3.1. Định hướng phát triển của Công ty ĐTSX và XNK Cà phê - Cao su Nghệ An Nghệ An
Công ty đầu tư Sản xuất và Xuất nhập khẩu Cà phê - Cao su Nghệ An là một doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh sử dụng nhiều lao động kỹ thuật, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu.
Tuy nhiên, còn một bộ phận khá đông cán bộ quản lý đang tỏ ra đuối sức trong cương vị điều hành, quản lý yếu kém. Vì thế, để phát triển sản xuất- kinh doanh, Công ty đầu tư Sản xuất và Xuất nhập khẩu Cà phê - Cao su Nghệ An đã có nhiều chương trình đào tạo huấn luyện lại đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ công nhân lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.
Đồng thời phải xây dựng qui chế tuyển dụng mới, chế độ đãi ngộ thích hợp, nhằm khuyến khích động viên người lao động hăng hái làm việc, sáng tạo nhằm đưa lại hiệu quả càng cao cho doanh nghiệp.
Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực từ những người làm công tác quản trị kinh doanh, đến đội ngũ công nhân có tay nghề cao theo yêu cầu của phát triển sản xuất- kinh doanh và sự chuyển đổi cơ cấu quản lý mới. Trong thời gian tới cần phải đạt một số mục tiêu như sau:
Thứ nhất: Các giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực phải được tiến hành đồng bộ với các giải pháp về cải cách và đổi mới Công ty đầu tư Sản xuất và Xuất nhập khẩu Cà phê - Cao su Nghệ An. Chúng ta biết rằng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là vấn đề quan trọng nhưng không thể tách rời việc quản trị nguồn nhân lực với các hoạt động doanh nghiệp vì quá trình sử dụng con người của doanh nghiệp chịu rất nhiều nhân tố.
Thứ hai: Quản trị nguồn nhân lực phải đạt được mục tiêu chủ động trong việc quản lý nhân sự, nâng cao năng lực hoạt động nhằm phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Để khẳng định được vai trò này đó không phải chỉ thể hiện ở Công ty mà các Nông trường trực thuộc Công ty cũng phải tự điều chỉnh. Công tác đào tạo trong các doanh nghiệp được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục
tiêu chiến lược của tổ chức. Hiện nay, chất lượng lao động đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh.
Thứ ba: Các chính sách về phát triển nghề nghiệp của Công ty đầu tư Sản xuất và Xuất nhập khẩu Cà phê - Cao su Nghệ An càng rõ ràng, càng chi tiết, người lao động càng xác định rõ hơn hướng đi của mình và đương nhiên mức độ thúc đẩy họ làm việc để đạt được mục đích của Công ty sẽ cao hơn. Công ty phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho 5-10 năm hoặc lâu hơn. Đặc biệt là phải hỗ trợ trong việc xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp cho người lao động, các cơ hội để thăng tiến và nâng cao vị thế, luôn phát huy thế mạnh trong việc thúc đẩy người lao động gắn bó hơn với Công ty, vì khi họ thấy được tương lai của sự phát triển nghề nghiệp thì sẽ có những quyết định, những cam kết làm việc lâu dài cho Công ty.
Thứ tư: Về tổ chức quản lý phải tăng cường kiểm tra, thanh tra về công tác thực hiện, tránh thất thoát trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Làm đúng theo quy chế của Nhà nước về luật lao động, luật bảo vệ môi trường và quy chế chế độ kế toán.
Công ty hiện nay vẫn là Công ty nhà nước nên việc cải cách tổ chức hành chính trong cơ quan là việc cần thiết mà xã hội ta đang nóng bỏng về chủ đề này. Công ty đang dần chuyển sang cổ phần hoá nên việc cải cách hành chính là một việc rất cần thiết của Công ty. Công ty làm việc phải nhất quán với nhau từ trên xuống duới, hợp tác giữa các phòng ban với nhau. Nâng cao trình độ quản lý của Công ty hơn nữa. Công ty phải làm việc vừa nhanh gọn vừa có hiệu lực, năng động sáng tạo, phù hợp với tình hình đất nước đổi mới như hiện nay.
Thứ Năm: Phương hướng đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê, cao su của công ty
* Phương hướng đẩy mạnh sản xuất
Khi đất nước đang dần chuyển sang một nền kinh tế mới, đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho Công ty trong giai đoạn cần vốn. Để hòa mình cùng không khí đất nước đi lên của nền kinh tế hóa toàn cầu, nhập vào WTO và các tổ chức kinh tế nhỏ khác như AFEC thì Công ty Đầu tư sản xuất xuất nhập khẩu cà phê cao su Nghệ An đã có những phương hướng cụ thể cho kế
hoạch sản xuất cà phê của Công ty. Trong những năm tới đây thì Công ty đang dần cổ phần hóa nên khả năng về quản lý và sản xuất có những mặt thay đổi tích cực trông thấy.
Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở đầu tư thâm canh diện tích vườn cây đã trồng, gắn với đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở chế biến hiện có.
Với cây cà phê:
- Quan tâm và mạnh dạn đầu tư những diện tích có hiệu quả theo đúng quy trình kỹ thuật và công tác thuỷ lợi tưới chống hạn để đạt năng suất bình quân 1,5 – 2,0 tấn nhân khô/ha, tỷ lệ xuất khẩu 82 – 85%.
- Khoanh vốn, chuyển đổi những diện tích cà phê kém hiệu quả sang trồng cây trồng khác,nhưng phải đảm bảo hoàn trả vốn gốc cà phê đã trồng.
- Cải tạo đất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi tiến hành trồng mới cà phê tiếp.
Với cây cao su:
- Tiếp tục mở rộng trồng mới diện tích cao su theo quy hoạch, đồng thời tăng cường đầu tư đúng quy trình kỹ thuật diện tích cao su đã có ( kiến thiết cơ bản + kinh doanh) phấn đấu năng suất 1,2 – 1,8 tấn mủ khô/ha kinh doanh.
Đối với cây hàng năm và chăn nuôi:
Tiếp tục củng cố tổ chức lại sản xuất là đầu mối sản xuất cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và định hướng tiêu thụ nông sản cho người lao động có hiệu quả cao nhất, đẩy mạnh công tác phát triển chăn nuôi bò theo hướng lao động có hiệu cao nhất, đẩy mạnh công tác phát triển chăn nuôi bò theo hướng thay thế bằng đàn bò thịt có chất lượng cao theo hình thức nuôi nhốt ở hộ gia đình,trang trại, kết hợp với chăn dắt có sự kiểm soát.
Với đầu tư dây chuyền chế biến:
- Cà phê: Đầu tư dây chuyền chế biến cà phê bột (theo hướng huy động các tổ chức cá nhân trong và ngoài công ty tham gia góp cổ phần và liên kết liên doanh).
- Cao su: Xem xét đầu tư dây chuyền chế biến cao su theo chất lượng thành phẩm xuất khẩu mà thị hiếu thị trường thế giới đang cần.
* Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu
Đẩy mạnh công tác thu hút nhân tài, có cơ chế mới trong tuyển nhân tài, về khâu marketing và chiến lược xuất khẩu cà phê hợp lý và hiệu quả. Đồng thời cũng
phân công hợp lý về cán bộ phòng xuất khẩu cà phê. Đẩy mạnh công tác thị trường nước ngoài. Mở thêm văn phòng đại diện ở nước ngoài nhằm nghiên cứu thêm về thị hiếu người tiêu dùng nước Doanh nghiệp và học hỏi thêm cơ chế quản lý hiệu quả.
Thực hiện đầu tư khoa học kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chế biến, đa dạng hoá sản phẩm để tăng cường xuất khẩu cà phê với giá cao hơn nữa và đã qua chế biến. Nâng dần chất lượng cà phê của Công ty ngang tầm với chất lượng cà phê xuất khẩu của thế giới.
* Phương hướng về tổ chức quản lý
Tăng cường kiểm tra, thanh tra về công tác thực hiện, tránh thất thoát trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Làm đúng theo quy chế của Nhà nước về luật lao động, luật bảo vệ môi trường và quy chế chế độ kế toán.
Công ty hiện nay vẫn là Công ty nhà nước nên việc cải cách tổ chức hành chính trong cơ quan là việc cần thiết mà xã hội ta đang nóng bỏng về chủ đề này. Công ty đang dần chuyển sang cổ phần hoá nên việc cải cách hành chính là một việc rất cần thiết của Công ty. Công ty làm việc phải nhất quán với nhau từ trên xuống duới, hợp lý từ các phòng ban với nhau. Nâng cao trình độ quản lý của Công ty lên cao hơn nữa. Công ty phải làm việc vừa nhanh gọn vừa có hiệu lực, năng động sáng tạo, phù hợp với tình hình đất nước đổi mới như hiện nay.