Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 99

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 109 - 115)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 99

- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng; nhằm tạo khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các cơ chế chính sách phải được xây dựng theo hướng ngày càng thông thoáng, đáp ứng được nhiều yêu cầu thực tế đòi hỏi phát triển hệ thống Ngân hàng và từng bước phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt là việc tiếp tục nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách đồng bộ về huy động vốn, về ứng dụng kỹ thuật công nghệ, tự động hoá các hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng.

- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Trung tâm CIC được thành lập từ năm 1999 là một bộ phận thuộc Vụ tín dụng của ngân hàng Nhà nước với vái trò như là một tổ chức đăng ký thông tin tín dụng công. Chức năng chính của CIC là thu thập, phân tích, dự đoán và cung cấp thhông tin về doanh nghiệp và các hoạt động tiền tệ ngân hàng.

Hiện nay CIC là trung tâm thông tin duy nhất tại Việt Nam. Thông qua việc thu thập và chia sẻ thông tin tín dụng giữa các tổ chức tín dụng đã đóng góp rất tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng theo hướng an toàn - hiệu quả - bền vững. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ kinh tế ngày càng phực tạp và đan xen lẫn nhau nên nhu cầu của các tổ chức tín dụng về thông tin kịp thời và chính xác ngày càng đòi hỏi cao. Vì vậy, việc xây dựng chính sách phát triển trung tâm CIC hoàn thiện và nâng

cao chất lượng để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát triển của ngành ngân hàng một cách bền vững.

- Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh, xử lý kịp thời và nghiêm trị những hành vi, biểu hiện sai trái làm thất thoát vốn của Nhà nước, đưa hoạt động của các tổ chức tín dụng đi vào nền nếp không ngừng nâng cao uy tín của ngân hàng.

4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam

- NHCT Thái Nguyên là chi nhánh cấp I trực thuộc NHCT Việt Nam, để giúp chi nhánh phát triển nhanh dịch vụ tín dụng hỗ trợ DNNVV trên địa bàn thì ngoài các sản phẩm tín dụng truyền thống NHCT Việt Nam cần tiếp tục tích cực tìm các nguồn vốn trong nước và quốc tế, các quỹ đầu tư để phát triển sản phẩm cho vay đối với DNNVV. Trong thời gian qua phòng khách hàng DNNVV tại trụ sở chính đã triển khai nhiều chương trình tín dụng, sản phẩm cho vay phục vụ riêng cho đối tượng khách hàng là DNNVV. Các sản phẩm cho vay cùng với các dịch vụ hỗ trợ đi kèm rất phù hợp với đặc điểm của DNNVV và được cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng sử dụng. Số lượng vốn mà NHCT Thái Nguyên tiếp cận được tuy ít nhưng nó đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của doanh nghiệp tỉnh nhà cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Thái Nguyên

Bên cạnh đó, một thực tế là mặc dù là sản phẩm riêng của ngân hàng cho các DNNVV nhưng các doanh nghiệp Thái Nguyên nói riêng và và Việt Nam nói chung vẫn khó tiếp cận do điều kiện để đáp ứng cho món vay cần một sự chính xác, cụ thể và minh bạch. Trong khi các DNNVV có vốn ít, trình độ khoa học công nghệ thấp và hệ thống kế toán thiếu minh bạch, quản lý tài chính theo kiểu gia đình...Cho nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu thực sự nhưng không thể tiếp cận được nguồn vốn này. Do vậy trong thời gian tới NHCT Việt Nam cần có biện pháp hỗ trợ cụ thể nhằm đưa ra những điều kiện

vay phù hợp với thực tế DNNVV Việt Nam để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều hơn nguồn vốn này.

- NHCT Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ chi nhánh khắc phục tình trạng thiếu cán bộ làm công tác tín dụng. Do đặc điểm của chi nhánh Thái Nguyên trong những năm qua có sự biến đổi về tổ chức và màng lưới. Năm 2005 và năm 2006 chi nhánh thực hiện nâng cấp chi nhánh Lưu Xá và chi nhánh Sông Công thành chi nhánh cấp I. Lực lượng cán bộ tín dụng quá mỏng trong khi đa số được trưởng thành từ thời bao cấp, số còn lại tuổi đời còn ít nên kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế. Do chi nhánh có số lượng lao động khá đông, nhưng số lượng cán bộ làm tín dụng lại quá ít nên đề nghị NHCT Việt Nam hỗ trợ cho chi nhánh được tuyển thêm cán bộ có trình độ, có học vấn làm công tác tín dụng

Trên cơ sở định hướng, lý luận và thực trạng chương 3 đã đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tín dụng hỗ trơ đối với DNNVV ở Thái Nguyên. Một số các giải pháp như tăng cường công tác huy động vốn, giải pháp điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với loại hình DNNVV, giải pháp ứng dụng và hoàn thiện phương pháp tính điểm trong xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp...

