0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng hỗ trợ DNNVV ở NHCT

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 71 -115 )

5. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng hỗ trợ DNNVV ở NHCT

Thái Nguyên

3.2.3.1. Thực trạng nguồn nhân lực, màng lưới của NHCT chi nhánh Thái Nguyên

Cùng với NHCT Việt Nam, NHCT Thái Nguyên đã đầu tư nâng cao nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Thực hiện theo mô hình tổ chức mới, năm 2005 chi nhánh NHCT thị xã Sông Công và năm 2006 chi nhánh Lưu Xá được tách khỏi chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên thành chi nhánh cấp I phụ thuộc NHCT Việt Nam. Hiện nay chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên Tính đến nay, có 147 ĐVLĐ (tăng 20 ĐVLĐ so với năm 2010, trong đó lao động nữ là 106 người (chiếm tỷ lệ trên 70%). Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị: 01 người; Cử nhân chính trị và cử nhân triết học: 03 người.Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 05 người chiếm 3,4%; Đại học: 134 người chiếm 91,2%; Trung cấp: 7 người chiếm 4,7%; LĐ khác: 01 người. Có 5 phòng giao dich loại 1 và 10 phòng giao dịch loại 2.

3.2.3.2. Hoạt động tín dụng hỗ trợ cho DNNVV ở NHCT Thái Nguyên

Hoạt động tín dụng của chi nhánh Thái Nguyên trong những năm qua tăng trưởng khá tốt. Thị phần tín dụng của NHCT Thái Nguyên so với các NHTM trên địa bàn toàn tỉnh ổn định. Dư nợ tín dụng tăng rất nhanh qua các năm; năm 2011 tăng 36 % so với năm 2010 và tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2008. Tốc độ tăng vốn vay trung dài hạn tăng nhanh hơn vốn ngắn hạn; nguyên nhân do trong mấy năm gần đây NHCT Thái Nguyên liên tục giải ngân đồng tài trợ cho các dự án lớn là Công ty Gang Thép, xi măng La Hiên... Dư nợ trung dài hạn của các DNNVV không đáng kể bằng 225 tỷ đồng chiếm 11% trên tổng dư nợ. Các DNNVV chỉ vay chủ yếu là vốn ngắn hạn bằng 1.260 nghìn tỷ đồng chiếm 63% trong tổng dư nợ. Và đây cũng là vấn đề thực tế xảy ra là các DNNVV khó tiếp cận được với nguồn vốn trung dài hạn so với các doanh nghiệp lớn như đã phân tích ở trong chương 1.

Trong năm 2008, 2009 các NHTM cổ phần nhỏ có mặt trên địa bàn đã một phần làm cho hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn có phần sôi động hơn. Các ngân hàng luôn đưa ra những chiến lược kinh doanh nhằm cạnh tranh, giành giật thị trường. Năm 2008, tốc độ tăng tín dụng của NHCT Thái Nguyên khá lớn ( tăng 1% thị phần tín dụng toàn tỉnh) bằng 37 % so với năm 2008. Tuy năm 2011 tốc độ tăng so với năm 2010 vẫn là 39 % nhưng do sự có mặt nhiều hơn của các Ngân hàng trên địa bàn nên thị phần của NHCT Thái Nguyên chỉ chiếm 9% trong tổng dư nợ tín dụng của tỉnh. Mặt khác, cũng trong năm 2011 nhờ có sự can thiệp của Chính phủ các gói kích cầu nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp được triển khai đồng loạt, NHCT Thái Nguyên cũng như các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tranh thủ mở rộng cho vay, cơ cấu lại dư nợ. Đồng thời các doanh nghiệp cũng tận dụng để tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ nhằm ổn định, duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình trong thời kỳ suy giảm kinh tế.

Bên cạnh các nguồn vốn cho vay thông thường, ở NHCT Thái Nguyên các chương trình vốn vay dành riêng cho các DNNVV cũng đã được triển khai từ nhiều năm nay. Chi nhánh NHCT Thái Nguyên đã quan tâm triển khai, lựa chọn khách hàng có phương án kinh doanh khả thi và khách hàng đáp ứng đủ điều kiện để mở rộng các loại sản phẩm này. Các doanh nghiệp đón nhận các loại sản phẩm này với tinh thần hợp tác cao do nguồn vốn có giá cả vừa phải, hợp lý và các điều kiện vay đơn giản thuận tiện. Tuy nhiên, do đặc điểm của DNNVV nói chung như đã phân tích ở chương I thì việc tiếp cận của các doanh nghiệp này vẫn là khó khăn trong khi nguồn vốn cho vay các loại hình này của NHCT Việt Nam còn khá lớn. Hơn nữa do sự suy giảm kinh tế và sự hỗ trợ lãi suất của Chính phủ (4%), phần doanh nghiệp trả thấp hơn lãi suất của các chương trình này. Vì vây, khi mà điều kiện vay thông thường có phần đơn giản hơn thì các DNNVV lại chuyển sang vay thông thường. Điều đó làm cho dư nợ tín dụng của các chương trình riêng đôi với

DNNVV ở NHCT Thái Nguyên tụt giảm nhanh trong 2 năm 2010 và 2011; năm 2011 số dư đạt 49 tỷ VNĐ giảm 28 tỷ so với năm 2008 và giảm 19 tỷ so với năm 2009.

Về số lượng khách hàng vay vốn tại NHCT Thái Nguyên, số liệu cho thấy lượng khách hàng luôn giảm qua các năm, đặc biệt là năm 2011 số lượng khách hàng giảm 153 khách hàng trong một năm. Trong khi đó số dư nợ cho đối tượng này lại tăng rất nhanh trên 30%, điều đó thể hiện NHCT Thái Nguyên vẫn tiếp tục tăng trưởng tín dụng cho đối tượng khách hàng này. Đồng thời, do suy giảm kinh tế ngân hàng đã thực hiện thanh lọc khách hàng, cương quyết thắt chặt và không đầu tư đối với những doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả làm cho số khách hàng vay giảm, chi tiết cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3.5. Tổng hợp dự nợ của Ngân hàng Công thƣơng Thái Nguyên

Đơn vị: tỷ đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 1- Tổng dƣ nợ 855 1,150 1,521 2,018 Dƣ nợ DNNVV 765 924 955 1.260

Trong đó: cho vay uỷ thác 60 77 68 49

- Cho vay VNĐ 734 1.000 1.170 1.578

- Cho vay bằng NT quy VNĐ 121 150 350 440

2- Cơ cấu cho vay

- Cho vay có tài sản bảo đảm 821 1.070 1.468 1.897

- Cho vay không có tài sản

bảo đảm 34 80 53 121 3- Nợ nhóm 2 21.711 14.419 260 1.514 4- Nợ xấu 2.880 6.442 5.496 1.965 Trong đó: - Nợ nhóm 3 907 337 351 260 - Nợ nhóm 4 1.509 921 1.690 237 - Nợ nhóm 5 464 5.184 3.455 1.466 Số lượng khách hàng vay vốn 2.290 2.250 2.358 2.205

Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh không có hiệu quả thực hiện chuyển đổi thành Công ty cổ phần, bán khoán, cho thuê hay giải thể. Ngân hàng đã thực hiện giảm dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả tăng cường cho vay đối với các thành phần kinh tế khác kinh doanh hiệu quả hơn. Năm 2011, vốn cho vay các doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn 7.76 tỷ đồng giảm 50% so với năm 2008.

NHCT Thái Nguyên đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp lớn trên địa bàn đều là công ty cổ phần; Hợp tác xã Công nghiệp và vận tải Chiến Công, Nhà máy gạch TUYNEL Quang Trung, Công ty Than Núi Hồng VVMI, Công ty xây dựng và San nền Thái Nguyên. Với ưu thế vượt trội về năng lực tài chính, quy mô và khả năng quản lý các doanh nghiệp lớn Thái Nguyên đã khẳng định mình trong việc đầu tư máy móc thiết bị để hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp này chỉ có nhu cầu vốn tín dụng trung dài hạn của NHCT Thái Nguyên; số lượng vốn đầu tư qua các năm 2008 là 90 tỷ VNĐ; năm 2009 là 226 tỷ VNĐ; năm 2010 là 566 tỷ VNĐ; năm 2011 là 758 tỷ VNĐ.

Các Công ty cổ phần và Công ty TNHH thể hiện được tính năng động của nó nên tốc độ tăng vốn đầu tư tín dụng cho lĩnh vực này khá lớn. Một thực tế là các công ty TNHH phần lớn trưởng thành từ kinh tế cá thể, hộ gia đình hoặc kinh doanh theo kiểu gia đình. Sau một thời gian làm kinh tế các hộ cần mở rộng quy mô để hoà nhập nền kinh tế trong tỉnh cũng như khu vực đã nâng cấp thành các công ty TNHH. Tuy nhiên, mô hình quản lý của loại hình này vẫn mang tính chất gia đình; chồng làm giám đốc, vợ hoặc con làm kế toán trưởng hoặc ngược lại. Mặc dù có những hạn chế của nó về mặt pháp lý, nhưng trong những năm qua các công ty TNHH đã thể hiện khả năng tham gia thị trường của mình bằng việc phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô.

Các công ty cổ phần thể hiện vượt trội hơn về khả năng quản lý, được thanh lập chủ yếu do lực lượng cán bộ công chức Nhà nước đã nghỉ hưu có những mối quan hệ kinh tế và vốn hiểu biết về thị trường đã cùng nhau góp vốn tham gia kinh doanh lĩnh vực mà mình đã làm, hoặc quá trình chuyển đổi các DNNN thành các công ty cổ phần ở trên địa bàn. Cho nên, nhìn chung các công ty cổ phần Thái Nguyên đã thể hiện được khả năng quản ly, kinh doanh của mình ngày càng phát triển.

Do nhận thức được vấn đề đó mà trong những năm qua hoạt động tín dụng ngân hàng luôn tập chung vào 2 đối tượng này là chủ yếu. Số dư tín dụng của chi nhánh đầu tư cho 02 lĩnh vực này luôn tăng và tăng nhanh qua các năm; mức độ tăng bình quân hàng năm với 2 loại hình này cũng ở mức trên 30%.

Một loại hình kinh tế truyền thống là kinh tế cá thể đang được NHCT Thái Nguyên quan tâm. Đây là một thành phần kinh tế năng động có khả năng len lỏi tìm cho mình một phân khúc thị trường để có thể kinh doanh tốt. Ở Thái Nguyên đối tượng này chủ yếu là các hộ kinh doanh tại chợ hoặc tại nhà, các hộ kinh tế sản xuất kinh doanh tại địa phương hoặc các ngành nghề truyền thống. Với tộc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 25% kinh tế cá thể hộ gia đình luôn chiếm một thị phần lớn ( thứ 3) vốn vay chỉ sau loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH, số liêu cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3.6. Dƣ nợ theo thành phần của NHCT Thái Nguyên

Đơn vị: tỷ đồng

CHỈ TIÊU

NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 SỐ DƯ % SỐ DƯ %/2 006 SỐ DƯ %/2 007 SỐ DƯ %/ 200 8 Tổng dƣ nợ 855 100 1,150 135 1,521 132 2,018 133 Dƣ nợ DNNVV 765 100 924 121 955 103 1.260 132 Cho vay DNNN 15.35 2% 6.34 41 3.88 61 7.76 200

Cho vay Cty TNHH 265.75 35% 361.38 136 332.46 92 448.67 135 Cho vay Cty cổ phần 185.85 24% 177.31 96 276.06 156 360.53 130

Cho vay DNTN 22.92 3% 30.83 136 24.14 78 47.63 197

Cho vay Kinh tế tập thể 10.50 1% 14.46 140 16.99 118 15.85 93 Cho vay kinh tế cá thể 211.40 28% 267.74 127 242.89 91 307.77 127 Cho vay loại hình khác 52.85 7% 65.68 125 58.22 89 70.69 124

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của NHCT tỉnh Thái Nguyên)

Về cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo thành phần kinh tế cũng đã thay đổi phù hợp với tình hình chung. Dư nợ cho các doanh nghiệp Nhà nước giảm dần do chuyển đổi, cổ phần hoá doanh nghiệp. Ngành công nghiệp vẫn được coi là thế mạnh của tỉnh và là lĩnh vực được NHCT Thái Nguyên đầu tư nhiều nhất chiếm tới 67% trong tổng dư nợ; tốc độ tăng trưởng bình quân trên 35%/ năm. Với lợi thế của một tỉnh có ngành sản xuất vật liệu xây dựng khá phát triển như sản xuất và chế biến đá ốp lát, các ngành vật liệu phụ trợ cho sản xuất xi măng... nên ngân hàng đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực này đây là một hướng đi đúng phù hợp với điều kiện thực tiễn trên địa bàn. Tiếp đến, ngành thương nghiệp dịch vụ có mức độ đầu tư lớn thứ 2, và đây cũng là lĩnh vực có nhiều ưu thế trong việc mở rộng kinh doanh và đầu tư. Như đã phân tích ở

trên, ngành thương nghiệp dịch vụ do phải đầu tư ít lại có khả năng thích ứng cũng như khả năng thay đổi ngành nghề kinh doanh nhanh nên các DNNVV kinh doanh trong ngành nghề này dễ tìm cho mình một hướng đi có hiệu quả ngay cả trong thời kỳ suy giảm kinh tế. Chính vì thế, việc mở rộng cho vay ngắn hạn đối với thanh phần này được NHCT Thái Nguyên quan tâm. Số vốn vay mà ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này chiếm 51% trong tổng vốn đầu tư cho DNNVV tăng 69% so với năm 2010. Số liệu này cũng cho thấy trong năm 2011 khi Chính phủ thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất thì ngành thương nghiệp đã vươn lên, mạnh dạn vay vốn để ổn định và phát triển ngay trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, chi tiết số liệu thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.7. Dự nợ theo ngành của NHCT Thái Nguyên

