5. Kết cấu của đề tài
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích chất lượng tín dụng 38
Tỷ lệ nợ cho vay DNVVN quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay
DNVVN trên tổng nợ =
Nợ quá hạn cho vay DNVVN Tổng dư nợ của NHTM Tỷ lệ nợ quá hạn
Cho vay DNVVN trên dư nợ cho vay
DNVVN
= Nợ quá hạn cho vay DNVVN
Dư nợ cho vay DNVVN của NHTM Tỷ trọng dư nợ DNVVN Trên tổng tài sản = Tổng dư nợ tín dụng DNVVN Tổng tài sản Tỷ trọng Tín dụng DNVVN = Dư nợ tín dụng DNVVN Tổng dư nợ
Các hệ số này càng lớn, chất lượng cho vay DNVVN càng thấp và do vậy hiệu quả tín dụng DNVVN càng suy giảm.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay
DNVVN trên tổng nợ quá hạn =
Nợ quá hạn cho vay DNVVN Tổng nợ quá hạn của NHTM Hệ số này càng lớn, chất lượng cho vay DNVVN càng thấp so với các thị phần cho vay khác của NHTM và do vậy sự đóng góp của hiệu quả tín dụng DNVVN trong hiệu quả kinh doanh nói chung của NHTM càng suy giảm.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở NGÂN HÀNG
CÔNG THƢƠNG THÁI NGUYÊN
3.1. Tín dụng Ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thái Nguyên
3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tác động đến phát triển DNNVV ở Thái Nguyên
Thái Nguyên là thành phố tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên, là thành phố lớn thứ ba miền Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng, thành phố đông dân thứ 10 cả nước, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên được thành lập vào năm 1962 và là một thành phố công nghiệp. Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ sông Cầu. Diện tích 189,705 km2 và dân số 330.707 người (năm 2010.Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của khu tự trị này (1956 - 1965) Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí: Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên ( trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km.Tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình
Tài nguyên thiên nhiên:Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.
Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm
17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...
Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.
Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.
Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú.
Kinh tế:Thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của ngành thép Việt Nam.
Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè. Thái
Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi....Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh.
Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, VLXD, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc “1 cửa”, giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố.
3.1.2. Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Thực trạng về số lượng
Sau khi có Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty, một hành lang pháp lý cần thiết để khuyến khích, thúc đẩy các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển bình đẳng với các thành phần kinh tế khác đã được hình thành. Thực tế cho thấy những năm gần đây các đối tượng có đủ điều kiện xin cấp phép thành lập doanh nghiệp để hoạt động sản xuất - kinh doanh ngày càng tăng cả về số lượng, qui mô lao động, quy mô về vốn...
Về đối tượng, chủ doanh nghiệp trước đây chủ yếu là các tiểu thương, các cá nhân trong các tổ hợp đã và đang hoạt động sản xuất - kinh doanh. Về
sau đối tượng thành lập là những người có vốn, có tư duy kinh tế là những công nhân cán bộ đã nghỉ hưu có khả năng chuyên môn cao về các lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt những năm gần đây đã xuất hiện nhiều nông dân làm kinh tế giỏi thành lập doanh nghiệp để mở rộng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Số lượng lao động nữ cũng ngày càng chiếm đông trong tỉ trọng lao động của doanh nghiệp; năm 2009 chiếm hơn 45% và chủ yếu là lao động nghề may mặc, dày da, gia công sản xuất hàng mỹ nghệ...
Về ngành nghề kinh doanh, trong những năm trươc 2000 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, xây dựng. Thời gian gần đây các doanh nghiệp có xu hướng chuyển mạnh sang đầu tư phát triển sản xuất ở tất cả các lĩnh vực với số vốn đầu tư ngày càng tăng.
