Định hƣớng phát triển tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 91 - 115)

5. Kết cấu của đề tài

4.1 Định hƣớng phát triển tín dụng ngân hàng

và vừa của Ngân hàng Công thƣơng Thái Nguyên

4.1.1. Định hướng và kế hoạch phát triển DNNVV

Với quan điểm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia.

Bên cạnh đó Nhà nước cũng tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Cụ thể là phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phải theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; song song đó, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phải phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đồng thời, ưu tiên phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật ... làm chủ doanh nghiệp; ngoài ra còn phải chú trọng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ, sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.

Đây là những quan điểm chủ yếu trong kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 – 2015, vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1231/QĐ-TTg, ngày 7 tháng 9 năm 2012.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch là đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế và được cụ thể hóa thành các mục tiêu như:

Một là, Số doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến đạt 350.000 doanh nghiệp; tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2015 cả nước có 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động;

Hai là, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc;

Ba là, đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội;

Bốn là, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 40% GDP; 30% tổng thu ngân sách nhà nước;

Năm là, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo thêm khoảng 3,5 - 4 triệu chỗ làm việc mới trong giai đoạn 2011 - 2015.

Để thực hiện mục tiêu của kế hoạch đề ra khả thi, nội dung của quyết định cũng nêu ra 8 nhóm giải pháp chủ yếu nhƣ sau:

Nhóm giải pháp 1: Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp.

Nhóm giải pháp 2: Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhóm giải pháp 3: Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhóm giải pháp 4: Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhóm giải pháp 5: Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhóm giải pháp 6: Cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhóm giải pháp 7: Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV

Nhóm giải pháp 8: Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV Trong đó tập trung ưu tiên vào những giải pháp cụ thể sau:

Trước hết là, thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Kế đến là, Đẩy mạnh các chương trình đổi mới ứng dụng công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm mới, trang thiết bị, máy móc hiện đại, cụ thể: Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, Thí điểm xây dựng vườn ươm doanh nghiệp, Thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số lĩnh vực;

4.1.2. Định hướng phát triển các DNNVV ở tỉnh Thái Nguyên

Phát triển các DNNVV của tỉnh Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao sức sản xuất của các ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Dựa trên tiềm năng, đặc thù phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, Thái Nguyên đã đặt việc phát triển các DNNVV trong chiến lược chung về phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và khu vực.Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2009 là 9,1% (kế hoạch điều chỉnh là tăng 9%); GDP bình quân đầu người năm 2009 ước đạt 14,6 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng 2,5 triệu đồng/người so với năm 2008; Giá trị sản xuất công nghiệp (theo

giá so sánh 1994) trên địa bàn là 9.972 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch đầu năm và tăng 14% so với năm 2008; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 65,38 triệu USD, bằng 93,4% kế hoạch điều chỉnh. Trong đó, xuất khẩu địa phương là 52,17 triệu USD, bằng 65,8% so với cùng kỳ; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.631,87 tỷ đồng, trong đó tổng thu ngân sách trong cân đối là 1.422,37 tỷ đồng, bằng 124,22% dự toán đầu năm; bằng 108% dự toán điều chỉnh và tăng 28,48% so với năm 2008. Riêng thu nội địa 1.308,17 tỷ đồng; bằng 120,57% dự toán đầu năm; bằng 108,38% dự toán điều chỉnh và tăng 24,21% so với năm 2008; Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 1994) ước đạt 2.316 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2008, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ước đạt 47 triệu đồng, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2009 là 625 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng 12,7% so với năm 2008 và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra đầu năm là tăng 8% trong năm 2009; Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 408,3 nghìn tấn, bằng 102,1% kế hoạch, giảm 0,43% (- 1.777 tấn) so với năm 2008; Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh (từ tất cả các nguồn: dân tự trồng; doanh nghiệp và trồng theo dự án của nhà nước) đạt 6.565 ha, tăng 11,4% so với trồng mới năm 2008. Trong đó, riêng địa phương trồng theo dự án 661 đạt 5.045 ha, bằng 112,1% kế hoạch; Diện tích chè trồng mới và trồng lại được 709 ha, đạt 118,2% kế hoạch; Tỷ lệ che phủ rừng tính đến hết năm 2009 là 48,6%, thấp hơn 0,4% so với mục tiêu kế hoạch đề ra là 49%; Tỷ lệ sử dụng nước sạch ở nông thôn là 84%, đạt mục tiêu kế hoạch;