Đơn vị: tỷ đồng

CHỈ TIÊU

NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 SỐ DƯ % SỐ DƯ %/2006 SỐ DƯ %/2007 SỐ DƯ %/2 008 Tổng dƣ nợ 855 100 1,150 135 1,521 132 2,018 133 Dƣ nợ DNNVV 765 100 924 121 955 103 1.260 132

Ngành Nông- Lâm nghiệp 2.25 0.46 20 3.25 107 19.80 609

Ngành Thủy sản 15.05 2% 12.68 84 11.83 93 9.40 79 Ngành Công nghiệp 211.85 25% 276.41 130 632.66 229 842.08 133 Ngành xây dựng 53.40 6% 71.83 135 179.92 250 232.69 129 Ngành thương nghiệp- Dịch vụ 350.75 41% 442.00 126 384.03 87 647.27 169 Khách sạn, nhà hàng 15.45 2% 18.98 123 21.74 115 35.59 164

Vận tải, kho bãi, T/tin

liên lạc 95.87 11% 149.90 156 142.45 95 149.66 105

Giáo dục và đào tạo 0.24

CVPV cá nhân và

công cộng 65.50 8% 97.42 149 89.53 92 76.92 86

Ngành khác 45.23 5% 80.06 177 55.23 69 4.44 8

Năm 2005 thực hiện Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ quá hạn, nợ được chia thành 5 nhóm, nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5. Diễn biến nợ quá hạn của chi nhánh có chiều hướng diễn biến phức tạp, nợ quá hạn, nợ xấu liên tục tăng. Năm 2008 nợ quá hạn của chi nhánh ở mức 21.71 tỷ VNĐ chiếm 2,5%/tổng dư nợ của chi nhánh và chiếm tới 3,5% tổng dư nợ của các DNNVV. Nợ xấu của chi nhánh ở mức 2.88 tỷ VND.Từ năm 2008 đến năm 2011, nợ quá hạn của chi nhánh đã liên tục giảm từ 14.419 tỷ VNĐ xuống 5.26 tỷ VND và cho đến năm 2011 nợ quá hạn chỉ còn mức 1.965 tỷ VNĐ chiếm 0.96% trên tổng dư nợ chủ yếu tập trung ở khoản nợ ngắn hạn. Điều đó thể hiện nỗ lực của các doanh nghiệp, sự vào cuộc gắt gao của Ngân hàng nên dư nợ quá hạn của Chi nhánh Thái Nguyên giảm đáng kể và chỉ còn bằng 9% so với năm 2010.

Tuy nhiên, do suy giảm kinh tế một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất vốn không có khả năng trả nợ lại gia tăng năm 2008 là 2.88tỷ VNĐ thì năm 2009 là 6.442 tỷ VNĐ và năm 2010 ở mức 5.496 tỷ VNĐ. Năm 2011, các doanh nghiệp mà đặc biệt là DNNVV gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ có sự trợ giúp của Chính phủ, sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam và sự vào cuộc của chi nhánh Thái Nguyên trong chương trình hỗ trợ lãi suất nên hoạt động của các DNNVV đã đi vào thế ổn định và phát triển. NHCT Thanh hoá đã tận dụng cơ hội cơ cấu lại dự nợ, tiếp tục đầu tư cho những doanh nghiệp đang gặp khó khăn ổn định sản xuất. Nhờ đó mà một số doanh nghiệp, mà đặc biệt là các DNNVV trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đã vượt qua được khó khăn ổn định sản xuất và có nguồn để trả nợ ngân hàng. Khi kết thúc gói hỗ trợ lãi suất, hoạt động của ngân hàng vẫn ổn định, dư nơ tiếp tục tăng, nợ quá hạn vẫn trong tầm kiểm soát. Điều đó cũng thể hiện các doanh nghiệp đã ổn định và đứng vững sau khủng hoảng kinh tế. Số liệu chi tiết nợ quá hạn, nợ xấu thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8. Tổng hợp dự nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương Thái Nguyên Đơn vị: tỷ đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 1- Tổng dƣ nợ 855 1,150 1,521 2,018 Dƣ nợ DNNVV 765 924 955 1.260 - Cho vay VNĐ 734 1.000 1.170 1.578

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 71 -115 )

×