I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
*KT:- HS phân biệt 4 loại rễ biến dạng, hiểu được đặc điểm từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng.
- Nhận dạng được một số loại rễ biến dạng đơn giản thường gặp.
- HS giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa.
*KN: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh,tìm kiếm và xử lí thông tin; kĩ năng hợp tác nhóm và phân tích mẫu vật; kĩ năng tự tin và quản lí thời gian khi thuyết trình kết quả thảo luận
*TĐ: Giáo dục ý thức bảo vệ TV.
II - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ đặc điểm các loại rễ biến dạng, tranh một số loại rễ biến dạng
- HS: Mỗi nhóm chuẩn bị: củ sắn , củ cà rốt, cành trầu không, tranh ảnh cây mọc vùng đầm lầy, ngập mặn: cây bần, bụt mọc.
III - TIẾN TRÌNH BÀI HỌC Tổ chức:
Lớp dạy Ngày dạy Sĩ số
1.Giới thiệu bài mới: (1 phút)
Trong thực tế, rễ không chỉ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan mà ở một số cây, rễ còn có những chức năng khác nữa nên hình dạng, cấu tạo của rễ thay đổi, làm rễ biến dạng. Có những loại rễ biến dạng nào? Chúng có chức năng gì?
2. Dạy học bài mới: (30 phút)
HĐ1: MỘT SỐ LOẠI RỄ BIẾN DẠNG (15 phút)
*Mục tiêu: HS phân biệt 4 loại rễ biến dạng, hiểu được đặc điểm từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng.
*Cách tiến hành:
- GV y/c HS đặt mẫu lên bàn quan sát -> Phân chia rễ thành các nhóm theo phiếu
STT Rễ dưới Mặt đất
Rễ mọc trên cây
Rễ bám vào cây, tường Tên cây
- GV y/c HS hoàn thành cột 1 bảng 40 - GV nhËn xÐt
*GV: Cây bần, cây mắm,bụt mọc sống ở nơi ngập mặn, gần ao hồ thiếu O2=>
- HS quan sát , hoạt động theo nhóm.
- HS dựa vào hình thái màu sắc, cách mọc
để phân chia rễ vào từng nhóm nhỏ.
- 1, 2 nhóm trình bày kết quả phân loại của nhóm mình.
- HS hoàn thành cột 1 trong bảng.
- 1, 2 HS đọc kết quả của mình -> HS khác bổ sung.
Rễ mọc ngợc để lấy thêm O2
- Cách sống của cây phong lan có giống cây tầm gửi và tơ hồng không ? - Có mấy loại rễ biến dạng ? Đó là
những loại nào? +Nêu đợc tên 4 loại rễ biến dạng
*Kết luận:
*Có 4 loại rễ biến dạng là:
- Rễ củ: Củ cải, cà rốt, khoai lang, sắn
- Rễ móc: Trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh - Rễ thở: Cây Bụt mọc, đước, cây mắm, cây bần, - Giác mút: Tơ hồng, tầm gửi
HĐ2: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA RỄ BIẾN DẠNG (15 phút)
*Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo và chức năng của các loại rễ biến dạng. Đặc điểm phân biệt chúng.
*Cách tiến hành:
- GV y/c HS dựa vào đặc điểm của rễ biến dạng -> Hoàn thành bảng 40 cột 5 - Gọi HS chữa -> Nhận xét
- Nêu cấu tạo và chức năng của rễ củ?
-Tại sao những cây có rễ củ phải thu hoạch trước khi cây ra hoa tạo quả??
-Nêu cấu tạo và chức năng của rễ móc ?
- Nêu cấu tạo và chức năng của rễ thở?
- Nêu cấu tạo và chức năng của giác mút?
* GV đưa ra bảng chuẩn.
- Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt rễ các loại rễ biến dạng?
- HS trao đổi nhóm -> Hoàn thành nội dung bảng.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS làm bài tập SGK.
Khi cây ra hoa tạo quả các chất dinh dưỡng ở củ sẽ chuyển lên nuôi hoa, quả ->củ không còn chất dinh dưỡng, sẽ bị sơ.
*Kết luận:
Cấu tạo, chức năng :
- Rễ củ : Là rễ phình to -> chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo qủa
- Rễ móc: là rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám => giúp cây leo lên
- Rễ thở : những cây sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược trên mặt đất => Lấy ôxi cung cấp cho phần rễ ở dưới đất
- Giác mút: là rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác =>
lấy thức ăn từ cây chủ
* Đặc điểm phân biệt rễ biến dạng dựa vào:
- Vị trí - Đặc điểm - Chức năng
3- Luyện tập củng cố: (5 phút) - Đọc kết luận SGK
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Một loại rễ biến dạng chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả:
A - Rễ củ. B - Rễ móc. C - Rễ thở. D - Giác mút.
Câu 2: Một loại rễ biến dạng giúp cây leo lên:
A - Rễ củ. B - Rễ móc. C - Rễ thở. D - Giác mút.
Câu 3: Một loại rễ biến dạng giúp cây hô hấp trong không khí:
A - Rễ củ. B - Rễ móc. C - Rễ thở. D - Giác mút.
Câu 4: Một loại rễ biến dạng giúp cây lấy thức ăn từ cây chủ:
A - Rễ củ. B - Rễ móc. C - Rễ thở. D - Giác mút Câu 5: Củ đậu thuộc loại rễ biến dạng:
A - Rễ củ. B - Rễ móc. C. Rễ thở D. Giác mút 4. Hoạt động nối tiếp: (1 phút)
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Mỗi nhóm chuẩn bị : cành dâm bụt, cành hoa hồng, ngọn bí đỏ.
5. Dự kiến kiểm tra đánh giá: (8 phút)
- Chỉ trên tranh con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây?
- Vì sao rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con?
Soạn: 29/9/2014 Giảng: