Đánh giá chung về công tác quản trị nhân lực tại Công ty ĐTSX và XNK Cà

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực tại công ty đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu cà phê cao su nghệ an (Trang 84 - 88)

XNK Cà phê - Cao su Nghệ An

* Những kết quả đạt được

- Trên phạm vi toàn Công ty

Các hoạt động quản trị nhân lực của Công ty trong thời gian vừa qua đã mang lại những thành tựu đáng kể. Trước tiên phải kể đến đó là do cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động nên đã góp phần nâng cao năng suất lao động cũng như tăng lợi nhuận cho Công ty. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường sự gắn bó của người lao động với Công ty. Khai thác tiềm năng của người lao động một cách có hiệu quả thông qua tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động. Nhờ các họat động quản trị nhân lực được tiến hành hiệu quả mà doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí phát sinh như: thuyên chuyển lao động, nghỉ việc, không hoàn thành công việc . . . Do thực hiện tốt các chính sách cho người lao động mà Công ty đã tạo dựng cho mình uy tín cũng như lòng tin với người lao động trong Công ty và với Tổng Công ty. Ngoài ra còn phải kể đến đó là các chính sách, biện pháp nhân sự của Công ty rất phong phú và đa dạng ví dụ như hỗ trợ người lao động xây nhà, tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi . . . Nhờ vậy mà Công ty đã xây dựng được cho mình một tập thể lao động vững mạnh và đoàn kết. Tập thể lao động đó luôn giúp đỡ nhau cùng phấn đấu để đạt mục tiêu chung của tổ chức. Một tập thể vững mạnh sẽ tạo dựng được cho mình những con người lao động nhiệt tình và sáng tạo, luôn hết mình vì Công ty.

Phân tích công việc: Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc và tiến hành đánh giá thực hiện công việc đối với lao động trực tiếp và lao động gián tiếp khá phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty.

Tuyển dụng nhân sự : Hàng năm thực hiện xây dựng kế hoạch nhân sự để xác định nhu cầu cụ thể cho từng phòng ban. Công ty đã căn cứ vào chiến lược chung của tổ chức, kết hợp với tình hình thực tế tại từng bộ phận nên đội ngũ cán bộ quản lý đủ đáp ứng nhu cầu. Tỷ lệ đội ngũ cán bộ quản lý theo đánh giá thực tế so với nhu cầu đáp ứng 93,8%.

Đào tạo và phát triển nhân sự: Hoạt động đào tạo Nguồn nhân lực đã có sự thay đổi. Công ty đã xây dựng được chương trình đào tạo, chọn đối tượng đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo, đánh giá chương trình đào tạo.

Đánh giá và đãi ngộ nhân sự: Thông qua các hoạt động quản trị nhân lực, chất lượng cuộc sống của người lao động ngày càng được nâng cao. Họ được đảm bảo về sức khỏe cũng như sự ổn định về thu nhập. Thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty là khá cao (trên 3 triệu đồng/người). Nhờ thực hiện tốt các chính sách về phúc lợi cũng như chăm lo đời sống của người lao động nên họ trở lên gắn bó sâu sắc hơn với Công ty. Họ làm việc không chỉ vì tiền lương mà còn vì tình cảm gắn bó với Công ty, nơi có một tập thể lao động đoàn kết, luôn giúp đỡ nhau cùng phát triển vì mục tiêu chung của tổ chức. Không những thế, ý thức của người lao động trong Công ty cũng dần được nâng cao bởi họ hiểu rằng hiệu quả của Công ty gắn liền với sự thành công của họ. Do nhận thức được vai trò của mình với tổ chức mà người lao động làm việc hăng say và có trách nhiệm hơn với công việc của mình.

* Những vấn đề tồn tại

Bên cạnh những thành tựu kể trên hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Công ty vẫn còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế. Điều này được biểu hiện trong từng họat động cụ thể của Công ty.

Trong hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Do nhu cầu của Công ty còn thấp nên hoạt động kế họach hóa nguồn nhân lực chưa được tiến hành thường xuyên. Việc xác định nhu cầu lao động chủ yếu sử dụng trong ngắn hạn, chưa tính đến nhu cầu dài hạn.

Phân tích công việc: việc xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn của một số công việc trong Công ty chưa rõ ràng gây khó khăn trong việc bố trí lao động vào các vị trí làm việc, cũng như đánh giá thực hiện công việc. Các tiêu chuẩn nhiệm vụ vẫn chủ yếu dựa theo Thông tư của Nhà nước, chưa có sự kết hợp với thực tế tình hình của

Công ty.

Tuyển dụng nhân sự : tuyển mộ tuyển chọn vẫn chưa được đánh giá đúng tầm. Các hình thức tuyển chọn còn lạc hậu, chưa có sự đổi mới do đó chưa phát huy được hiệu quả một cách tối đa. Trong hoạt động đánh giá thực hiện công việc, các hình thức đánh giá thực hiện công việc vẫn chủ yếu làm theo các quy định của Nhà nước còn chưa có tính thực tiễn. Về độ chính xác của hệ thống đánh giá chưa đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Số lượng lao động được đào tạo chưa nhiều, chi phí đào tạo còn hạn chế. Các họat động đào tạo và phát triển mặc dù đã được Công ty quan tâm đến nhưng vẫn chưa thực sự được đầu tư đúng mức. Hoạt động thù lao lao động và các phúc lợi là hoạt động được Công ty thực hiện rất tốt nhưng vẫn còn một số hạn chế như giá trị của các khuyến khích tài chính chưa cao, chưa có sự đổi mới trong các hình thức trả lương.

Đối với hoạt động tạo động lực lao động chỉ chú trọng tạo động lực bằng vật chất, chưa quan tâm đến các kích thích về tinh thần. Về hoạt động quan hệ lao động và bảo vệ lao động, đây là hoạt động mà Công ty đã thực hiện rất tốt nhưng vẫn còn một số hạn chế gặp phải. Trước hết đó là chi phí cho hoạt động này còn hạn chế, nguồn kinh phí đầu tư là chưa lớn, đồng thời vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của người lao động.

Qua việc phân tích thực trạng công tác quản trị nhân lực của Công ty đã chỉ ra những khó khăn và hạn chế còn tồn tại ở Công ty. Vậy phải làm thế nào để khắc phục những hạn chế đó và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực của Công ty? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị nhân lực của Công ty đầu tư Sản xuất và Xuất nhập khẩu Cà phê - Cao su Nghệ An nói riêng trong nền kinh tế thị trong Chương 3.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở nền tảng về lý thuyết đã được trình bày ở Chương 1, Chương 2 của luận văn đã phân tích, đánh giá tình hình thực tế quản trị nguồn nhân lực tại Công ty đầu tư Sản xuất và Xuất nhập khẩu Cà phê - Cao su Nghệ An trong thời gian vừa qua. Mặc dù, Công ty đầu tư Sản xuất và Xuất nhập khẩu Cà phê - Cao su Nghệ An đã đạt khá nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại nhất định, một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho Công ty đầu tư Sản xuất và Xuất nhập khẩu Cà phê - Cao su Nghệ An chưa thật sự phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế cạnh tranh thị trường trong nước và thị trường nước ngoài là cơ cấu nguồn nhân lực chưa hợp lý, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực còn thấp, tình hình sản phẩm chất lượng chưa đạt yêu cầu cao của sự thỏa mãn khách hàng, trình độ cán bộ quản lý còn yếu kém…..

Để phát triển sản xuất hướng đến xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao trong xu thế mở cửa hội nhập, đa phương hóa hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, trên cơ sở những thành quả to lớn của Công ty trong những năm gần đây, Công ty đầu tư Sản xuất và Xuất nhập khẩu Cà phê - Cao su Nghệ An cần nhanh chóng nghiên cứu sắp xếp cải tiến toàn bộ hoạt động sản xuất- kinh doanh phấn đấu xây dựng thị trường xuất khẩu tiêu thụ ổn định, lâu dài để góp phần xây dựng ngành cao su – Cà phê Việt Nam ngày càng phát triển đi lên. Các vấn đề quan trọng này sẽ được nghiên cứu tiếp trong chương sau.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực tại công ty đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu cà phê cao su nghệ an (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)