Tiếp theo là để các doanh nghiệp thực sự ổn định sản xuất kinh doanh thì tỉnh đã có chương trình tạo lập được một hệ thống đồng bộ các yếu tố về cơ sở vật chất, cơ chế chính sách, pháp luật, an ninh v.v... nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt và ổn định của các doanh nghiệp. Các DNNVV cũng phải gắn liền việc phát triển của mình với việc bảo vệ môi trường và xã hội, theo

đó thì việc quy hoạch sử dụng các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khoáng sản v.v... có hiệu quả cũng là một quan điểm cần được quan tâm, đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết để các DNNVV phát triển bền vững.

Định hƣớng phát triển cụ thể

- Đẩy mạnh việc thành lập doanh nghiệp mới, đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 48-50% để đến hết năm 2010 đạt tỷ lệ khoảng 5 doanh nghiệp/1.000 dân, bằng xấp xỉ tỷ lệ chung của cả nước.

- Tăng dần tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phù hợp với tiềm năng của tỉnh, nhất là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, công nghiệp thu hút nhiều lao động.

- Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ; phấn đấu đến hết năm 2010, có 80% số DN đạt trình độ công nghệ trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 40% doanh nghiệp đạt trình độ tiên tiến.

- Trợ giúp doanh nhân thành lập các tổ chức hiệp tác giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất - kinh doanh (như hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề...) đối với các sản phẩm chủ lực, các địa bàn trọng điểm kinh tế của tỉnh.

4.2. Các giải pháp phát triển tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cảu Ngân hàng Công thƣơng Thái Nguyên cảu Ngân hàng Công thƣơng Thái Nguyên

4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đáp ứng yêu cầu vốn vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

Ngoài các hình thức huy động vốn đang áp dụng có hiệu quả trên địa bàn như tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, huy động chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, huy động qua việc phát

hành thẻ ATM, thẻ tín dụng,..., cần chú trọng đến các hình thức, giải pháp sau:

+ Chi nhánh cần đẩy mạnh huy động vốn tại chỗ, kể cả huy động ngoại tệ và vàng nhằm khắc phục và cải thiện tình trạng hiện nay là phải huy động một khối lượng vốn lớn tại hội sở chính. Chi nhánh triển khai nhanh và có hiệu quả các sản phẩm huy động mới, gửi rút tiền thuận lợi, áp dụng hình thức tiết kiệm trả lãi linh hoạt theo yêu cầu của người gửi tiền, đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm, gửi một lần nhận nhiều lần, gửi nhiều lần nhận một lần. + Thu hút khách hàng thông qua các chương trình tiếp thị, khuyến mại, quảng cáo. Mở rộng màng lưới giao dịch đến tận vùng ven đô thị và các trung tâm kinh tế lớn, khu công nghiệp trọng điểm. Tiến hành nâng cấp một số phòng giao dịch loại 2 thành phòng giao dịch loại 1 nhăm nâng tầm cho một cơ sở đáp ứng tốt hơn công tác huy động vốn và cho vay. Tiếp tục vận động khách hàng mở và thanh toán tiền qua tài khoản cá nhân và tài khoản của doanh nghiệp. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm thẻ ATM và thẻ tín dụng tới khách hàng, thông qua đó ngân hàng có thể huy động được khối lượng nguồn tiền gửi không kỳ hạn giá rẻ.

+ Một thực tế hiện nay, các DNNVV đang rất cần vốn, nhất là nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động. Trong khi đó do nền kinh tế bị suy giảm tốc độ mất giá làm cho đồng tiền suy giảm về giá trị...Tâm lý người dân gửi tiền tiết kiệm chỉ gửi ở kỳ hạn ngắn nhằm tránh rủi ro về lãi suất. Một số ngân hàng đã dùng vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn vượt mức cho phép làm cho tính thanh khoản trong ngắn hạn của ngân hàng gặp khó khăn…Điều đó dẫn đến một khó khăn mà các ngân hàng phải đối mặt; một mặt phải huy động vốn theo thị trường, chấp nhận huy động vốn ngắn hạn với lãi suất cao như dài hạn, mặt khác để đảm bảo kinh doanh ngân hàng phải đáp ứng được nhu cầu vốn trung dài hạn có tính rủi ro cao hơn ngắn hạn đầu tư cho các DNNVV là đối tượng khách hàng có số lượng lớn nhất của NHCT.

+ Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt; Chính sách lãi suất là một công cụ quan trọng để CN NHCT Thái Nguyên cạnh tranh với các ngân hàng và các TCTD khác trong việc huy động vốn trong các tầng lớp dân cư và doanh nghiệp. Vì vậy để thu hút và thu hút ngày càng nhiều khách hàng chi nhánh cần phải thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt trong huy động vốn với các hình thức: linh hoạt lãi suất theo thời điểm huy động vốn; linh hoạt lãi suất theo địa bàn huy động; linh hoạt lãi suất theo kỳ hạn gửi tiền; linh hoạt lãi suất theo từng loại khách hàng; linh hoạt lãi suất trong huy động vốn trung và dài hạn…

Việc điều hành công cụ lãi suất linh hoạt, hợp lý sẽ phát huy tác dụng nhiều mặt như tăng tính hấp dẫn đối với người gửi tiền và họ được đảm bảo lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. Từ đó ngân hàng có thể không ngừng mở rộng qui mô và chất lượng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp.

+ Tranh thủ nguồn vốn điều hoà của NHCT Việt Nam để đáp ứng cho nhu cầu vốn vay trung dài hạn hiện nay đang còn thiếu

4.2.2. Mở rộng màng lưới hoạt động của Ngân hàng Công thương Thái Nguyên

Hiện nay, NHCT Thái Nguyên đã có một mạng lưới khá rộng trải khắp trên địa bàn nhưng các địa điểm kinh doanh của chi nhánh lại chủ yếu tập trung tại địa bàn thành phố. Để mở rộng hoạt động kinh doanh nhất là thu hút, tiếp cận nhiều hơn các DNNVV, NHCT Thái Nguyên cần tiếp tục mở rộng màng lưới hoạt động thông qua việc thành lập mới các phòng giao dịch ở các huyện lận cận, cụm điểm công nghiệp và cụm điểm đông dân cư.

Đặc điểm một số lớn các DNNVV nằm phân tán trong dân, ít nằm trong khu vực nội thành, nội thị nên để có thể tạo điều kiện cho các DNNVV có thể dễ dàng và thuận tiện trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay thì ngân hàng cần theo sát đối tượng này để phục vụ. Đảm bảo ở đâu có doanh nghiệp thì ở đó

cán bộ tín dụng và có ngân hàng nhằm rút ngắn khoảng cách giữa DNNVV với ngân hàng trong quan hệ tín dụng.

Trong thời gian tới, NHCT Thái Nguyên cần thành lâp thêm mới các phòng giao dịch tại một số huyện lân cận như Phú Lương, Định Hóa, …… đồng thời có lộ trình nâng cấp các phòng giao dịch loại II thành phòng loại I để có thể phát huy được tiềm năng vốn có của mình trong việc huy động vốn và cho vay nhằm tiếp cận được nhiều hơn các DNNVV trên địa bàn.

4.2.3. Giải pháp xử lý nợ tồn đọng và chấn chỉnh hoạt động tín dụng trên địa bàn địa bàn

Tính đến thời điểm hiện nay, hoạt động tín dụng đối với DNNVV nhìn chung khá an toàn, tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm qua các năm. Tuy nhiên, sau khủng hoảng kinh tế nợ xấu gia tăng là không tránh khỏi, dự đoán trước điều này để chủ động đối phó tìm ra giải pháp hạn chế mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

* Xử lý nợ tồn đọng

Xử lý nợ tồn đọng được coi là công tác trọng tâm của NHCT Việt Nam cũng như của Chi nhánh Thái Nguyên không chỉ trước mắt mà trong vài năm tới. Xử lý nợ tồn đọng phải đảm bảo vững chắc, không để tái diễn, không gây mất ổn định trong hoạt động của Chi nhánh và trên địa bàn. Ngân hàng cần phân chia nợ tồn đọng để có những biện pháp riêng cho từng loại.

- Đối với nợ tồn đọng còn tài sản bảo đảm, ngân hàng cần đấu mối với chính quyền địa phương sở tại, yêu cầu khách hàng tự bán tài sản hoặc giao tài sản cho ngân hàng tổ chức bán công khai trên thị trường, bán công khai qua trung tâm bán đấu giá tài sản.

- Đối với những tài sản thuộc vụ án, đã được toà án phán quyết nhưng

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 91 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)