Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển tín dụng ngân hàng hỗ

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 35 - 38)

5. Kết cấu của đề tài

1.3Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển tín dụng ngân hàng hỗ

trợ DNNVV

Một là, môi trường kinh doanh thuận lợi và các cơ chế chính sách tích

cực sẽ tác động trực tiếp tới việc cung cấp dịch vụ tín dụng ngân hàng cho các DNNVV, cụ thể:

Môi trường kinh doanh bao gồm các thể chế và các qui định luật pháp đóng vai trò nền tảng mà trên đó các ngân hàng - cũng là các doanh nghiệp và các DNNVV cùng tồn tại và phát triển. “Môi trường nào - doanh nghiệp ấy” là câu nói thể hiện mối quan hệ và tác động trực tiếp của môi trường kinh doanh tới sự hình thành và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh ổn định sẽ kích thích đầu tư, các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh, tăng cường mở rộng sản xuất, nhu cầu vốn tín dụng tăng và Ngân hàng cũng không lo ngại về việc cho vay của mình.

Kế tiếp phải kể đến tác động của các qui định pháp lý trong lĩnh vực này. Hiện nay các qui định pháp lý trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển DNNVV và dịch vụ tín dụng ngân hàng đang ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên các qui định này chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được các đòi hỏi của thực tế. Một

điểm rất quan trọng là lĩnh vực dịch vụ tín dụng có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế-xã hội. Các qui định trong Luật Dân sự, Luật Đất đai, luật Hôn nhân và Gia đình… đều có tác động tới việc cung cấp dịch vụ tín dụng ngân hàng cho DNNVV.

Hai là, xét từ góc độ của các DNVVN, do các DNNVV có xuất phát

điểm từ giới hạn về qui mô và nguồn lực hạn chế. Cũng chính từ đặc điểm này đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiếp cận dịch vụ tín dụng của doanh nghiệp.

Yếu tố đầu tiên phải kể đến là kiến thức và thông tin của các DNNVV về dịch vụ tín dụng và các qui trình tiếp cận. Các DNNVV thường gặp phải vấn đề trên do nguồn lực về con người và trình độ của đội ngũ nhân viên hạn chê, quy mô doanh nghiệp nhỏ nên việc phổ cập kiến thức và cập nhật thông tin về doanh nghiệp và Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Hạn chế về nguồn lực tài chính và con người trong một chừng mực nhất định đã ảnh hưởng tới cách thức điều hành doanh nghiệp. Ở Việt Nam số lượng lớn các DNNVV được quản lý theo kiểu “công ty gia đình” và hệ quả là các hệ thống quản trị nội bộ như quản trị nguồn nhân lực, hệ thống tài chính - kế toán thiếu chuyên nghiệp, mang tinh chất đối phó.

Việc không có hệ thống tài chính - kế toán chuyên nghiệp thường dẫn tới tình trạng các DNNVV không có các báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn để dựa trên đó các ngân hàng có thể đưa ra các quyết định đầu tư chính xác. Đây là một trong số những yếu tố mà bản thân các DNNVV có thể tự mình cải thiện tình hình. Theo ý kiến nhiều chuyên gia, đây có thể được coi là yếu tố chủ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc tăng cường năng lực tiếp cận và sử dụng dịch vụ tín dụng ngân hàng của các DNNVV.

Ba là, xét từ góc độ của các ngân hàng, các nhân tố thuộc về nội tại của

một ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp dịch vụ tín dụng cho các DNNVV. Nhóm nhân tố này bao gồm: năng lực điều hành của lãnh đạo ngân

hàng; nguồn nhân lực; hệ thống mạng lưới cung cấp dịch vụ; mức phí; hiểu biết và nắm thông tin về đặc thù, hoạt động của các DNNVV...

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vai trò lãnh đạo của người đứng đầu là vô cùng quan trọng. Ban lãnh đạo ngân hàng phải có khả năng nắm bắt kịp thời mọi diễn biến liên quan đến hoạt động của ngân hàng, định hướng hoạt động ngân hàng phù hợp với xu thế phát triển và phát huy, kết hợp tối đa sức mạnh của các nguồn lực thành một sức mạnh tổng hợp của một ngân hàng. Bên cạnh đó nguồn nhân lực giỏi, năng lực quản trị, quản lý rủi ro cũng được ngân hàng quan tâm.

Trong hoạt động tín dụng thì yếu tố lãi suất cho vay là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ tín dụng cho DNNVV. Qui mô các giao dịch của các DNNVV là nhỏ do vậy hệ số tỷ lệ giữa các khoản chi phí giao dịch tính trên giá trị của khoản vay/giá trị giao dịch trở nên cao hơn nhiều so với các giao dịch qui mô lớn. Điều này tạo ra thách thức lớn cho các ngân hàng trong việc đa dạng hoá dịch vụ và xây dựng mức lãi suất cạnh tranh cho dịch vụ tín dụng. Đây cũng chính là một trong những giải pháp (được nêu trong chương 3) phát triển dịch vụ tín dụng ngân hàng hỗ trợ DNNVV.

Tiếp theo phải kể đến sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Công nghệ thông tin cũng giúp các ngân hàng nâng cao năng lực quản lý rủi ro đối với từng khách hàng và toàn bộ hệ thống. Việc nắm bắt được đặc thù hoạt động của các DNNVV đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng thành công của các ngân hàng phục vụ DNNVV. Hiểu biết về hoạt động và đặc thù của các DNNVV đã giúp các ngân hàng này xây dựng qui trình tín dụng và các dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu của các DNNVV. Các tổ chức hiệp hội và các tổ chức xã hội của DNNVV cũng là kênh để trợ giúp ngân hàng nắm bắt thông tin tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 35 - 38)