Sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu vào cuối năm 2008 và năm 2009, ngành du lịch thế giới đã nhanh chóng phục hồi trở lại. Phần lớn các địa điểm du lịch đều công bố những kết quả khả quan, đủ mức để phục hồi tổn thất trong các năm trước.Tuy nhiên sự phục hồi tại các điểm du lịch là khác nhau và chủ yếu ở các nền kinh tế mới nổi.
Theo báo cáo công bố 16/1/2012 của Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch quốc tế vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2011. Lượng khách du lịch quốc tế
trong năm 2011 vẫn đạt khoảng 980 triệu lượt khách( tăng khoảng 4,4% so với năm 2010). Dự kiến trong năm 2012 lượng khách sẽ tiếp tục đạt khoảng 1 tỷ lượt khách. Tuy nhiên mức tăng trưởng du lịch không đồng đều ở các khu vực trên thế giới. Nếu như ở Châu Âu, lượng khách trong năm 2011 lên tới 503 triệu lượt ( tăng 6% so với năm 2010), thì ở khu vực Châu Á lại giảm khoảng 6% do ảnh hưởng của thảm họa động đất,sóng thần và hạt nhân ở Nhật Bản. Ảnh hưởng của khủng hoảng chính trị khiến năm 2011 lượng khách du lịch tới Trung Đông ước tính đạt 56 triệu lượt( giảm 8% so với năm 2010) .
Trong những năm qua, tình hình du lịch thế giới và khu vực có sự tăng trưởng liên tục nhưng khác nhau ở từng giai đoạn. Số lượng khách du lịch quốc tế đạt 940 triệu lượt (năm 2010), 983 triệu lượt (năm 2011) và chạm mốc 1 tỷ lượt (năm 2012). Trong đó, tính đến năm 2011, châu Âu vẫn là thị trường thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất (504 triệu lượt), tiếp theo là châu Á và Thái Bình Dương (217 triệu lượt). Tổng thu du lịch quốc tế ước đạt 928 tỷ USD (năm 2010) và 1.030 tỷ USD (năm 2011). Việt Nam hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN và top 100 điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới.
Mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2010 (34,8%) và năm 2011 (19,1%) nhưng mức tăng tuyệt đối của Việt Nam vẫn chưa bằng Thái Lan và Singapore. Thị trường nguồn của du lịch Việt Nam (năm 2012) theo khu vực là: Đông Bắc Á (46%), ASEAN (20%), Châu Âu (13%), Bắc Mỹ (8%), Thái Bình Dương (5%) và thị trường khác (8%). Mục đích chuyến đi của khách quốc tế đến Việt Nam (năm 2012) là: du lịch, nghỉ ngơi (61%), công việc (17%), thăm thân nhân (17%) và các mục đích khác (5%).
Thực trạng và xu hướng du lịch biển thế giới tạo cho du lịch Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển như: nhu cầu du lịch biển thế giới và khu vực ngày càng tăng; xu thế hợp tác khu vực ngày càng được đẩy mạnh; nguồn khách du
lịch nội vùng châu Á - Thái Bình Dương và khách du lịch cao cấp từ châu Âu, châu Mỹ rất lớn. Tuy nhiên, thách thức không nhỏ đối với du lịch Việt Nam đó là sự cạnh tranh với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực, xây dựng sản phẩm đặc thù nổi bật đáp ứng nhu cầu của từng phân đoạn khách du lịch, marketing và khả năng tiếp cận từ bên ngoài. Việt Nam hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN và top 100 điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới.