Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển

Một phần của tài liệu “ Nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh” (Trang 27 - 32)

Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch ( Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004).

Có thể thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:

(Nguồn: Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004)

Sơ đồ 4.1 Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển

Du khách Nhà cung ứng

dịch vụ du lịch

Dân cư sở tại Chính quyền địa

phương nơi đón khách du lịch

Trong mối quan hệ trên các tác nhân tham gia vào hoạt động có vai trò riêng rẽ nhưng tác động qua lại lẫn nhau gắn kết giữa các mục tiêu phát triển du lịch biển.

Hoạt động du lịch không phải là hoạt động của một cá nhân hay tổ chức mà nó bao gồm tất cả các hoạt động của khách du lịch, tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Tất cả các hoạt động riêng lẽ của các thành phần đó tạo nên hoạt động tổng thể của du lịch. Chính vì vậy hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng mang màu sắc văn hoá nhiều nơi.

Du lịch hình thành dựa trên những giá trị văn hóa và chính những sản phẩm văn hóa làm cho du lịch phát triển.

Theo đó các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển:

Giá cả dịch vụ

Giá cả ảnh hưởng quyết định đến thị thái độ, mong muốn, nhu cầu đáp ứng của khách với tất cả các loại dịch vụ cung cấp. Không một khách hàng nào mong muốn đến với điểm du lịch có giá cả dịch vụ quá cao. Giá cả phải phù hợp với thu nhập của từng đối tượng du khách.Thông qua giá có thể đánh giá được phản ứng của khách. Giá biến động nhanh có thể là cơ hội mà cũng có thể gây bất lợi cho nhà kinh doanh. Cần phải có chính sách giá cả phù hợp (cố định hay linh hoạt) cũng như giải quyết tốt vấn đề định giá và điều chỉnh giá trong các nhà hàng, khách sạn hay hộ kinh doanh.

Khách du lịch

Khách du lịch là người đi khỏi nơi cư trú, nơi ở, nơi làm việc, học tập để nghỉ ngơi giải, giải trí, tham quan, thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng chữa bệnh trong một thời gian nhất định. Số lượng khách đến với du lịch biển càng lớn càng làm tăng lao động làm việc, tăng thu nhập cho hộ dân ven biển và các cơ sở kinh doanh du lịch. Từ đó, du lịch biển thu hút thêm nhiều vốn đầu tư từ trong và ngoài nước, hệ thống cơ sở hạ tầng được đồng bộ, kinh tế- xã hội ngày càng phát triển.

Là những điểm về văn hóa vật thể hoặc văn hóa phi vật thể ở một nơi mà khách du lịch cảm thấy đáp ứng một khía cạnh nhu cầu hay mong muốn.

Điểm hấp dẫn là động lực chủ yếu thu hút khách du lịch. Nếu trong hệ thống du lịch không có điểm hấp dẫn sẽ không có nhu cầu về các dịch vụ du lịch khác.

Năng lực của nhà kinh doanh và cung ứng dịch vụ du lịch biển

Các doanh nghiệp và thương nhân hoạt động kinh doanh trực tiếp từ khách du lịch gồm:

Doanh nghiệp lữ hành: doanh nghiệp lữ hành quốc tế, doanh nghiệp lữ hành nội địa, doanh nghiệp lữ hành bán lẻ

Doanh nghiệp vận tải: các đơn vị kinh doanh vận tải hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy…

Doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ khác: các đền thờ, các khu vui chơi, khách sạn, nhà hàng.

Các chủ thể gián tiếp tham gia vào du lịch biển có thể ở vị trí rất xa khu du lịch nhưng có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống như các doanh nghiệp xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí; các đơn vị quản lý hoạt động khu du lịch.

Nhận thức và hành động của cộng đồng dân cư địa phương

Cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào hoạt động du lịch dưới nhiều hình thức: cung cấp nhân lực hoặc trực tiếp tham gia và bản thân họ cũng có thể là một điểm hấp dẫn khách du lịch bằng sự nhiệt tình, thân thiện. Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong quy hoạch và quản lý du lịch còn thấp do trình độ nhận thức và hiểu biết chưa cao. Họ là những người được hưởng lợi trực tiếp thông qua phát triển du lịch biển cho nên họ có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển du lịch biển.

Trình độ của lao động có vai trò rất quan trọng quyết định đến chất lượng đội ngũ lao động phục vụ du lịch. Trình độ lao động càng cao thì ý thức được tầm quan trọng của du lịch càng được nâng lên. Khi đó nhu cầu về du lịch biển ngày càng nhiều và khai thác được tiềm năng lớn hơn. Lao động phải có chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo cơ bản, ngoài ra còn phải có khả năng giao tiếp có sức thuyết phục đối với những nhóm, những đối tượng du khách khác nhau về quốc tịch và dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng, giới tính lứa tuổi và đôi khi cả quan điểm chính trị

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Sự phát triển hoàn thiện và đồng bộ kết cấu hạ tầng và các sơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa và tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế du lịch biển, đặc biệt là dịch vụ đưa đón và dịch vụ lưu trú.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ… cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xây dựng công suất các công trình phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của chúng có ảnh hưởng đến thứ hạng của các cơ sở này.

Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ của đất nước và là tiền đề cơ bản để hình thành các trung tâm du lịch.

Sự phụ thuộc của cơ sở vật chất kỹ thuật vào tài nguyên du lịch không chỉ diễn ra theo một chiều, mà về phía mình các công trình, cơ sở phục vụ du

lịch cũng có tác động nhất định tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc gìn giữ bảo vệ chúng

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần, chúng có những chức năng và ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch. Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên qui mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng, cămping, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao… Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật là phương tiện phục vụ cho việc ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cố định của du lịch. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch căn cứ vào 3 tiêu chí:

- Đảm bảo những điều kiện tốt cho nghỉ ngơi du lịch.

- Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quy trình xây dựng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các nơi đến.

Chính sách của nhà nước về phát triển du lịch biển

Thành phần nhà nước có vai trò ban hành các chính sách xúc tiến, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ du lịch biển. Các chính sách của nhà nước ban hành tác động đến sự nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch, vai trò của ngành du lịch đối với các ngành và ngược lại giữa sự phát triển của các ngành, xã hội đối với sự phát triển du lịch. Nhà nước là người quản lý và định hướng cho các hoạt động phát triển, tự bỏ vốn và thu hút nguồn vốn đầu tư. Vai trò này đảm bảo cho phát triển bền vững du lịch biển.

Năng lực của cán bộ chính quyền địa phương

Cán bộ chính quyền địa phương là người trực tiếp quản lý, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về vai trò của du lịch biển. Nếu không có sự tham gia đồng bộ của chính quyền địa phương thì khó bảo đảm được các giá trị văn hoá sẽ được khai thác một cách có hiệu quả để đưa vào các sản phẩm du lịch. Nhưng để du lịch phát triển bền vững thì vai trò quyết định

không thể không có sự chung tay của người dân mà người trực tiếp quản lý là cán bộ địa phương.

Một phần của tài liệu “ Nghiên cứu phát triển du lịch biển Thiên Cầm Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh” (Trang 27 - 32)