•Giá cả dịch vụ du lịch
Giá cả các dịch vụ tại khu, điểm du lịch ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lòng của du khách tới đây. Khi giá cả tại đây quá đắt mong muốn đến với khu du lịch của khách sẽ giảm đi theo thời gian. Do đó, định giá các dịch vụ thế nào sao cho phù hợp sẽ làm tăng hay giảm số lượng khách đến theo từng năm. Theo kết quả điều tra 120 khách đến Thiên Cầm năm 2014, số lượng khách đánh giá giá cả các dịch vụ chưa làm hài lòng khách vẫn chiếm đến 30%, con số này vẫn khá cao. Do vậy, các nhà quản lý du lịch biển Thiên Cầm cần phối hợp kiểm tra, đánh giá, ngăn chặn, xử phạt các trường hợp các cơ sở kinh doanh, ốt quán không niêm yết giá, gian lận trong mua bán các sản phẩm.
Vào mùa du lịch biển 2012, du khách đã phản ánh khá nhiều với tình trạng ép giá, không niêm yết giá.
Hộp 4.9 Ý kiến từ cuộc họp tổng kết mùa du lịch 2013
Ý kiến: ....như mùa du lịch vừa qua, khách phản ánh lại với tôi rằng “ chúng tôi thấy ghế nhựa rải ra nhiều nên ngồi một lúc, lúc đứng lên để đi thì thấy chủ quán chạy ra đòi bằng được 40 nghìn đồng tiền ngồi ghế”...
Ông Sáng- PGĐ Sở VH- TT và DL
• Khách du lịch
Thị hiếu là nhu cầu, sở thích của khách du lịch về sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch,…phân theo giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập,…Mỗi khách du lịch đến với Thiên Cầm với những nhu cầu, mong
muốn khác nhau cho nên cần đáp ứng một cách đa dạng làm hài lòng tất cả du khách đó là điều quan trọng nhất.
Bảng 4.16 Nhu cầu của khách du lịch đến Thiên Cầm phân theo giới tính năm 2014
Nhu cầu của du khách Nam Nữ
Dl tắm biển, nghỉ mát 55% 34,24%
Dl tham quan, nghĩ dưỡng 27,8% 28,3%
Dl sinh thái biển 53,33% 29,2%
Dl lễ hội 11,2% 5%
Dl tâm linh 13,33% 44,16%
Dl vui chơi, giải trí 40,83% 20%
Dl mua sắm 3,33% 15,83%
( Nguồn: Tổng hợp điều tra, 2014)
Theo điều tra 68 khách nam và 52 khách nữ thì nhu cầu của khách du lịch là nam chủ yếu là tắm biển, nghỉ mát ( chiếm 55%) và vui chơi, giải trí ( chiếm 40,83%), du lịch sinh thái biển ( chiếm 53,33%), du lịch mua sắm không phải là nhu cầu của họ ( chỉ chiếm 3,33%). Đối với du khách là nữ, nhu cầu của họ khác so với nam giới, mong muốn chính của họ là tắm biển, nghỉ mát ( chiếm 34,24%), du lịch tâm linh ( chiếm 44,16%), ngoài ra du lịch mua sắm khá cao (chiếm 15,83%), du lịch lễ hội rất ít (chỉ chiếm 5%)
Do khu du lịch Thiên Cầm nằm cách xa các trung tâm, thành phố lớn và điều kiện giao thông chưa thật thuận lợi nên chủ yếu là những du khách trẻ tìm đến và bên cạnh đấy nhu cầu và điều kiện đi du lịch của giới trẻ và trung niên vẫn nhiều hơn, du khách thường thích đi du lịch với nhiều người, do cơ quan tổ chức hay tự tổ chức đi cùng nhau. Chính vì thế lượng khách đi theo nhóm thường trên 10 người.
Đến với Thiên cầm, có rất nhiều hoạt động vui chơi mà du khách có thể tham gia như: tắm biển, leo núi, thăm quan làng chài…Tuy nhiên, mục đích của du khách đến còn một số mục đích khác nữa như đến vì công việc hoặc thăm người thân kết hợp đi du lịch. Theo các số liệu điều tra thì phần lớn
du khách tới Thiên Cầm để tắm biển và có tới 96% du khách cho biết sẽ tiếp tục quay lại khu du lịch này.
Số lượng và chất lượng khách du lịch ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của du lịch biển. Đối với Sầm Sơn, Cửa Lò,... thì biển Thiên Cầm còn là hình ảnh không mấy quen thuộc đối với du khách ở xa, khách chủ yếu là đến từ miền Bắc, khách từ miền Nam còn quá ít. Những năm trước đây, tình trạng khách đến du lịch và tắm biển xảy ra rủi ro và tai nạn khá nhiều gây hoang mang và mất hình ảnh cho biển Thiên Cầm. Do đó bảo đảm an toàn cho khách du lịch góp phần thu hút du khách gần xa nhiều hơn bằng các biện pháp sau :
- Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch và ngăn chặn những hành vi nhằm thu lợi bất chính từ khách du lịch.
- Trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời có biện pháp cứu hộ, cứu nạn cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với khách du lịch.
- Khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch có các biện pháp phòng tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch; áp dụng các biện pháp cần thiết và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch.
• Điểm hấp dẫn của tài nguyên du lịch biển
Tài nguyên du lịch biển Thiên Cầm có bãi tắm đẹp, nước trong xanh được du khách ngợi ca nhiều là nền tảng để thu hút đầu tư phát triển.
Các tài nguyên nhân văn như chùa Cầm Sơn, chùa Yên Lạc, đền bà Chúa, hang Hồ Quý Ly, hòn Én,... được kết hợp giữa tắm biển và tham quan, du ngoạn là điểm lý tưởng cho du khách tới đây. Tài nguyên này góp phần làm đa đạng thêm loại hình du lịch và nâng cao chất lượng chuyến đi.
Bảng 4.17 Số khách đến tham quan một số tài nguyên DL chính tại địa phương năm 2013
Địa phương Các tài nguyên DL Số khách DL đến
( lượt)
Thị trấn Thiên Cầm Chùa Cầm Sơn 64.980
Hòn Bớc 66.500 Đảo Én 23.460 Đền Bà Chúa 34.000
Xã Kỳ Xuân Bãi Cu kỳ 37.880
Xã Cẩm Nhượng Hang Hồ Quý Ly Chùa Yên Lạc
28.000 46.870
(Nguồn: Phòng VH- TT huyện Cẩm Xuyên, 2013)
Tài nguyên càng đa đạng, hấp dẫn thì số khách du lịch tìm đến sẽ càng nhiều. Theo điều tra, tài nguyên du lịch tại Thị trấn Thiên Cầm chiếm đa số, do vậy tổng lượt khách đến từng điểm rất đông ( như Hòn Bớc có đến 66.500 lượt ), phát triển thêm nhiều dịch vụ đi kèm; như xã Kỳ Xuân chỉ có 37.880 lượt khách đến. Chính vì thế, người dân địa phương tận dụng khai thác nguồn lực sẵn có này để phát triển các dịch vụ nhiều hơn và tăng thu nhập hàng năm.
•Năng lực của nhà kinh doanh và cung ứng dịch vụ du lịch biển
Chất lượng dịch vụ du lịch tùy thuộc vào các nhà kinh doanh và cung ứng dịch vụ. Tại biển Thiên Cầm các công ty lữ hành chưa tổ chức các tua du lịch như đã nói. Chất lượng hướng dẫn viên còn thiếu kinh nghiệm về hiểu biết và vốn ngoại ngữ. Trung tâm mua sắm chưa có tại khu du lịch này, trung tâm vui chơi giải trí còn quá ít. Chất lượng các dịch vụ ăn uống, lưu trú, nghỉ ngơi chỉ ở mức độ trung bình. Nếu từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sẽ là động lực thúc đẩy Thiên Cầm phát triển thương hiệu riêng ngày càng vững mạnh.
Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch.
Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
- Về nhận thức: Người dân ở khu vực này chủ yếu làm nghề đánh bắt và buôn bán, trình độ học vấn không cao, do đó nhận thức về vai trò của biển và phát triển tài nguyên biển còn yếu.
Hộp 4.10 Ý kiến của du khách
Ý kiến: …người dân Thiên Cầm khá hiền lành, chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi làm dịch vụ du lịch. Du khách đến nơi đây hoàn toàn yên tâm bởi họ rất thân thiện, chúng tôi vào nhà dân làm chài lưới để mua hải sản. Hải sản tại đây rất ngon và tươi…
Ông Tùng- khách du lịch
- Về hành động: Các hộ dân ven biển đã tham gia các buổi họp của thôn, xóm về bảo vệ và phát triển tài nguyên biển, môi trường biển. Những hộ kinh doanh dịch vụ du lịch được tham gia các lớp tập huấn hằng năm do sở văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức; tuy nhiên số lượng người tham gia rất ít ảnh hưởng đến kết quả các buổi tập huấn phát triển du lịch, không được tuyên truyền sâu rộng vào đời sống của người dân.
•Trình độ của lao động hoạt động du lịch
Trình độ nhận thức và hiểu biết của lao động giúp họ tháo vát và chu đáo trong công việc được giao. Tại Thiên Cầm, hầu hết lao động là những người dân ven biển, trình độ được đào tạo chưa cao nên hiểu biết của họ thấp. Do vậy, thái độ và phong cách phục vụ tai đây chưa đảm bảo sự hài lòng của du khách. Trình
độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của đội ngũ lao động trong ngành du lịch còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng dịch vụ thấp.
Bên cạnh đó, ở nhiều cơ sở du lịch, người điều hành, quản lý, nhận thức về du lịch còn yếu nên công tác tổ chức, sử dụng lao động chưa khoa học dẫn đến kinh doanh hiệu quả chưa cao.
Năm 2013 có 1114 lao động phục vụ tại Thiên Cầm thì chỉ có gần 1/3 trong số đó được học qua trường lớp, số người học đúng chuyên ngành trong số này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân chính là do chế độ đãi ngộ trong ngành còn thấp, lao động đã được đào tạo không muốn làm việc tại đây. Do vậy, các cấp các ngành phối hợp với các đơn vị cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc đúng chuyên ngành, nâng cao chất lượng lao động cho khu du lịch biển.
•Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
* Cơ sở hạ tầng
- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng hàng đầu giúp phát triển du lịch biển Thiên Cầm.
- Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thõa mãn sự hài lòng của khách tham quan.
- Các công trình cung cấp điện, nước đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt của khách được diễn ra bình thường.
* Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Bảng 4.18 Số lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch tương ứng số lượng khách và doanh thu năm 2013
( lượt) trú ( tỷ đồng) Xã Cẩm Nhượng 1 khách sạn 2 nhà nghỉ 8 nhà hàng 6 quán ăn 11 ốt quán 56.000 27,490 Xã Cẩm Lĩnh 1 khách sạn 1 nhà nghỉ 5 nhà hàng 6 quán ăn 7 ốt quán 27.724 18,350 Thị trấn Thiên Cầm 4 khách sạn 4 nhà nghỉ 9 nhà hàng 12 quán ăn 21 ốt quán 72.760 69,460
(Nguồn:Phòng VH–TT huyện Cẩm Xuyên, 2013)
Số lượng các cơ sở lưu trú nhiều ( như ở Thị trấn Thiên Cầm) thì sẽ có các cơ sở nhà hàng, quán ăn, ốt quán nhiều hơn và đưa lại doanh thu lớn hơn cho địa phương đó . Doanh thu dịch vụ lưu trú của Thị trấn Thiên Cầm (69,460 tỷ đồng) cao gần gấp 6 lần doanh thu của Xã Cẩm Lĩnh (18,350 tỷ đồng). Điều này góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, nâng cao năng suất lao động, tạo công ăn việc làm và thu nhập cao cho địa phương.
Các dịch vụ như trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, xưởng sửa chữa, phòng rửa tráng phim ảnh, bưu điện chưa nhiều… Nhìn chung, các công trình này được xây dựng chủ yếu phục vụ nhân dân địa phương, còn đối với khách du lịch nó chỉ có vai trò thứ yếu. Nhưng tại Thiên Cầm, chúng góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch.
Đầu năm 2014, 16 ốt quán ven biển được xây dựng thêm theo khuôn khổ chung sẽ góp phần tăng thêm các loại dịch vụ giúp Thiên Cầm thu hút thêm nhiều du khách.
•Chính sách của nhà nước về phát triển du lịch biển
Hiện nay, chính sách về phát triển du lịch được Đảng và Nhà nước thực sự coi trọng. Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Nghị quyết Đại hội Đại biển Đảng bộ Hà Tĩnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2011- 2015; Nghị quyết số 47/2012/NĐ- HĐND ngày 20/12/2012 của HĐND tỉnh về việc thông qua đề án “ Một số chính sách phát triển du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2013- 2020. Căn cứ Chỉ thị số 21 CT/UB- TM ngày 28/12/2000 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch. Cẩm Xuyên đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động du lịch. Từng bước ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trong và ngoài nước đối với phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch biển, chính sách quy hoạch, đầu tư tập trung phát triển khu du lịch biển Thiên Cầm trở thành khu du lịch quốc gia.
Để thực hiện tốt dự án quy hoạch, thực hiện Quyết định 07/2010/QĐ- UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh ban hành quy định chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đất ở khu du lịch Thiên Cầm sẽ được căn cứ quyết định này. Từ đó, UBND Tĩnh đã yêu cầu Nhà đầu tư phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Xuyên và các ngành chức năng khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thiện quy hoạch chi tiết 1/500 trình các cơ quan chức năng thẩm định phê duyệt trước khi thực hiện dự án; nghiên cứu đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết Khu du lịch Bắc Thiên Cầm được phê duyệt tại quyết định số 2179/QĐ/UB-TM1 năm 2004 phù hợp với tình hình mới, trong đó dành khoảng 20% quỹ đất để xây dựng khách sạn 4 -5 sao (độ cao 15 -20 tầng); xây dựng các hạng mục đã được UBND tỉnh phê duyệt; đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường; triển khai dự án đúng tiến
độ đã cam kết và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách còn tồn tại nhiều bất cập như quy hoạch chi tiết chậm, các công trình chậm tiến độ, các thủ tục hành chính chưa xong gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình phát triển du lịch biển Thiên Cầm.
•Năng lực của cán bộ chính quyền địa phương
Hầu hết các cán bộ địa phương tại Thiên Cầm có trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa thấp, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ và hành