0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Định hướng phát triển các DNNVV ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 93 -95 )

5. Kết cấu của đề tài

4.1.2. Định hướng phát triển các DNNVV ở tỉnh Thái Nguyên

Phát triển các DNNVV của tỉnh Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao sức sản xuất của các ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Dựa trên tiềm năng, đặc thù phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, Thái Nguyên đã đặt việc phát triển các DNNVV trong chiến lược chung về phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và khu vực.Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2009 là 9,1% (kế hoạch điều chỉnh là tăng 9%); GDP bình quân đầu người năm 2009 ước đạt 14,6 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng 2,5 triệu đồng/người so với năm 2008; Giá trị sản xuất công nghiệp (theo

giá so sánh 1994) trên địa bàn là 9.972 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch đầu năm và tăng 14% so với năm 2008; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 65,38 triệu USD, bằng 93,4% kế hoạch điều chỉnh. Trong đó, xuất khẩu địa phương là 52,17 triệu USD, bằng 65,8% so với cùng kỳ; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.631,87 tỷ đồng, trong đó tổng thu ngân sách trong cân đối là 1.422,37 tỷ đồng, bằng 124,22% dự toán đầu năm; bằng 108% dự toán điều chỉnh và tăng 28,48% so với năm 2008. Riêng thu nội địa 1.308,17 tỷ đồng; bằng 120,57% dự toán đầu năm; bằng 108,38% dự toán điều chỉnh và tăng 24,21% so với năm 2008; Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 1994) ước đạt 2.316 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2008, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ước đạt 47 triệu đồng, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2009 là 625 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng 12,7% so với năm 2008 và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra đầu năm là tăng 8% trong năm 2009; Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 408,3 nghìn tấn, bằng 102,1% kế hoạch, giảm 0,43% (- 1.777 tấn) so với năm 2008; Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh (từ tất cả các nguồn: dân tự trồng; doanh nghiệp và trồng theo dự án của nhà nước) đạt 6.565 ha, tăng 11,4% so với trồng mới năm 2008. Trong đó, riêng địa phương trồng theo dự án 661 đạt 5.045 ha, bằng 112,1% kế hoạch; Diện tích chè trồng mới và trồng lại được 709 ha, đạt 118,2% kế hoạch; Tỷ lệ che phủ rừng tính đến hết năm 2009 là 48,6%, thấp hơn 0,4% so với mục tiêu kế hoạch đề ra là 49%; Tỷ lệ sử dụng nước sạch ở nông thôn là 84%, đạt mục tiêu kế hoạch;

Tiếp theo là để các doanh nghiệp thực sự ổn định sản xuất kinh doanh thì tỉnh đã có chương trình tạo lập được một hệ thống đồng bộ các yếu tố về cơ sở vật chất, cơ chế chính sách, pháp luật, an ninh v.v... nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt và ổn định của các doanh nghiệp. Các DNNVV cũng phải gắn liền việc phát triển của mình với việc bảo vệ môi trường và xã hội, theo

đó thì việc quy hoạch sử dụng các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khoáng sản v.v... có hiệu quả cũng là một quan điểm cần được quan tâm, đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết để các DNNVV phát triển bền vững.

Định hƣớng phát triển cụ thể

- Đẩy mạnh việc thành lập doanh nghiệp mới, đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 48-50% để đến hết năm 2010 đạt tỷ lệ khoảng 5 doanh nghiệp/1.000 dân, bằng xấp xỉ tỷ lệ chung của cả nước.

- Tăng dần tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phù hợp với tiềm năng của tỉnh, nhất là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, công nghiệp thu hút nhiều lao động.

- Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ; phấn đấu đến hết năm 2010, có 80% số DN đạt trình độ công nghệ trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 40% doanh nghiệp đạt trình độ tiên tiến.

- Trợ giúp doanh nhân thành lập các tổ chức hiệp tác giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất - kinh doanh (như hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề...) đối với các sản phẩm chủ lực, các địa bàn trọng điểm kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 93 -95 )

×