*Mục tiêu: HS phân biệt được lá đơn , lá kép.
*Cách tiến hành:
ơ
*GV y/c HS quan sát cành dâu, mồng tơi, cành hoa hồng, cành phượng .... -> Phân làm 2 loại khác nhau.
- GV lưu ý HS quan sát vị trí chồi nách.
Dựa vào H19.4 SGK để phân loại.
- Có mấy loại lá?
- Quan sát mồng tơi cho biết lá đơn có đặc điểm gì?
- HS quan sát mẫu của nhóm -> Thảo luận -> phân biệt làm 2 loại lá khác nhau.
- HS dựa trên H19.4 -> phân loại
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Quan sát cành hoa hồng cho biết lá kép có đặc điểm gì?
- GV đưa ra một số cành khác hẳn HS ->
y/c 1, 2 HS lên xác định lá đơn, lá kép.
- Dựa vào đâu để phân biệt các loại lá?
*Kết luận:
*Có 2 nhóm lá chính: Lá đơn và lá kép
- Lá đơn: mỗi cuống mang 1 phiến: lá mồng tơi, lá dâu....
- Lá kép: cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến ( lá chét ): lá hoa hồng, lá phượng....
*Đặc điểm phân biệt:
- Sự phân nhánh của cuống lá
- Thời điểm rụng của cuống và phiến lá
HĐ3: CÁC KIỂU XẾP LÁ TRÊN THÂN VÀ CÀNH. (10 phút)
*Mục tiêu: Nhận biết được các kiểu xếp lá trên thân và cành
*Cách tiến hành:
- GV y/c HS quan sát cành dâu, cành ổi, cành hoa sữa, H19.5 -> phân loại kiểu xếp lá.
-GV y/c HS làm bài tập điền bảng.
- GV nhận xét kết quả của các nhóm.
- Có mấy kiểu xếp lá trên thân và cành? Là những kiểu nào?
- GV y/c HS lần lượt cầm 3 cành đã quan sát lên, nhìn từ trên ngọn cành xuống, từ các phía khác nhau vào cành -> Nhận xét về cách bố trí các lá ở mấu thân trên so với các lá ở mấu thân dưới?
? Cách bố trí như vậy có lợi gì cho việc nhận ánh sángcủa lá?
=> Tìm những đặc điểm cấu tạo ngoài của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
- Dựa vào đâu để phân biệt các kiểu lá?
- HS quan sát mẫu vật, đối chiếu với H19.5 -> Xác định 3 cách xếp lá.
mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
+ Các lá ở mấu thân trên so với mấu thân dưới mọc so le -> Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
*Kết luận:
*Có 3 kiểu xếp lá trên thân :
- Mọc cách: bưởi , rau muống, dâu....
- Mọc đối: dừa cạn , ổi....
-Mọc vòng: trúc đào, hoa sữa, dây huỳnh...
*Đặc điểm phân biệt: Căn cứ vào số lá mọc ra từ 1 mấu thân 3- Luyện tập, củng cố: (5 phút)
- Gọi 1 HS đọc kết luận SGK - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Các bộ phận của lá gồm:
A.Phiến và cuống. B . Phiến C. Cuống.
D. Phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân Câu 2: Lá có gân hình mạng là:
A . Lá gai B. Lá rẻ quạt C. Lá địa liền. D. Lá bèo nhật bản Câu 3: Lá có gân song song là:
A . Lá gai B. Lá rẻ quạt C. Lá địa liền D. Lá bèo nhật bản Câu 4: Lá có gân hình cung là:
A . Lá gai B. Lá rẻ quạt C. Lá địa liền. D. Lá dâu Câu 5: Một bộ phận của lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá
giúp lá hứng được nhiều ánh sáng.
A. Phiến lá. B. Cuống lá. C. Gân lá. D. Phiến và cuống Câu 6: Lá thuộc loaị lá kép là:
A. Lá mồng tơi. B. Lá phượng. C. Lá dâu. D. Lá mít.
Câu 7: Cây dâu có kiểu xếp lá trên thân và cành thuộc kiểu:
A. Mọc cách. B. Mọc đối. C. Mọc vòng. D. Không theo quy luật nào.
Câu 8: Cây dừa cạn có kiểu xếp lá trên thân và cành thuộc kiểu:
A. Mọc cách. B. Mọc đối. C. Mọc vòng. D. Không theo quy luật nào.
Câu 9: Lá cây dây huỳnh có kiểu xếp lá trên thân và cành thuộc kiểu:
A. Mọc cách. B. Mọc đối. C. Mọc vòng. D. Không theo quy luật nào.
Câu10: Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành:
A. 1 kiểu B. 2 kiểu C. 3 kiểu D. 4 kiểu 4 – Hoạt động tiếp nối: (3 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập SGK, trả lời câu hỏi trắc nghiệm - Đọc mục em có biết.
5 – Dự kiến kiểm tra đánh giá: (5 phút)
Cơ quan sinh dưỡng của cây gồm những cơ quan nào? Chức năng quan trọng nhất của cây là gì?
Đã duyệt
Tổ trưởng
Lê Thị Liên
Ngày soạn: 29/10/2014 Ngày giảng: