0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quá trình phát triển của NHCTViệt Nam 57

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 67 -115 )

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Quá trình phát triển của NHCTViệt Nam 57

Sau 24 năm xây dựng và phát triển, NHCT Việt Nam hiện đã có một mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp 56 tỉnh, thành phố trên toàn quốc với Hội sở chính, 3 Sở giao dịch, 02 văn phòng đại diện, 150 Chi nhánh, 1.000 phòng giao dịch, điểm giao dịch và hơn 1040 “ngân hàng giao dịch tự động” (ATM), 03 đơn vị sự nghiệp; Quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của NHCT Việt Nam đạt trên 20%. Với việc chuyển sang mô hình NHTM cổ phần, diện mạo của ngân hàng thay đổi, tất yếu cơ chế quản trị điều hành, cơ chế quản trị nội bộ của ngân hàng sẽ thay đổi theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả.

Tính đến thời điểm hiện nay, NHCT Việt Nam là ngân hàng duy nhất trong hệ thông ngân hàng Việt Nam đã thành lập trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của riêng mình. Ngoài ra, NHCT Việt Nam còn là chủ sở hữu, cổ đông lớn của những công ty hàng đầu trên thị trường tài chính Việt Nam như: Công ty Chứng khoán NHCT, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty cho thuê tài chính NHCT, Công ty Liên doanh Bảo hiểm châu Á – NHCT, Công ty liên doanh cho thuê tài chính quốc tế (VILC), Liên doanh Ngân hàng Indovina, Liên doanh với NHTM cổ phần Sài gòn Công thương… Với quy mô này, NHCTViệt Nam trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam. NHCT Việt Nam cũng đã là thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á, thành viên của hệ thống thẻ Visa, Master và Hiệp hội tài chính viễn thông toàn cầu (SWIFT).

Cùng với sự phát triển nhanh chóng và cạnh tranh khá gay gắt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ngân hàng, việc phát triển mạng lưới giao dịch đã được NHCT Việt Nam chú trọng đẩy mạnh. Trong vài năm gần đây, NHCT

Việt Nam đã mở thêm hàng loạt chi nhánh cấp I, II và các điểm giao dịch. Phần lớn các chi nhánh, điểm giao dịch hướng vào hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các tầng lớp dân cư và các DNNVV. Vì vậy, các DNNVV trong khu vực kinh tế tư nhân đã có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Tuy nhiên, mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch của NHCT Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở các trung tâm kinh tế - thương mại lớn, do vậy, các DNNVV tại các tỉnh, địa phương không phải là trung tâm kinh tế khó có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, các điểm giao dịch chưa cung cấp được một số các dịch vụ ngân hàng hiện đại, qui mô cung cấp dịch vụ cũng bị hạn chế.

Với những kết quả đạt được, NHCT Việt Nam xứng đáng nhận được nhiều giải thưởng lớn của Việt Nam như: giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” cho sản phẩm thanh toán điện tử năm 2003, giải thưởng ngân hàng có “Hoạt động xuất sắc trong thanh toán quốc tế 2003/2004” do Citigroup trao tặng và giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam" năm 2004 và năm 2005, 2006; giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” năm 2004, 2005; Giải thưởng "Thương hiệu cạnh tranh 2006" do Cục Sở hữu trí tuệ trao tặng; Giải thưởng "Ngọn Hải đăng" năm 2006 do Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ trao tặng; Giải "Cầu vàng" 2007 do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN và Hiệp hội DNVVN tổ chức bình chọn, Giải "Cúp vàng Thương hiệu và nhãn hiệu" năm 2007,…

Từ sau cổ phần hoá doanh nghiệp, các dịch vụ của NHCT Việt Nam không ngừng được đa dạng hoá về số lượng và nâng cao về chất lượng. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, Ngân hàng đang từng bước triển khai dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Home Banking, Internet Banking, Telephone Banking… Theo ước tính, hiện nay số lượng dịch vụ ngân hàng đã lên đến 300 loại hình dịch vụ. Các sản phẩm dịch vụ tín dụng dành riêng cho các DNNVV tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, cùng với sự

cạnh tranh khá gay gắt trong việc giành giật thị phần, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng nhân lực… chất lượng dịch vụ ngân hàng đã được nâng cao. Điều này đã có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng của các DNNVV trong khu vực kinh tế tư nhân.

3.2.2. Quá trình phát triển các sản phẩm tín dụng của NHCT cho DNNVV.

Phát triển DNNVV đang là vấn đề Đảng và Nhà nước quan tâm, được coi như là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Các DNNVV đang ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế. Theo định hướng của Chính phủ đến năm 2012, cả nước sẽ có 600.000 DNNVV, các doanh nghiệp này tạo việc làm mới cho khoảng 20 triệu người.

Việc phát triển DNNVV sẽ góp phần đa dạng hoá các thành phần kinh tê, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, theo điều tra của Cục phát triển DNNVV thì chỉ có 32% các DNNVV có khả năng tiếp cận được với vốn tín dụng ngân hàng, còn lại các DNNVV rất kho hoặc không có thể tiếp cận được với vốn vay. Điều đó cho thấy việc mở rộng cho vay đối với các DNNVV là cơ hội đối với các NHTM; phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, phù hợp với chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Với mục tiêu đến năm 2012 NHCT Việt Nam trở thành NHTM dẫn đầu Việt Nam về tài trợ cho DNNVV, NHCT Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện những chính sách nhằm hỗ trợ tốt nhất cho đối tượng này. Hiện nay NHCT đã và đang thực hiện 7 chương trình tín dụng với nguồn vốn có lãi suất thấp, thời hạn dài từ các tổ chức quốc tế, điển hình là các chương trình:

- Chương trình tín dụng Việt Đức( KFW); tổng nguồn vốn ban đầu là 20 triệu DM( tương đương 147 tỷ VND), thời hạn 40 năm, đến nay đã cho vay với doanh số gần 500 tỷ đồng, đến 30/06/2007 dư nợ hơn 147 tỷ đồng.

- Chương trình tín dụng Việt Đức( DEG); với số vốn tín dụng ban đầu là 37,5 triệu DM( bao gồm 24 triệu DM của đối tác và 13,5 triệu DM vốn đối ứng của NHCT), thời hạn 40 năm, bắt đầu thực hiện từ năm 1993. Qua 14 năm thực hiện chương trình này, NHCT đã cho vay được gần 7.000 dự án với hơn 1.000 tỷ đồng, đến 30/06/2007 dư nợ hơn 325 tỷ VND.

- Chương trình JBIC - Nhật Bản; với hạn mức cho vay 165 tỷ VND, thời hạn 40 năm. Sau 04 năm thực hiện chương trình này, đến 30/06/2007 NHCT đã giải ngân được 161 dự án với tổng số tiền giải ngân được 487 tỷ VND, dư nợ hơn 260 tỷ VND.

- Chương trình SMEDF - EU; với số vốn tín dụng tài trợ 130 tỷ VND, thời hạn 40 năm, bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2005. Đến 30/06/2006 đã giải ngân được 63 tỷ VND.

Với mục tiêu phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ cho DNNVV, NHCT đang phối hợp với chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), Bộ khoa học công nghệ triển khai 2 sản phẩm tín dụng mới cho DNNVV. Đó là sản phẩm cho vay và bảo lãnh đối với DNNVV để thực hiện các dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; nguồn vốn của chương trình là 1,95 triệu USD do quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua các đơn vị thực hiện là UNDP và Bộ khoa học và công nghệ.

Việc đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng, khai thác các nguồn vốn quốc tế có nhiều ưu đãi, thời hạn dài để cho vay DNNVV thể hiện sự tích cực và năng động của NHCT Việt Nam vào việc phát triển DNNVV. Đồng thời tiếp tục khẳng định vị trí và uy tín của NHCT Việt Nam là ngân hàng đi đầu trong tài trợ DNNVV, đồng hành cùng doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển đất nước.

