I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
*KT: HS biết quan sát, nghiên cứu thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.
- Xác định được con đường rễ hút nước và muối khoáng hoà tan.
- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những ĐK nào?
- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu của SGK đề ra.
*KN: Rèn luyện kĩ năng thao tác bước tiến hành TN. Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên.
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin ; Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng trong thảo luận nhóm; Kĩ năng quản lí thời gian ; Kĩ năng báo cáo…
*TĐ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II – TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
- GV: Tranh phóng to H11.1; H11.2 - HS: Kết quả của các mẫu TN ở nhà.
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức:
Lớp dạy Ngày dạy Sĩ số
1.Giới thiệu bài mới: (1 phút)
Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hòa tan từ đất. Vậy cây cần nước và muối khoáng như thế nào? Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan như thế nào?
2. Dạy học bài mới: (30 phút)
HĐ1: CÂY CẦN NƯỚC VÀ CÁC LOẠI MUỐI KHOÁNG
*Mục tiêu: HS biết quan sát, nghiên cứu thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.
- Xác định được con đường rễ hút nước và muối khoáng hoà tan.
- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những ĐK nào?
*Cách tiến hành:
Thí nghiệm 1:
*GV y/c HS n.cưú SGK -> trả lời:
- Bạn Minh làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
- Hãy dự đoán kết qủa của thí nghiệm và giải thích ?
* GV bao quát lớp , nhắc nhở các nhóm , hướng dẫn động viên nhóm học yếu.
1. Nhu cầu nước của cây
-HS đọc TN SGK : chú ý tới điều kiện thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm ->
Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến-->
ghi lại nội dung cần đạt được.
Bạn Minh làm TN để tỡm hiểu nhu cầu nước ở cừy
- Đại diện 1, 2 nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV thông báo đáp án ( nếu cần ) Thí nghiệm 2:
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả cân rau ở nhà
*GV y/c HS n.cứu SGK.Thảo luận nhóm trả lời :
- Dựa vào kết qủa thí nghiệm1,2 em có nhận xét gì về nhu cầu của nước?
- Kể tên những cây cần nhiều nước , cây cần ít nước?
( Lưu ý tránh nhầm cây ở nước cần nhiều nước, cây ở cạn cần ít nước)
- Cây cần nước như thế nào?
- Các nhóm báo cáo kết quả TN ở nhà.
Nhận xét được :
Khối lượng rau qủa sau khi phơi khô là bị giảm
- HS n.cứu SGK-> thảo luận nhóm, thực hiện lệnh SGK
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
*Kết luận:
Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.
VD: - Cây sống trên cạn : Cây lương thực ,thực phẩm( rau, lúa) cần nhiều nước hơn cây công nghiệp và cây ăn qủa
- Giai đoạn sinh trưởng đâm chồi, đẻ nhánh cần nhiều nước hơn các giai đoạn khác
* TN 3:
- GV treo tranh H11.1 -> Cho HS đọc TN3 SGK. Trả lời:
-Bạn Tuấn làm thí nghiệm trên để làm gì?
- Dựa vào thí nghiệm trên hãy thiết kế 1 thí nghiệm để giải thích về tác dụng của muói lân hoặc muối kali đối với cây trồng.
*GV hướng dẫn HS thiết kế TN theo nhóm, TN gồm các bước:
-Mục đích TN - Đối tượng TN - Tiến hành ( điều kiện , kết quả )
- GV nhận xét bổ sung cho các nhóm.
*GV y/c HS n.cứu SGK ->trả lời :
- Em hiểu nh thế nào về vai trò của muối khoáng đối với cây?
- Kết qủa thí nghiệm giúp em khẳng định
điều gì?
- Lấy VD chứng minh nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống cuả cây không giống nhau?
2. Nhu cầu muối khoáng của cây
- HS n.cứu SGK kết hợp quan sát tranh và bảng số liệu SGK -> Trả lời câu hỏi sau TN
+ Mục đích TN : Xem nhu cầu muối đạm của cây.
- HS thiết kế TN theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- 1,2 nhóm trình bày TN
- HS n.cứu thông tin SGK -> Trả lời câu hỏi lệnh 2.Nêu được:
+ Muối khoáng rất cần đối cây
+ Tùy từng loại cây, tùy từng giai đoạn mà nhu cầu muối khoáng khác nhau
*Kết luận:
- Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hoà tan trong đất.
- Cây cần 3 loại muối khoáng chính là: đạm, lân, kali.
- Nhu cầu muối khoáng là khác nhau đối với từng loại cây, từng giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây
VD: Cây ăn lá, thân: cần nhiều đạm
Cây ăn qủa, hạt : cần nhiều đạm và lân Cây lấy củ : cần nhiều kali
3- Luyện tập củng cố : (5 phút) - HS đọc kết luận chung SGK - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu1: Một bộ phận của rễ cây có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan trong đất:
A - Vỏ.
B - Mạch gỗ.
C - Lông hút.
D - Mạch rây.
Câu 2: Tất cả các cây đều cần:
A - Nước. B - Muối khoáng.
C - Các loại muối khoáng trong đó cần nhiều Đạm, Lân, Kali.
D - Cả 2 ý A, C đều đúng.
Câu 3: Bạn Minh có 2 chậu đất A và B trồng 2 cây cải xanh tốt. Hàng ngày bạn Minh tưới cho chậu A, còn chậu B không tưới nước. Bạn Minh làm thí nghiệm nhằm mục đích:
A - Tìm hiểu nhu cầu Nước của cây.
B - Tìm hiểu nhu cầu Muối đạm.
C - Tìm hiểu nhu cầu Muối Lân.
D - Tìm hiểu nhu cầu Muối Ka li.
Câu 4: Bạn Tuấn trồng cây trong 2 chậu: Chậu A có đủ Muối khoáng hoà tan (N, P, K). Chậu B thiếu đạm (N). Bạn Tuấn làm thí nghiệm nhằm mục đích:
A - Tìm hiểu nhu cầu Nước của cây.
B - Tìm hiểu nhu cầu Muối đạm.
C - Tìm hiểu nhu cầu Muối Lân.
D - Tìm hiểu nhu cầu Muối Ka li.
Câu 5: Bạn Lan trồng cây trong 2 chậu: Chậu A có đủ muối khoáng hoà tan (N, P, K). Chậu B thiếu Kali. Bạn Lan làm thí nghiệm nhằm mục đích:
A - Tìm hiểu nhu cầu Nước của cây. C – Tìm hiểu nhu cầu Muối Lân.
B - Tìm hiểu nhu cầu Muối đạm. D. Tìm hiểu nhu cầu Muối Ka li.
4. Hoạt động nối tiếp: (1 phút)
- Đọc mục " Em có biết ".
- Học bài theo câu hỏi SGK.
5. Dự kiến kiểm tra đánh giá: (8 phút) - Nêu cấu tạo, chức năng miền hút của rễ?
- HS2: Làm bài tập trắc nghiệm.
Soạn: 23/9/2014 Giảng: