, địa hình của huyện nhìn chung nghiêng theo hướng từ Tây Nam xuống Đông Bắc với ba dạng địa hình:

Địa hình đồi núi: chiếm hơn 1/2 diện tích (60% diện tích toàn huyện) phân bố ở phía Tây và Tây Nam của huyện, có độ cao trung bình từ 100 - 300m. Đăc biệt có những đỉnh cao trên 400m như đỉnh Mốc Lên (Cẩm Mỹ ) cao 493m, đỉnh Cục Lim (Cẩm Lạc) cao 500m.

Địa hình đồng bằng: chiếm trên 30% diện tích tự nhiên của toàn huyện thuộc địa bàn các xã nằm phía Đông chạy dọc trục quốc lộ 1A, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, phù sa của biển trên vỏ phong hóa feralit hay trầm tích biển. Độ dốc dưới 30, độ cao phổ biến trên dưới 3m so với mực nước biển. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống các sông suối và kênh mương dày đặc.

Địa hình ven biển: gồm các xã nằm dọc bờ biển, được tạo bởi các dãy đụn cát, các úng trũng được lấp đầy trầm tích đầm phá hay phù sa, hơi nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, độ cao so mặt nước biển dao động từ 0,5 - 3m.

Khí hậu- thời tiết và thủy văn * Khí hậu

Huyện Cẩm Xuyên nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại bị chia cắt bởi yếu tố địa hình sườn Đông Trường Sơn nên có sự phân hóa rõ rệt, biểu hiện hai mùa: mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VII thường gây khô hạn, mùa mưa kéo dài từ tháng VIII đến tháng XII thường gây úng.

- Nhiệt độ: Do nằm vào các vĩ độ tương đối thấp, độ cao mặt trời lớn và hàng năm ít thay đổi song bị chị phối bởi chế độ gió mùa mùa hạ và mùa đông, cộng với ảnh hưởng của địa hình nên có sự phân hóa nhiệt độ trung bình năm khá rõ rệt. Tổng nhiệt độ trung bình năm đạt trên 85000C trong đó có 3 tháng nhiệt độ trung bình bé hơn 200c và 5 tháng nhiệt độ lớn hơn 250C. Nhiệt độ trung bình 200C, mùa hạ nhiệt độ trung bình từ 27 - 290, biên độ nhiệt ngày và đêm có sự chênh lệch khác nhau theo mùa, mùa hè thường lớn hơn mùa đông 1,5 - 20C. Nhiệt độ tối cao (tháng VII): 39,70C, nhiệt độ tối thấp (tháng I): 6,80C.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân tương đối lớn, trung bình năm đạt 2611mm và tập trung vào các tháng IX, X, XI (chiếm 75% tổng lượng mưa cả năm). Tháng ít mưa nhất là tháng VI và tháng VII, trùng với thời kỳ gió Tây Nam hoạt động mạnh. Ở đây có mưa tiểu mãn thường xuất hiện vào đầu mùa hè.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%. Thời kỳ ẩm cao nhất vào tháng VI, VII ứng với thời kỳ gió Tây Nam khô nóng, chỉ đạt gần 70%. Thời kỳ ẩm cao xảy ra vào các tháng cuối mùa đông (tháng II, III).

- Chế độ gió: Trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng chính của hai loại gió: gió mùa Đông Bắc từ tháng IX đến tháng IV năm sau, gió mùa Tây Nam từ tháng V đến tháng VIII. Ngoài ra trên địa bàn huyện hàng năm còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Mưa to, gió lớn gây lụt lội ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó

còn có hiện tượng sương mù chủ yếu xảy ra vào mùa đông.

* Thuỷ văn

Thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng bởi hệ thống sông suối khá dày đặc. Nhìn chung chiều dài các con sông ngắn, lưu vực nhỏ, suối có độ dốc và tốc độ dòng chảy lớn chủ yếu là về mùa mưa lũ. Mật độ sông suối phân bố tương đối đồng đều trên khắp địa bàn, bình quân đạt 0,14km/km2. Các con sông chính như: Sông Rào Cái, Sông Rác. Ngoài ra trong địa bàn huyện còn có các đập, hồ thủy lợi chứa nước lớn đó là hồ sông Rác và hồ Kẻ Gỗ. Chế độ thủy văn của huyện còn chịu ảnh hưởng của thủy triều do huyện có 18km bờ biển và các con sông đổ ra biển.

Nhìn chung hệ thống thủy văn ở đây rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình đất đai của huyện

Cẩm Xuyên là huyện nằm về phía đông của Tỉnh Hà Tĩnh. Phía Bắc giáp thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà. Phía Nam giáp tỉnh Kỳ Anh. Phía Tây giáp huyện Hương Khê. Phía Tây Nam giáp tỉnh Quảng Bình. Phía Đông giáp biển.

Cẩm Xuyên là một huyện thuần nông, có diện tích đất tự nhiên là 3.559,46 ha, được phân bố thành ban địa hình, vùng đồi núi ( chiếm khoảng 60%), vùng đồng bằng ( chiếm khoảng 30%) và vùng ven biển (chiếm khoảng 10%). Đất đai là tài nguyên chủ yếu để phát triển kinh tế- xã hội, tuy nhiên huyện có địa hình không bằng phẳng, chỗ cao hầu như là đất thịt và chỗ trũng là đất chua, độ phì nhiêu rất ít do đó gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động trong huyện

Dân số trong huyện có: 153.518 người với 38.455 hộ bao gồm 12.921 người sống ở khu vực đô thị chiếm 8,64% và 136.597 người sống ở khu vực nông thôn chiếm 91,36%. Mật độ trung bình: 239 người/km2. Dân số vùng giáo: 14.068 người chiếm 9,4%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,76%.

(Nguồn: Phòng VH - TT huyện Cẩm Xuyên,2013)

Đồ thị 3.1 Cơ cấu lao động năm 2013 của huyện Cẩm Xuyên

Về lao động, số người trong độ tuổi lao động có 68.765 người chiếm 45,99%, trong đó lao động nông thôn chiếm 76,27% còn lại 23,73% là lao động tham gia các lĩnh vực khác. Lao động trong Nông – Lâm nghiệp chiếm 54,24% còn lại lao động phi nông nghiệp khá cao chiếm 45,76%. Do vậy đây lại là lợi thế cho huyện trong việc phát triển các ngành nghề dịch vụ để giải quyết công ăn việc làm cho lao động.

3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện

Qua thống kê cơ sở hạ tầng của huyện Thiên Cầm ta thấy: Nhìn chung thì cơ sở hạ tầng của huyện khá tốt, khá khang trang thể hiện như là: Mạng lưới đường điện được phân bổ đều đến từng tổ dân phố, từng hộ gia đình. Đến nay đã có 100% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia, giá điện sinh hoạt hợp lý, 80% số hộ đã có nước sạch, có 3 công trình thủy lợi lớn để cung cấp nguồn

nước cho sản xuất nông nghiệp và cho sinh hoạt, toàn huyện có 572,5 km đường giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản cũng như các mặt hàng khác với các vùng, địa phương khác. Trạm y tế có đầy đủ bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, ...đủ khả năng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong huyện, trường học đã có trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trường Mầm non và THCS cũng đang được quan tâm xây dựng để trở thành trường chuẩn trong nay mai. Như vậy, đây là một lợi thế rất lớn của huyện so với nhiều huyện khác trong tỉnh và trong cả nước về khả năng phát triển kinh tế của địa phương.

Bảng 3.1 Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Cẩm Xuyên

Diễn giải Đvt Tổng số lượng Số lượng đạt tiêu chuẩn * Hệ thống điện % hộ sử dụng 100 100

*Hệ thống đường giao thông Km 572,5 16

* Đường quốc lộ 15A Km 2 2

+ Đường liên thôn Km 14 11

* Hệ thống trường học Cái 61 1 + Trường THPT Cái 4 2 * Nước sạch % hộ sử dụng 80 80 *Thủy lợi Km 25 5,087 * Trạm Y tế Cái 27 0 + Phòng khám Phòng 20 - + Giường bệnh Cái 120 -

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Cẩm Xuyên, 2013)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi quyết định chọn điểm nghiên cứu chủ yếu là khu du lịch Thiên Cầm. Đây là địa bàn đang được quy hoạch đầu tư phát triển du lịch

biển, là nơi các nhà nghỉ, khách sạn và các hoạt động dịch vụ du lịch phân bố chủ yếu.Thêm vào đó, biển Thiên Cầm đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến từ rất lâu trong lịch sử và hiện nay ngày càng có nhiều du khách đến thăm quan nghỉ dưỡng khám phá nét độc đáo tài nguyên du lịch nơi đây. Do đó có rất nhiều cơ hội và tiềm năng cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng.Tuy nhiên, thị trấn Thiên Cầm chưa tận dụng được lợi thế thiên nhiên ban tặng để hoạch định chiến lược phát triển đúng đắn và kịp thời.

3.2.2 Thu thập thông tin, số liệu

3.2.2.1 Thu thập thông tin, số liệu đã công bố

Bảng 3.2 Nguồn thu thập thông tin đã công bố

TT Thông tin thu thập Nguồn thu thập

1 Số liệu về cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và Thế giới

Sách báo, internet có liên quan

2 Điều kiện TN – KT – XH của huyện Phòng thống kê huyện 3 Thực trạng phát triển Du lịch biển

Thiên Cầm

Phòng Văn hóa- TT, Phòng tài nguyên & môi trường 4

5

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư

Các nghiên cứu có liên quan

Phòng kinh tế.

Internet, các báo các khoa học

3.2.2.2 Thu thập thông tin, số liệu chưa công bố

Bảng 3.3 Thông tin cần thu thập và cách thức thu thập thông tin

Nguồn cung cấp thông tin Thông tin Cách thức thu

Khách du lịch: phỏng vấn ngẫu nhiên 120 khách du lịch đến Thiên Cầm

+ Thông tin chung khách du lịch

+ Thời gian lưu trú, Thu nhập, mức chi tiêu + Chất lượng phục vụ, cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ du khách.

+ Môi trường, cảnh quan.

+ Loại dịch vụ khách hàng quan tâm nhất. + Mong muốn của du khách.

Phỏng vấn bán cấu trúc

Các hộ dân ven biển: chúng tôi tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ dân ven biển

+ Cơ sở hạ tầng địa phương

+ Đóng góp của hộ cho sự phát triển du lịch + Loại hình dịch vụ hộ đang kinh doanh + Thu nhập bình quân

+ Mong muốn của các hộ dân

Phỏng vấn bán cấu trúc Chủ khu dịch vụ, nhà hàng, khách sạn: chúng tôi tiến hành phỏng vấn 4 chủ khách sạn đã được xếp hạng sao và chưa được xếp hạng sao, 3 nhà hàng ven biển

+ Số lượng cơ sở lưu trú

+ Mức độ hài lòng của khách du lịch + Mong muốn của họ

+ Quản lý phát triển hình thức kinh doanh

Phỏng vấn sâu

Cán bộ quản lý địa bàn: chúng tôi tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 3 cán bộ quản lý khu du lịch

+ Vai trò của cán bộ quản lý + Nhu cầu của khách du lịch + Nêu ý kiến về môi trường biển

Phỏng vấn sâu

3.2.3 Phân tích và xử lý số liệu

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.

Phương pháp này dùng để tính toán các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động du lịch qua các năm như số lượng du khách bình quân đến khu di tích, doanh thu của du lịch, v.v…

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau:

- So sánh số liệu của đơn vị này với số liệu của đơn vị khác tương đương giúp ta biết được mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị này với đơn vị kia.

Một phần của tài liệu “ Nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh” (Trang 38 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w