3.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng hỗ trợ DNNVV ở NHCT Thái Nguyên Thái Nguyên

3.2.3.1. Thực trạng nguồn nhân lực, màng lưới của NHCT chi nhánh Thái Nguyên

Cùng với NHCT Việt Nam, NHCT Thái Nguyên đã đầu tư nâng cao nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Thực hiện theo mô hình tổ chức mới, năm 2005 chi nhánh NHCT thị xã Sông Công và năm 2006 chi nhánh Lưu Xá được tách khỏi chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên thành chi nhánh cấp I phụ thuộc NHCT Việt Nam. Hiện nay chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên Tính đến nay, có 147 ĐVLĐ (tăng 20 ĐVLĐ so với năm 2010, trong đó lao động nữ là 106 người (chiếm tỷ lệ trên 70%). Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị: 01 người; Cử nhân chính trị và cử nhân triết học: 03 người.Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 05 người chiếm 3,4%; Đại học: 134 người chiếm 91,2%; Trung cấp: 7 người chiếm 4,7%; LĐ khác: 01 người. Có 5 phòng giao dich loại 1 và 10 phòng giao dịch loại 2.

3.2.3.2. Hoạt động tín dụng hỗ trợ cho DNNVV ở NHCT Thái Nguyên

Hoạt động tín dụng của chi nhánh Thái Nguyên trong những năm qua tăng trưởng khá tốt. Thị phần tín dụng của NHCT Thái Nguyên so với các NHTM trên địa bàn toàn tỉnh ổn định. Dư nợ tín dụng tăng rất nhanh qua các năm; năm 2011 tăng 36 % so với năm 2010 và tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2008. Tốc độ tăng vốn vay trung dài hạn tăng nhanh hơn vốn ngắn hạn; nguyên nhân do trong mấy năm gần đây NHCT Thái Nguyên liên tục giải ngân đồng tài trợ cho các dự án lớn là Công ty Gang Thép, xi măng La Hiên... Dư nợ trung dài hạn của các DNNVV không đáng kể bằng 225 tỷ đồng chiếm 11% trên tổng dư nợ. Các DNNVV chỉ vay chủ yếu là vốn ngắn hạn bằng 1.260 nghìn tỷ đồng chiếm 63% trong tổng dư nợ. Và đây cũng là vấn đề thực tế xảy ra là các DNNVV khó tiếp cận được với nguồn vốn trung dài hạn so với các doanh nghiệp lớn như đã phân tích ở trong chương 1.

Trong năm 2008, 2009 các NHTM cổ phần nhỏ có mặt trên địa bàn đã một phần làm cho hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn có phần sôi động hơn. Các ngân hàng luôn đưa ra những chiến lược kinh doanh nhằm cạnh tranh, giành giật thị trường. Năm 2008, tốc độ tăng tín dụng của NHCT Thái Nguyên khá lớn ( tăng 1% thị phần tín dụng toàn tỉnh) bằng 37 % so với năm 2008. Tuy năm 2011 tốc độ tăng so với năm 2010 vẫn là 39 % nhưng do sự có mặt nhiều hơn của các Ngân hàng trên địa bàn nên thị phần của NHCT Thái Nguyên chỉ chiếm 9% trong tổng dư nợ tín dụng của tỉnh. Mặt khác, cũng trong năm 2011 nhờ có sự can thiệp của Chính phủ các gói kích cầu nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp được triển khai đồng loạt, NHCT Thái Nguyên cũng như các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tranh thủ mở rộng cho vay, cơ cấu lại dư nợ. Đồng thời các doanh nghiệp cũng tận dụng để tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ nhằm ổn định, duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình trong thời kỳ suy giảm kinh tế.

Bên cạnh các nguồn vốn cho vay thông thường, ở NHCT Thái Nguyên các chương trình vốn vay dành riêng cho các DNNVV cũng đã được triển khai từ nhiều năm nay. Chi nhánh NHCT Thái Nguyên đã quan tâm triển khai, lựa chọn khách hàng có phương án kinh doanh khả thi và khách hàng đáp ứng đủ điều kiện để mở rộng các loại sản phẩm này. Các doanh nghiệp đón nhận các loại sản phẩm này với tinh thần hợp tác cao do nguồn vốn có giá cả vừa phải, hợp lý và các điều kiện vay đơn giản thuận tiện. Tuy nhiên, do đặc điểm của DNNVV nói chung như đã phân tích ở chương I thì việc tiếp cận của các doanh nghiệp này vẫn là khó khăn trong khi nguồn vốn cho vay các loại hình này của NHCT Việt Nam còn khá lớn. Hơn nữa do sự suy giảm kinh tế và sự hỗ trợ lãi suất của Chính phủ (4%), phần doanh nghiệp trả thấp hơn lãi suất của các chương trình này. Vì vây, khi mà điều kiện vay thông thường có phần đơn giản hơn thì các DNNVV lại chuyển sang vay thông thường. Điều đó làm cho dư nợ tín dụng của các chương trình riêng đôi với