Trong đó, gói giải pháp điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình hoạt động của DNNVV là giải pháp cần được thực hiện ngay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng, nhanh chóng ổn định và phát triển. Bên cạnh đó chương 3 cũng đưa ra một số kiến nghị với tỉnh Thái Nguyên, ban ngành, các doanh nghiệp, ngân hàng Nhà nước, NHCT Việt Nam để giúp NHCT Thái Nguyên phát triển hơn nữa dịch vụ tín dụng hỗ trợ DNNVV ở NHCT Thái Nguyên

KẾT LUẬN

Ngày nay xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đang trở thanh xu thế tất yếu của thời đại, hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các nền kinh tế xích lại gần nhau hơn, mọi hoạt động của các doanh nghiệp không đơn lẻ mà nhu cầu hợp tác và cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt. Là một tỉnh có nền kinh tế phát triển chưa cao như Thái Nguyên thì vấn đề nghiên cứu hỗ trợ DNNVV thông qua phát triển dịch vụ tín dụng của ngân hàng càng trở nên cần thiết. Toàn bộ nội dung trên được thể hiện trong luận văn. Điều đó thể hiện luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu đặt ra và cũng là đóng góp của luận văn:

Thứ nhất, hệ thống, phân tích luận giải và làm rõ hơn một số nội dung

cơ bản về tín dụng hỗ trợ DNNVV như vị trí, vai trò của DNNVV trong nền kinh tế cũng như vai trò của tín dụng đối với doanh nghiệp.

Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DNNVV của một

số nền kinh tế tương đồng trong khu vực để rút ra bài học kinh nghiệm cho Thái Nguyên trong việc phát triển dịch vụ tín dụng hỗ trợ DNNVV.

Thứ ba, luận văn đã đánh giá chung thực trạng, phân tích thực trạng hoạt

động tín dụng hỗ trợ cho DNNVV ở NHCT Thái Nguyên và quá trình phát triển của DNNVV ở địa bàn để làm rõ thêm vấn đề phát triển tín dụng phục vụ sự phát triển của DNNVV ở Thái Nguyên. Đồng thời cũng qua phân tích, luận văn cũng nhận định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thông qua hoạt động hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp ở NHCT Thái Nguyên.

Thứ tƣ, trên cơ sở những định hướng và những vấn đề lý luận luận văn

đã đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DNNVV, các giải pháp huy động vốn thông qua hoạt động tín dụng đối với việc phát triển của doanh nghiệp. Để thực hiện hỗ trợ phát triển được các giải pháp này luận văn đã đề

xuất kiến nghị với Chính phủ, ban ngành, với tỉnh...nhằm mục đích thực hiện hoàn chỉnh các giải pháp đã được đề xuất trong quá trình nghiên cứu.

Với năng lực của tác giả có hạn trong khi đề tài rộng nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả mong muốn được sự quan tâm, chia sẻ, đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, những ai quan tâm đến lĩnh vực này để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn, có giá trị thực tiễn thật sự đóng góp một phần nhỏ vì sự phát triển của doanh nghiệp tỉnh nói riêng, Việt Nam nói chung cũng như NHCT Việt Nam trên con đường hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống kê, 2006. 2. Marketing trong hoat động ngân hàng

3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, 2005. 4. Quyết định số 1231/QĐ-TTg, ngày 7 tháng 9 năm 2012.

5. Nghị quyết 14-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX), ngày 18/3/2002 về việc tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. 6. Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả

hoạt động của Kinh tế tập thể.

7. Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ Thái Nguyên về việc xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế đến năm 2010.

8. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV.

9. Quyết định 94/2002/QĐ-CP ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.

10. Quyết định số 493/2005/QĐNHNN về phân loại nợ trong hệ thống ngân hàng.

11. Quyết định số 131/QĐ- TTg V/v hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh

12. Quyết định số 443/QĐ- TTg V/v hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung dài hạn thực hiện đầu tư mới để phát triển sản suất kinh doanh.

13. Quyết định số 497/QĐ-TTg V/v hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vặ nông thôn.

14. Các cam kết, thoả thuận của Chính phủ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, các Hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia, với các nhà tài trợ…

15. Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê từ năm 2008- 2011

16. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo hoạt động thường niên từ năm 2009-2011

17. Ngân hàng TMCP Công thương VN - chi nhánh Thaí Nguyên, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2008-2011

18. Web: www.VnEconomy; www.sbv.gov.vn; www.VnMedia.vn; www.icb.com.vn

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)