TỔNG QUAN VỀ VIETINBANK

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên (Trang 38 - 39)

5. CẤU TRÚC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1.TỔNG QUAN VỀ VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (VietinBank ) đƣợc thành lập từ năm 1988, sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam. Qua hơn 20 năm xây dựng và trƣởng thành, đến nay VietinBank đã có mạng lƣới rộng khắp với 1 Sở giao dịch, 150 chi nhánh trong nƣớc, trên 1000 phòng giao dịch/quĩ tiết kiệm, 3 văn phòng đại diện, 4 công ty con, 3 đơn vị sự nghiệp và hơn 1.100 máy ATM.

VietinBank hiện có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng của 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của ngân hàng INDOVINA, công ty bảo hiểm nhân thọ VietinBank AVIVA; VietinBank hiện đã có 2 chi nhánh tại Đức, 1 chi nhánh tại Lào; Với nỗ lực không ngừng để thực hiện mục tiêu “Đến năm 2015 trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả và vƣơn ra thị trƣờng quốc tế”, Vietinbank

đã có kế hoạch mở rộng mạng lƣới chi nhánh sang nhiều nƣớc khác trên thế giới.[15]

Năm 2008 VietinBank đã tổ chức thành công đợt IPO trong nƣớc, năm 2009 chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam và niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh việc mở rộng mạng lƣới hoạt động, VietinBank còn tập trung nguồn lực để phát triển theo chiều sâu với ba cột trụ chiến lƣợc chính là ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ và ngân hàng Đầu tƣ. Thông qua các chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm và lĩnh vực hoạt động hiệu quả, cộng với với bề

dày kinh nghiệm quản lý, VietinBank trở thành ngân hàng hoạt động có hiệu quả nhất Việt Nam với lợi nhuận trƣớc thuế, chất lƣợng tài sản, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản nhƣ ROA, ROE và các chỉ tiêu tài chính khác luôn ở mức tốt nhất trong toàn hệ thống: đến cuối năm 2011, tổng tài sản là 460.604 tỷ đồng, tăng 25% so với 2010. Với chỉ tiêu này, VietinBank đã trở thành Ngân hàng có quy mô tổng tài sản đứng thứ 2 toàn ngành. Nguồn vốn huy động đạt 420.212 tỷ đồng, tăng 24% so với 2010; Dƣ nợ cho vay và đầu tƣ đạt 430.116 tỷ đồng, tăng 23% so với 2010 và đạt 103% kế hoạch đại hội cổ đông giao. Vốn điều lệ đạt 20.230 tỷ đồng tăng 33% so với 2010. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,74%/ tổng dƣ nợ.[1]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên (Trang 38 - 39)