Về loại hình doanh nghiệp, trong thời gian mới triển khai Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Công ty, các đối tượng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp chủ yếu đăng ký xin thành lập doanh nghiệp tư nhân (chiếm 70%). Theo số liệu của Cục thống kê, đến hết năm 2009, toàn tỉnh chỉ có 2.500 doanh nghiệp đang hoạt động, năm 2011 Thái Nguyên có trên 3.300 doanh nghiệp đang họat động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, các doanh nghiệp đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các doanh nghiệp đã tự nguyện tham gia sinh hoạt tại các tổ chức, như: Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội Nữ doanh nhân, Hội Doanh nghiệp T.P Thái Nguyên. Trong xu thế hội nhập và phát triển, sự cần thiết phải thành lập Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên để là cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, tạo môi trường giao lưu, trao đổi, hợp tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Biểu 3.1. Số lƣợng doanh nghiệp và lao động
Đơn vị: người, tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
1 Số doanh nghiệp đang hoạt động 1.806 2.500 2.700 3.300
2 Tổng số lao động 91.384 99.308 105.307 115.200
3 Số lao động nữ 27.744 30.204 33.002 33.505
4 Vốn 17.241 19.845 23.121 27.523
5 Giá trị TSCĐ và ĐTDH 10.370 11.300 12.211 15.243
6 Doanh thu thuần 15.704 19.064 23.767 27.868
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên) 3.1.2.2. Thực trạng về quy mô và cơ cấu doanh nghiệp
Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo, quản lý và điều hành của hệ thống chính trị, sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của các doanh nghiệp, doanh nhân; đặc biệt là sự chia sẻ, nỗ lực cố gắng của người lao động trong các doanh nghiệp, doanh nghiệp Thái Nguyên đã vượt qua khó khăn, thách thức đưa giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng gần 9% so với năm 2010, đưa tỉnh Thái Nguyên vào tốp các tỉnh có tỷ trọng công nghiệp cao trong cơ cấu nền kinh tế, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội trong năm 2011 của tỉnh.
Ngoài ra, cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, theo vùng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Quan hệ hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp còn lỏng lẻo, thậm chí có nhiều lĩnh vực nảy sinh cạnh tranh không lành mạnh, gây tổn hại nghiêm trọng cho quyền lợi các doanh nghiệp và lợi ích chung. Điều này thể hiện ở chỗ nếu phân theo ngành kinh tế kỹ thuật thì cơ cấu doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào ngành thương mại: 1.080 đơn vị (40%); vận tải, xây lắp: 680 đơn vị (25%). Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chỉ có 216 đơn vị (8%); nông,
lâm, ngư nghiệp... 94 đơn vị (7%), số còn lại hoạt động trong các lĩnh vực khác và kinh doanh tổng hợp.
Các doanh nghiệp của Thái Nguyên tuyệt đại bộ phận là nhỏ và cực nhỏ. Vốn đăng ký kinh doanh bình quân 1 doanh nghiệp giai đoạn 1991 - 1999 chỉ đạt 450 triệu đồng, năm 2003 đạt 1,05 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1,15 tỷ đồng; năm 2009 đạt 8.8 tỷ đồng, năm 2011 là 9.24 tỷ đồng. Lao động bình quân cho mỗi doanh nghiệp còn rất thấp, trong những năm 2008,2009 tại Thái Nguyên việc mở nhiều các nhà máy may đã thu hút một lượng lao động rất lớn từ nông thôn cho nên số lượng lao động bình quân của tỉnh tăng cao. Tuy nhiên, sang năm 2010,2011 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên một số nhà máy may không kiếm được nguồn hàng phải giải thể như nhà máy dày da xuất khẩu Thái Nguyên giải thể nên số lượng lao động của tỉnh lại giảm đi đáng kể, chi tiết thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2. Quy mô và cơ cấu doanh nghiệp
TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
1 Số D/nghiệp đang hoạt động 1.766 2.256 2.698 3.080
2 Tổng số lao động 91.384 99.308 105.307 115.200
3 Số lao động BQ/ Doanh nghiệp 52 44 39 39
4 Vốn 17.241 19.845 23.121 27.523
5 Vốn BQ/Doanh nghiệp 9.76 8.8 8.57 9.24
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên) 3.1.2.3. Thực trạng về trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Những năm gần đây, có nhiều doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đã quan tâm cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư công nghệ sản xuất sản phẩm mới. Điển hình như các nhà máy sản xuất đường, rượu, bia, thuốc lá, chế biến tinh bột sắn, ngô, dứa, chế biến thuỷ sản, sản xuất xi măng, gạch ceramic, sản xuất giầy dép, may mặc... Một số ngành nghề thủ
công đã cải tiến thiết bị, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu có sức cạnh tranh như chế biến cói, đan lát mây tre, chế biến sản phẩm từ cây luồng. Có nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu triển khai các đề tài, dự án khoa học - công nghệ, đem lại kết quả thiết thực. Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong các doanh nghiệp được chủ doanh nghiệp quan tâm.
Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp trong tỉnh vẫn thấp so với mặt bằng chung. Phần lớn các DNNVV ngoài quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, chắp vá, máy móc thiết bị công nghệ cũ mua lại của các doanh nghiệp Nhà nước do đó tốn nhiều nguyên vật liệu nhưng năng suất và chất lượng sản phẩm không cao, dẫn tới khả năng cạnh tranh kém. Trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động còn thấp. Hoạt động khoa học công nghệ chưa được đông đảo cộng đồng doanh nghiệp coi trọng, áp dụng kỹ thuật tiến bộ chưa trở thành giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh. Khu vực dân doanh có nhiều lợi thế nhưng mới đóng góp được khoảng 15% mức thu ngân sách của tỉnh. Còn nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, tiền lương bình quân cho người lao động còn thấp, các chế độ bảo hiểm xã hội và điều kiện làm việc ở nhiều nơi chưa được đảm bảo.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do hầu hết các doanh nghiệp ở Thái Nguyên chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị, không có thị trường ổn định, không đảm bảo phương án thu hồi và trả nợ vốn vay. Trong khi đó một số ít các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư công nghệ mới để mở rộng sản xuất thì lại gặp phải những khó khăn như: qui mô vốn nhỏ bé, không tiếp cận được các khoản tín dụng trung và dài hạn cần thiết, thiếu thông tin về thị trường máy móc thiết bị, việc nhập khẩu máy móc thiết bị bị đánh thuế với thuế suất cao.
Mặc dù số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh Thái Nguyên đã có sự gia tăng đáng kể, tuy nhiên nếu phân tích kỹ có thể thấy sự gia tăng đó chủ
yếu nằm trong kinh tế hộ gia đình cá thể và tổ sản xuất hợp tác, còn kinh tế doanh nghiệp tư nhân, sau sự phát triển ồ ạt ở những năm đầu chuyển đổi cơ chế nay đã có phần chững lại và bước vào giai đoạn sàng lọc. Thực trạng này công thêm những tồn tại chưa được giải quyết như: chất lượng quản lý và quản trị kinh doanh thấp, trình độ máy móc lạc hậu… là những nguyên nhân khiến cho chất lượng sản phẩm hàng hoá của tỉnh vẫn còn ở mức thấp so với mức trung bình của cả nước. Hiện nay, các sản phẩm của tỉnh đủ khả năng để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài chiếm tỉ trọng rất thấp. Còn ở thị trường trong nước sức cạnh tranh của sản phẩm của tỉnh cũng không mấy khả quan, chỉ có một vài sản phẩm như: đường, xi măng, thuốc lá là có khả năng cạnh tranh trên thị trường ngoại tỉnh, còn hầu hết các sản phẩm sản xuất ra đều tiêu thụ trên phạm vi địa bàn lãnh thổ tỉnh nhà.
3.1.2.4. Thực trạng về cơ cấu ngành nghề
Thực hiện chủ chương đổi mới của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng