Đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển Thiên Cầm

Một phần của tài liệu “ Nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh” (Trang 96 - 112)

Thiên Cầm có tiềm năng to lớn và lợi thế so sánh để phát triển du lịch biển. Để có thể tồn tại và cạnh tranh với các vùng du lịch, các khu du lịch khác thì Thiên Cầm cần phải tạo ra cho mình những sản phẩm du lịch có tính độc đáo, đa dạng và đặc biệt để đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, bên cạnh đó luôn chú ý đến chất lượng chất lượng của sản phẩm dịch vụ du lịch. Tuy nhiên sản phẩm du lịch biển hiện nay của Thiên Cầm còn quá nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng thấp chưa có sức hấp dẫn du khách.

Mục tiêu của du lịch biển Thiên Cầm là phát triển du lịch ven biển, du lịch cuối tuần, du lịch tắm biển, thể thao biển, câu cá,… khai thác các giá trị sinh thái biển, tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng và bền vững như tham quan các làng chài, làng nghề mang bản sắc vùng ven biển và tận dụng

khai thác loại hình du lịch sinh thái kết hợp văn hoá tâm linh; kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng với du lịch biển để thu hút du khách, làm cho chuyến đi của khách du lịch thêm hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng doanh thu cho các cơ sở kinh doanh. Chính vì thế trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số các dịch vụ bổ sung sau:

- Tiếp tục nâng cấp, xây dựng mới nhiều điểm vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, hoạt động thể thao, thể dục thẩm mỹ…

- Tạo điều kiện và khuyến khích việc mở các làng nghề sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch biển, khuyến khích mở các gian hàng, tổ chức các hội chợ để trưng bày các sản phẩm của Thiên Cầm.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Thiên Cầm được thiên nhiên ưu đãi với nhiều lợi thế để phát triển du lịch biển. Lịch sử hình thành và phát triển đã ghi nhận Thiên Cầm là trung tâm du lịch của huyện Cẩm Xuyên. Tuy nhiên các chính sách đưa ra chưa thực sự tận dụng hết tiềm năng và khả năng phát triển của khu du lịch biển Thiên Cầm. Từ đó, nghiên cứu đã hệ thống hóa lý luận về phát triển, du lịch, du lịch biển, tài nguyên biển, đặc điểm của tài nguyên biển. Mặt khác, đã chỉ ra nội dung phát triển du lịch biển và các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch biển.

Đánh giá thực trạng phát triển của khu du lịch nhận thấy: Quy hoạch phát triển du lịch biển còn nhiều bất cập, chậm tiến độ thi công các công trình, quản lý còn lỏng lẻo, không có quá trình thanh tra, giám sát của các cấp liên quan. Các loại tài nguyên ở khu du lịch biển Thiên Cầm đang được khai thác và nâng cấp theo từng năm; có vai trò to lớn tao dựng hình ảnh đẹp đối với các du khách. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch tăng lên về quy mô và số lượng nhưng còn quá ít và đơn điệu, chưa đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách. Dịch vụ phục vụ du khách còn ít so với nhu cầu, do vậy trung bình số ngày lưu trú của khách còn thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các nhà hàng, khách sạn. Tuyến du lịch chưa phát triển do chưa có sự phối hợp giữa các công ty du lịch và các nhà kinh doanh trên địa bàn.

Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển Thiên Cầm như sau: Giá cả dịch vụ tại địa bàn vẫn chưa làm hài lòng khách, giá cả không niêm yết rõ ràng ảnh hưởng đến thái độ của khách. Khách du lịch có thị hiếu, thu nhập khác nhau cũng như số khách đến và chất lượng khách ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh. Tài nguyên du lịch có tính hấp dẫn lôi kéo khách quay lại với số lượng nhiều. Năng lực của các nhà kinh doanh tại Thiên Cầm chưa đảm bảo sự phát triển bền vững. Nhận thức và

hành động của cộng đồng dân cư địa phương chưa cao mặc dù thường xuyên được tập huấn đào tạo. Trình độ của lao động hoạt động du lịch chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cần thiết, chất lượng thấp. Cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch còn chưa đủ phục vụ du khách và chất lượng xuống cấp nhanh, vấn đề đầu tư còn nhiều vướng mắc. Chính sách của nhà nước phát triển du lịch biển đưa ra chưa kịp thời và gặp nhiều khó khăn trong sự phối hợp hành động. Năng lực của cán bộ địa phương chưa đủ thúc đẩy nhận thức và hành động của tập thể người dân.

Trong thời gian tới thị trường khách vẫn là khách nội địa chiếm chủ yếu. Để thực hiện đúng mục tiêu và đảm bảo phát triển cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Quy hoạch phát triển phải hoàn thành đúng tiến độ các công trình và thời gian thực hiện, mở rộng không gian du lịch. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đặc biệt chú ý tới văn hóa ứng xử và giao tiếp, đội ngũ hướng dẫn viên là vấn đề quan trọng. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch là tiền đề thu hút lượng du khách và chất lượng ngày càng cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người, những nét đặc trưng của khu du lịch biển Thiên Cầm đến với du khách.

5.2 Khuyến nghị

Đề nghị UBND tỉnh :

Cho chủ trương phê duyệt dự án nâng cấp hạ tầng khu du lịch Nam Thiên Cầm để kịp phục vụ du khách năm 2014 và những năm tiếp theo.

Hàng năm bố trí nguồn kinh phí cho UBND huyện để phục vụ Công tác cứu hộ, cứu nạn, vệ sinh môi trường, hệ thống chiếu sáng công cộng, PCCN, ANTP,v.v…

Điều chỉnh quy hoạch tổng thể khu du lịch Thiên Cầm sau khi có quy hoạch nuôi tôm trên cát tại xã Cẩm Dương nằm trong quy hoạch khu du lịch Thiên Cầm trước đây.

Có cơ chế, chính sách đặc thù để kêu gọi, thu hút nhà đầu tư vào Khu du lịch Bắc Thiên Cầm.

Chỉ đạo Điện lực Hà Tĩnh khảo sát và xây dựng đường điện độc lập từ thị trấn Cẩm Xuyên xuống khu du lịch Thiên Cầm.

Chỉ đạo các ban ngành chức năng khảo sát đầu tư xây dựng nghĩa trang khu du lịch phía Nam Thiên Cầm theo hướng công viên nghĩa trang.

Hỗ trỡ kinh phí để tôn tạo các di tích lịch sử trên địa bàn như: Chùa Cầm Sơn, chùa Yên Lạc,... để phát triển loại hình du lịch tâm linh.

Hỗ trỡ kinh phí để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu du lịch: Hệ thống đường giao thông, nhà vệ sinh đạt chuẩn…

Đề nghị Thường trực Huyện ủy, UBND huyện

Quan tâm chỉ đạo và hàng năm trích một phần kinh phí từ việc đấu thầu ốt quán tại khu du lịch cho Ban quản lý khu du lịch Thiên Cầm để đầu tư các hoạt động tại khu du lịch như: Công tác cứu hộ cứu nạn, điện chiếu sáng, trồng cây xanh.v.v...

Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính; tạo cơ chế thuận lợi thu hút các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng, các dự án phát triển khu du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách

1. Nguyễn Thế Chinh (2003). Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Đính (2006). Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

3. Trần Văn Nam và Trần Thị Hoà Bình (2005). Giáo trình thương mại quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

4. Hoàng Đức Thân, Đặng Đình Đào (2003). Giáo trình kinh tế thương mại ,Trường Đại học kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Phương Thanh (2005). Tình hình sử dụng vốn của các hộ nông dân tham gia hoạt động dịch vụ thương mại dịch vụ, Khoa Kinh tế trường Đại học Nông nghiệp, Hà nội.

Tài liệu báo

1. Mai Thị Ánh Tuyết (2009), Giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực cửa thời vụ du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang’, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 61, trang 12- 19.

Tài liệu công trình nghiên cứu

1. Đào Thị Kim Oanh (2013), Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo tốt nghiệp Khóa 55, Trường ĐHNN Hà Nội.

2. Trịnh Xuân Hồng (2006), Các giải pháp cơ bản để quản lý, khai thác tài nguyên nhằm phát triển du lịch Ninh Bình, luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

3. Bùi Thị Thanh Huyền (2012), Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo tốt nghiệp Khóa 53 trường ĐHNN Hà Nội.

4. Nguyễn Thúy Phượng (2010), Phát triển bền vững du lịch biển trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tốt nghiệp Khóa 51 trường ĐHNN Hà Nội.

5. Lê Cẩm Tú (2012), Phát triển bền vững du lịch biển thị xã Cửa Lò, Báo cáo tốt nghiệp Khóa 53 trường ĐHNN Hà Nội.

Tài liệu tham khảo từ internet

1. Cổng thông tin điện tử Hà Tĩnh, “Biển Thiên Cầm”, Bản tin ngày

TST Tourist ngày 3/6/2014. Nguồn

http://www.hatinh.gov.vn/tiemnanghatinh/tiemnangdulich

2. Vinanet (2007),“Khai thác tiềm năng phát triển du lịch biển Đảo”, Bản tin của Việt Báo ngày 10/10/2007. Nguồn http://vietbao.vn/Kham-pha-Viet- Nam/Khai-thac-tiem-nang-phat-trien-du-lich-bien-dao/40223676/152/,

3. Biển Thiên Cầm : Đi xa vẫn nhớ

Nguồn http://baocongthuong.com.vn/du-lich/38106/bien-thien-cam-di-xa- van-nho.htm

4. Cổng thông tin điện tử Hà Tĩnh (2009), “Lễ Cầu Ngư và Hội đua thuyền ở làng Nhượng Bạn”, Bản tin Cẩm nang du lịch ngày 28/9/2009. Nguồn http://camxuyen.gov.vn/?url=detail&id=27&language=1

Tài liệu tham khảo khác

2. Báo cáo tổng kết cuối năm của phòng Văn hóa- Thông tin huyện Cẩm Xuyên

3. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phát triển dịch vụ du lịch – thương mại tỉnh Hà Tĩnh năm 2014- 2015

4. Báo cáo tình hình phát triển dịch vụ - thương mại huyện Cẩm Xuyên quý I năm 2013 – 2014.

5. Báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội huyện Cẩm Xuyên năm 2003

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

Phiếu điều tra được sử dụng để nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm. Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh ( chị ) !

I. Thông tin chung

1. Họ và tên : ………. 2. Giới tính  nam Nữ

3. Xin cho biết Anh ( chị ) đến từ đâu?...

4. Anh ( chị ) đến Thiên Cầm lần này là lần thứ mấy?... 5. Anh ( chị ) đến Thiên Cầm bằng phương tiện gì ?

 Ô tô  Xe máy

 Tàu thuyền  Phương tiện khác 6. Mục đích của chuyến đi

 Tắm biển  Giải trí  Công vụ  Nghĩ dưỡng  Tham quan  Khác

Mục đích khác ... 7. Chuyến đi của anh ( chị ) là bao lâu?...(ngày)

8. Anh ( chị ) đi du lịch với hình thức nào?

 Cá nhân tự đi  Tổ chức theo đoàn 9. Anh ( chị ) biết đến biển Thiên Cầm từ đâu ?

 Tờ gấp, áp phích  Công ty du lịch  Internet

 Bạn bè, người quen  Khác

10.Xin cho biết quy mô đoàn du lịch của anh ( chị )?

 1 người  2- 3 người  4- 6 người

 6- 10 người  trên 10 người

11.Thu nhập hàng tháng trung bình của anh (chị)?

 < 5.000.000 đồng

 5.000.000 - 10.000.000 đồng

 10.000.000 – 15.000.000 đồng

 Trên 15.000.000 đồng

12. Anh ( chị ) thấy hệ thống đường giao thông như thế nào?

 Đường nhựa  Đường bê tông  Đường đất Bất cập gì không?

………. ……….

13.Anh ( chị ) đánh giá hệ thống điện chiếu sáng khu du lịch ra sao?

 Rất tốt  Bình thường  Không tốt Vì sao?...

……… 14. Mức độ hài lòng của du khách về hệ thống về hệ thống cơ sở vật chất?

Chỉ tiêu Đánh giá

Tốt Bình thường Kém

Cơ sở lưu trú Nhà hàng Vận chuyển Điểm tham quan Điểm giải trí Điểm mua sắm

15. Quý khách đánh giá thế nào về chất lượng chuyến thăm khu du lịch ?

Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém Thái độ đón tiếp Môi trường du lịch Hướng dẫn tham quan Dịch vụ vận chuyển Dịch vụ lưu trú Dịch vụ ăn uống

Dịch vụ quà lưu niệm

Dịch vụ liên lạc

DV thuê đồ bơi, tắm nước ngọt

16. Anh ( chị ) có muốn ở lại thêm nếu chất lượng dịch vụ lưu trú và được phục vụ tốt hơn?

 Chắc chắn  Có thể  Không muốn Vì sao?... 17. Anh ( chị ) có sử dụng đặc sản địa phương trong bữa ăn của mình?

 Có

 Không Lý do………..

18. Để mua sản phẩm làm kỹ niệm cho chuyến đi này anh ( chị ) sẽ chọn những sản phẩm gì?

 Sách  Tranh ảnh

 Các đặc sản  Khác

19. Đánh giá của anh ( chị) về giá cả các dịch vụ?

 Rất hài lòng  Hài lòng   Chưa hài lòng 20.Anh (chị ) có tắm biển không ?

Có 

Không 

21. Anh ( chị ) đến tắm biển có thấy an toàn không ? Có 

Không 

22. Anh ( chị ) đã tham quan các di tích lịch sử của địa phương? Chùa Cầm Sơn  Hang Hồ Quý Ly 

Chùa Yên lạc  Đền Bà Chúa 

23. Anh ( chị ) đánh giá thế nào về công tác bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử?

Tốt  Bình Thường  kém 

24. Theo anh ( chị ) thái độ, phong cách phục vụ tại đây như thế nào? Tốt  Bình Thường  kém 

25. Đánh giá của anh ( chị ) về công tác quản lý khách sạn? Tốt  Bình Thường  kém 

26. Khả năng giao tiếp, hiểu biết của hướng dẫn viên du lịch có đáp ứng mong muốn của anh ( chị ) ?

Tốt  Bình Thường  kém 

27. Đánh giá của du khách về vốn ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch ? Thông thạo  Trung bình  kém 

28. Anh ( chị ) đã được tham dự một hoạt động văn hóa nào của địa phương chưa?

Chưa được tham dự  Đã tham dự 

29. Anh ( chị ) đánh giá như thế nào về hoạt động mà quý khách đã tham dự?

Rất đặc sắc  Đặc sắc  BT  Không đặc sắc 

30. Anh ( chị ) thích những gì của địa phương?

Cảnh quan  Dân địa phương  Phong tục tập quán 

Các sản phẩm du lịch biển  Thức ăn 

31. Anh ( chị ) thấy cảnh quan của Thiên Cầm như thế nào? Rất hài lòng  Hài lòng  BT  Không hài lòng 

32. Anh ( chị ) có thể cho biết tổng chi phí cho chuyến đi này? ……….( triệu đồng)

33. Anh ( chị ) có mong muốn quay trở lại Thiên Cầm một lần nữa? Chắc chắn  Không  Chưa có câu trả lời 

34. Anh ( chị ) có thể cho biết một số ý kiến đề xuất để nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú và chất lượng phục vụ tại điểm du lịch?

……… ……… ………...

( Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh ( chị ), chúc anh ( chị ) có một chuyến đi vui vẻ và hài lòng nhất!)

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC HỘ DÂN VEN BIỂN

Phiếu điều tra được sử dụng để nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm. Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của ông (bà) !

Họ tên chủ hộ: ……….. Địa chỉ: ……….

I- Tình hình chung của hộ

1.1 Số nhân khẩu của hộ? ………. người. 1.2 Nguồn thu nhập chính của hộ?

KD hàng lưu niệm  Chụp ảnh lưu động 

KD nhà hàng ăn uống KD đồ thủy sản  KD DV đồ bơi, thuê tàu thuyền 

KD quán BiA  Khác 

II- Làm dịch vụ du lịch

2.1Giá dịch vụ của hộ gia đình so với hộ khác như thế nào? Cao hơn  TB  Thấp hơn 

2.2 Ông (bà) thấy hệ thống đường giao thông có thuận tiện cho đi lại, vận chuyển hay kinh doanh không?

Có 

Không 

Lý do?... 2.3 Ông (bà) thấy hệ thống điện chiếu sáng khu du lịch hoạt động như thế

nào?

Rất tốt  Bình thường  Không tốt 

2.4 Ông (bà ) thấy quy hoạch ở biển Thiên Cầm ra sao? Nhiều cơ sở lưu trú  Nhiều cơ sở KD 

Nhiều khu vui chơi  Nhiều nhà hàng 

Một phần của tài liệu “ Nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh” (Trang 96 - 112)