I - MỤC TIÊU BÀI HỌC.
*KT: Nêu được đặc điểm hình thái và chức năng một số lá biến dạng, từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.
*KN: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết so sánh.KN hợp tác, KN quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm khi thực hành, KN thuyết trình kết quả
*TĐ: Giáo dục ý thức bảo vệ TV.
*Năng lực cần hướng tới:
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học
-Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống -Năng lực thực hành sinh học
-Năng lực tính toán sinh học
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- GV: + Mẫu vật: Cây mây, đậu hà lan, hành có lá xanh, củ dong ta, cành xương rồng.
+ Tranh: cây nắp ấm, cây bèo đất.
+ Chuẩn bị trò chơi như SGK.
- HS: Sưu tầm mẫu như đã phân, kẻ bảng.
III - TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
Tổ chức:
Lớp dạy Ngày dạy Sĩ số
1.Giới thiệu bài học (1 phút):
Phiến lá thường có dạng bản dẹt, chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng một số cây lá làm chức năng khác nên nó bị biến dạng. Vậy có những loại lá biến dạng nào?
2. Dạy học bài mới: (30 phút)
HĐ1: Cể NHỮNG LOẠI LÁ BIẾN DẠNG NÀO? (20 phỳt)
* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm hình thái và chức năng một số lá biến dạng, từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.
*Cách tiến hành:
* GV y/c HS hoạt động theo nhóm.
* GV y/c HS quan sát mẫu vật, tranh H25.1 -> Hỏi:
- Lá của cây xương rồng có đặc điểm gì?
- HS hoạt động nhóm.
- HS trong nhóm quan sát -> trả lời.
+ Lá biến thành gai.
- Vì sao đặc điểm đó giúp cho cây có thể sống ở những nơi khô hạn, thiếu nước?
* GV y/c HS quan sát cành mây, H25.2;
H25.3
- Một số lá chét của cây đậu Hà Lan và lá ở ngọn cây mây có gì khác với các lá bình thường?
- Những lá biến đổi như vậy có chức năng gì đối với cây?
* GV y/c HS quan sát củ giềng hoặc củ dong ta, quan sát H25.4.
- Tìm những vảy nhỏ có trên thân rễ, hãy mô tả hình dạng và màu sắc của chúng?
- Những vảy đó có chức năng gì với các chồi của thân rễ?
* GV y/c HS quan sát củ hành và H25.5 - Củ hành do bộ phận nào của lá biến thành và có chức năng gì?
- Trong thực tế em thấy cây nào bẹ lá có chức năng chứa chất dự trữ cho cây?
* GV y/c HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H25.6; H25.7
- Lá của cây bèo đất có đặc điểm gì? có chức năng gì?
- Lá nắp ấm khác lá bèo đất ở điểm gì?
- Chức năng của lá nắp ấm?
* GV chữa bài bằng cách chơi trò chơi
" Thi điền bảng liệt kê"
- GV treo bảng liệt kê lên bảng, gọi 7 nhóm tham gia, bốc thăm xác định tên mẫu vật nhóm cần điền.
- y/c mỗi nhóm chọn 2 HS: Nhiệm vụ của mỗi nhóm chọn mảnh bìa của GV đã ghi sẵn gài vào các ô sao cho phù hợp.
- GV nhận xét kết quả và cho điểm nhóm làm tốt.
- GV thông báo đáp án đúng để HS điều chỉnh.=> Kết luận
- GV y/c HS đọc mục " Em có biết " để biết thêm một loại lá biến dạng nữa.
+ Giảm sự thoát hơi nớc qua lá.
- HS quan sát mẫu vật & hình.
+ Cây đậu Hà Lan lá ngọn có dạng tua cuốn; cây mây lá ngọn có dạng tay móc.
+ Giúp cây leo lên cao.
- HS quan sát theo nhóm & thảo luận + Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt.
+ Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ.
- HS quan sát -> Thảo luận nhóm.
+ Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng, có chức năng chứa chất dự trữ cho cây.
+ C©y chuèi.
- HS n.cứu TT SGK & quan sát hình.
+ Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất dính bắt sâu bọ.
+ Gân lá phát triển thành cái bình có nắp
đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút & tiêu hoá đợc sâu bọ.
+ Bắt & tiêu hoá sâu bọ.
- HS làm bài tập theo nhóm.
*Kết luận:
Tên vật mẫu Mụi trường sống
Đặc điểm hình thái Tên lá biến
dạng
Xương rồng nơi khô hạn Lá có dạng gai nhọn Lá biến
thành gai Lá đậu Hà
Lan
leo cao Lá ngọn có dạng tua cuốn Tua cuốn
Lá mây leo cao Lá ngọn có dạng tay có móc Tay móc
Củ giềng dưới đất Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt
Lá vảy Củ hành dưới đất Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng Lá dự trữ Cây bèo đất đất cỏt Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất
dính
Lá bắt mồi Cây nắp ấm đầm lầy Gân lá phát triển thành cái bình có nắp
đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch.
Lá bắt mồi HĐ2: BIẾN DẠNG CỦA LÁ Cể í NGHĨA Gè? (10 phỳt)
*Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.
*Cách tiến hành:
- Gv y/c HS xem lại bảng ở mục 1 -> Nêu ý nghĩa biến dạng của lá?
- GV gợi ý:
? Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thái của lá biến dạng so với lá bình thường?
? Những đặc điểm biến dạng có ý nghĩa gì đối với cây?
- HS xem lại bảng ở HĐ1
+ lá biến dạng có đặc điểm hình thái khác hẳn so với lá bình thường.
+ Lá của một số loại cây đã biến đổi hình thái thích hợp với chức năng khác trong những hoàn cảnh khác nhau.
*Kết luận:
- Lá biến thành gai: Làm giảm sự thoát hơi nước - Lá biến tua cuốn: Giúp cây leo lên cao
- Lá biến tay móc: Giúp cây bám để leo lên cao - Lá vảy: Che chở , bảo vệ cho chồi của thân rễ.
- Lá dự trữ:Chứa chất dự trữ cho cây - Lá bắt mồi: Bắt và tiêu hoá mồi 3-Luyện tập, củng cố : (2 phút)
- Gọi 2 HS đọc kết luận chung 4 - Hoạt động tiếp nối. (1 phút)
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị: Đoạn rau má, củ khoai lang có mầm, củ gừng, nghệ có mầm, lá cây thuốc bỏng.
5- Dự kiến kiểm tra đánh giá. (11 phút) Kí duyệt - Hãy mô tả TN chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá? Tổ trưởng
- Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
Lê Thị Liên
Ngày soạn:20/11/2014 Ngày giảng: