5. Kết cấu của đề tài
4.3.1. Kiến nghị với tỉnh và ban ngành trên địa bàn Thái Nguyên 97
- Tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành kinh tế đến năm 2011, tầm nhìn đến 2020, trong đó xác định một số ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực cần tập trung phát triển để chuyển dịch cơ cấu các ngành cho phù hợp định hướng nâng tỷ trọng các ngành mũi nhọn, công nghệ cao, có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao... Đề nghị UBND tỉnh cho rà soát chỉnh sửa lại quy hoạch chi tiết các ngành đã xây dựng và bổ sung những ngành có thế mạnh của tỉnh, xây dựng chiến lược phát triển vùng, phát huy lợi thế của từng địa phương phối hợp, hỗ trợ nhau vì mục tiêu phát triển toàn vùng.
- Tỉnh cần có biện pháp hữu hiệu để thành lập và đưa quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV đi vào hoạt động. Một trong những khó khăn lớn nhất của các DNNVV là thiếu vốn nhưng lại khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức và nguyên nhân chủ yếu là thiếu tài sản thế chấp khi vay vốn. Do thiếu vốn nên các doanh nghiệp này không đủ khả năng tham gia sản xuất kinh doanh ở các ngành nghề đòi hỏi tập trung vốn lớn và công nghệ cao. Để hỗ trợ các DNNVV Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg V/v ban hành quy chế thành lập và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV và tiếp sau là các văn bản sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế. Theo đó, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố được chủ động xem xét lựa chọn mô hình hoặc tổ chức đảm nhận điều hành quỹ đảm bảo nguyên tắc tận dụng được các điều kiện sẵn có về vật chất của các tổ chức tài chính địa phương. Mới đây, Chính phủ ban hành nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ
giúp DNNVV; một trong những chính sách hỗ trợ mà Nghị định 56 đề cập đến là thành lập quỹ phát triển DNNVV.
Mặc dù những vướng mắc về quy định đã được tháo gỡ nhưng việc thành lập quỹ lại vấp phải khó khăn là nguồn ngân sách của địa phương rất hạn hẹp nên việc dạnh ra một lúc hàng chục tỷ đồng để thành lập quỹ là không dễ. Trong khi đó, do quỹ này là tổ chức tài chính hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nên không thu hút được các doanh nghiệp tham gia góp vốn để thu lợi.
Do vậy, UBND tỉnh cần có chính sách cụ thể đối với các tổ chức tài chính trên địa bàn để tạo lập được quỹ nhằm hỗ trợ đối tượng khách hàng là DNNVV; một số lượng doanh nghiệp chiếm đa phần trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chỉ đạo các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, hỗ trợ các DNNVV không có khả năng thuê đất trong các khu công nghiệp tập trung. Phát triển hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp. Tỉnh cần co chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực du lịch, văn hoá xã hội...nhất là lĩnh vực nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp.
- Thái Nguyên có lợi thế phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thép nên tỉnh cần tính toán xác định thế mạnh các ngành phụ trợ là các DNNVV để có kế hoạch tái cơ cấu hợp lý. Đẩy mạnh thực hiện chính sách nhà ở, đất đai, hoàn thành sớm quy hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính sách hỗ trợ khoa học kỹ thuật và phát triển thị trường sản phẩm trên địa bàn cũng như thị trường xuất khẩu.
- Đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho thi trường trong tỉnh là một lĩnh vực tỉnh phải quan tâm. Hiện nay Thái Nguyên có 6 Trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm
đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động. Tuy nhiên, tỉnh cần hướng việc
chỉ, theo đơn đặt hàng nhằm sử dụng một cách có hiệu quả tránh lãng phí nguồn nhân lực.
- Tạo dựng môi trường xã hội lành mạnh, các ban ngành của tỉnh cần thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, xây dựng quy chế, quy trình giải quyết công việc thông thoáng, nhanh gọn, hiệu quả