5. Kết cấu của đề tài
3.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 78
3.3.2.1. Tồn tại chủ yếu
- Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay trên địa bàn, năm 2008 chi nhánh thừa vốn nhưng từ năm 2009 trở lại đây chi nhánh luôn
thiếu vốn phải nhận vốn điều hoà từ NHCT Việt Nam. Nguồn vốn trung dài hạn không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị mới của các doanh nghiệp. Vốn trung dài hạn huy động được chỉ đáp ứng được một phần cho các dự án của các DNL, các DNNVV có ít cơn hội để tiếp cận được nguồn vốn này.
- Các sản phẩm dành riêng cho DNNVV tuy đã được triển khai, các sản phẩm rất cụ thể, cơ chế chính sách rõ ràng, nhưng các doanh nghiệp tỉnh nhà tiếp cận khó. Nhu cầu nguồn vốn này đối với doanh nghiệp là rất lớn nhưng việc làm cầu nối triển khai các sản phẩm tới khách hàng của NHCT Thái Nguyên và NHCT Việt Nam còn nhiều hạn chế.
- Trong những năm qua, NHCT Thái Nguyên đã rất chú trọng phát triển dịch vụ tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này tuy nhiên thực tế đã không phản ánh đúng tiềm năng của một ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn có nhiều kinh nghiệm trong việc phục vụ các khách hàng thuộc khối công thương nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, thị phần tín dụng của NHCT Thái Nguyên chỉ chiếm 9% trong tổng hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên toàn tỉnh.
- Có nhiều sản phẩm tín dụng dành riêng cho DNNVV được NHCT Việt Nam cho triển khai nhưng thực tế ở NHCT Thái Nguyên không triển khai được hoặc triển khai rất chậm do việc tư vấn của cán bộ tín dụng cho các DNNVV không tốt nên các doanh nghiệp không tiếp cận được hoặc tiếp cận không được các loại sản phẩm này. Khi đó các sản phẩm tín dụng truyền thống lại được các doanh nghiệp ưa dùng hơn, dẫn đến hiệu quả của các chương trình dành riêng cho các DNNVV đạt thấp.
3.3.2.2. Tồn tại trên do các nguyên nhân sau
- Cán bộ tín dụng chưa thực sự làm cầu nối tốt, chưa triển khai thật sự có hiệu quả các chương trình, dự án, sản phẩm dành riêng cho khách hàng. Các sản phẩm mới, tuy điều kiện vay rất cụ thể nhưng các doanh nghiệp không
đáp ứng được do một thực trạng chung là hệ thống và báo cáo tài chính thiếu minh bạch do vậy các DNNVV tiếp cận được hoặc tiếp cận được rất ít nguồn vốn có giá rẻ và thời hạn dài.
- Các sản phẩm dành riêng cho DNNVV tuy điều kiện vay rất cụ thể nhưng lại ngặt nghèo, cứng nhắc chưa phù hợp với các DNNVV vừa nhỏ, yếu lại thiếu minh bạch trong hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính kế toán
- Các DNNVV có tình hình tài chính nội tại yếu do đó khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng của ngân hàng thấp. Hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và phương pháp hạch toán của doanh nghiệp không đầy đủ, chính xác và thiếu minh bạch. Đa số các DNNVV lập báo cáo tài chính để đối phó với các cơ quan chức năng nên ngân hàng rất khó khăn trong việc thẩm định và ra quyết định cho vay.
Chương 2 của luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng của DNNVV của tỉnh Thái Nguyên, phân tích tình hình kinh tế - xã hội tác động đến phát triển DNNVV(điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội); thực trạng phát triển của DNNVV về số lượng, quy mô và cơ cấu doanh nghiệp, trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp,...Trong phần phân tích những kết quả, hạn chế và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm để chủ doanh nghiệp đưa ra những định hướng để cải tiến, hoàn thiện công tác quản trị tại doanh nghiệp.
Luận văn cũng đã đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng hỗ trợ DNNVV ở NHCT Thái Nguyên, phân tích rõ kết quả đạt được và nguyên nhân tồn tại, những vấn đề khó khăn chưa giải quyết được, đồng thời tìm ra được những nguyên nhân chủ quan, khách quan tạo nên sự cản trở trong việc phát triển dịch vụ tín dụng hỗ trợ DNNVV ở NHCT Thái Nguyên. Đây sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tín dụng ngân hàng hỗ trợ DNNVV ở NHCT Thái Nguyên.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG
THÁI NGUYÊN