DNNVV ở NHCT Thái Nguyên tụt giảm nhanh trong 2 năm 2010 và 2011; năm 2011 số dư đạt 49 tỷ VNĐ giảm 28 tỷ so với năm 2008 và giảm 19 tỷ so với năm 2009.

Về số lượng khách hàng vay vốn tại NHCT Thái Nguyên, số liệu cho thấy lượng khách hàng luôn giảm qua các năm, đặc biệt là năm 2011 số lượng khách hàng giảm 153 khách hàng trong một năm. Trong khi đó số dư nợ cho đối tượng này lại tăng rất nhanh trên 30%, điều đó thể hiện NHCT Thái Nguyên vẫn tiếp tục tăng trưởng tín dụng cho đối tượng khách hàng này. Đồng thời, do suy giảm kinh tế ngân hàng đã thực hiện thanh lọc khách hàng, cương quyết thắt chặt và không đầu tư đối với những doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả làm cho số khách hàng vay giảm, chi tiết cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3.5. Tổng hợp dự nợ của Ngân hàng Công thƣơng Thái Nguyên

Đơn vị: tỷ đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 1- Tổng dƣ nợ 855 1,150 1,521 2,018 Dƣ nợ DNNVV 765 924 955 1.260

Trong đó: cho vay uỷ thác 60 77 68 49

- Cho vay VNĐ 734 1.000 1.170 1.578

- Cho vay bằng NT quy VNĐ 121 150 350 440

2- Cơ cấu cho vay

- Cho vay có tài sản bảo đảm 821 1.070 1.468 1.897

- Cho vay không có tài sản

bảo đảm 34 80 53 121 3- Nợ nhóm 2 21.711 14.419 260 1.514 4- Nợ xấu 2.880 6.442 5.496 1.965 Trong đó: - Nợ nhóm 3 907 337 351 260 - Nợ nhóm 4 1.509 921 1.690 237 - Nợ nhóm 5 464 5.184 3.455 1.466 Số lượng khách hàng vay vốn 2.290 2.250 2.358 2.205

Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh không có hiệu quả thực hiện chuyển đổi thành Công ty cổ phần, bán khoán, cho thuê hay giải thể. Ngân hàng đã thực hiện giảm dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả tăng cường cho vay đối với các thành phần kinh tế khác kinh doanh hiệu quả hơn. Năm 2011, vốn cho vay các doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn 7.76 tỷ đồng giảm 50% so với năm 2008.

NHCT Thái Nguyên đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp lớn trên địa bàn đều là công ty cổ phần; Hợp tác xã Công nghiệp và vận tải Chiến Công, Nhà máy gạch TUYNEL Quang Trung, Công ty Than Núi Hồng VVMI, Công ty xây dựng và San nền Thái Nguyên. Với ưu thế vượt trội về năng lực tài chính, quy mô và khả năng quản lý các doanh nghiệp lớn Thái Nguyên đã khẳng định mình trong việc đầu tư máy móc thiết bị để hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp này chỉ có nhu cầu vốn tín dụng trung dài hạn của NHCT Thái Nguyên; số lượng vốn đầu tư qua các năm 2008 là 90 tỷ VNĐ; năm 2009 là 226 tỷ VNĐ; năm 2010 là 566 tỷ VNĐ; năm 2011 là 758 tỷ VNĐ.

Các Công ty cổ phần và Công ty TNHH thể hiện được tính năng động của nó nên tốc độ tăng vốn đầu tư tín dụng cho lĩnh vực này khá lớn. Một thực tế là các công ty TNHH phần lớn trưởng thành từ kinh tế cá thể, hộ gia đình hoặc kinh doanh theo kiểu gia đình. Sau một thời gian làm kinh tế các hộ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 67 -115 )

×