Sự cần thiết phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên (Trang 26 - 91)

5. CẤU TRÚC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3.2 Sự cần thiết phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD.

Mặt khác Tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng và đƣợc hạch toán vào chi phí hoạt động. Việc phân loại tài sản “có”, mức trích, phƣơng pháp lập khoản dự phòng và sử dụng khoản dự phòng để xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng do Thống đốc NHNN qui định.[13]

Vậy khi thành lập và đi vào hoạt động TCTD phải tuân thủ các nguyên tắc do Luật đƣa ra, nghĩa là trong hoạt động cần phải có các khoản dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Và rủi ro tín dụng là dạng rủi ro chủ yếu, xuất hiện thƣờng xuyên trong hoạt động của TCTD. Do vậy, việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng là điều cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động của các TCTD đƣợc an toàn, hiệu quả.

Mặt khác, ngành ngân hàng Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập sâu với các thông lệ quốc tế. Đối với các nƣớc phát triển, họ cho rằng bản chất của tín dụng luôn có rủi ro, do vậy ngay khi phát sinh cho vay hay cam kết cho vay là lập tức tiến hành trích lập ngay dự phòng, khoản này có thể đƣợc lập khi các khoản nợ có dấu hiệu suy giảm hay chƣa suy giảm. Việc trích lập đã đƣợc các nƣớc áp dụng từ lâu, là một trong các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động ngân hàng.

QĐ 493 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc ban hành nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM, chấn

chỉnh hoạt động tín dụng và làm trong sạch hóa tình hình tài chính, giúp các Ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý nợ tồn đọng, nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.

1.3.3 Các phƣơng pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng tại Ngân hàng Thƣơng Mại

1.3.3.1 Phương pháp "định lượng"

Theo phƣơng pháp này, nợ đƣợc phân thành năm nhóm, bao gồm: • Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn,bao gồm:

- Nợ trong hạn đƣợc đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn - Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

• Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

• Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày - Các khoản nợ đƣợc gia hạn

- Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

• Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lãi lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

• Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm:

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai bị quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Mặc dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ nhƣ trên, tổ chức tín dụng vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tƣơng ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm.

1.3.3.2. Phương pháp "định tính"

Theo phƣơng pháp này, nợ cũng đƣợc phân thành năm nhóm tƣơng ứng nhƣ năm nhóm nợ theo cách phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng, nhƣng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chƣa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng đƣợc NHNN chấp thuận. Các nhóm nợ bao gồm:

• Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn;

• Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ;

• Nhóm 3: nợ dƣới tiêu chuẩn, bao gồm nợ đƣợc đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn;

• Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ đƣợc đánh giá là có khả năng tổn thất cao

• Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ đƣợc đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

1.4 CÁC PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN RỦI RO THEO BASEL

Hội đồng giám sát hoạt động ngân hàng Basel là một Uỷ ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng nhằm bảo đảm những nguyên tắc giám sát về yêu cầu vốn của các ngân hàng quốc tế nhằm chống đỡ rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Đƣợc thành lập từ năm 1975, Uỷ ban Basel ban đầu bao gồm thành viên là Thống đốc Ngân hàng Trung ƣơng của các nƣớc G10 (Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Bỉ và Canada) nhƣng sau đó đƣợc khuyến khích áp dụng trên toàn thế giới, đặc biệt trong việc kiểm soát hoạt động ngân hàng quốc tế.

Từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Uỷ ban Basel ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng đƣợc quốc tế công nhận. Uỷ ban Basel đã ban hành các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng.

Mặc dù vậy, mãi đến năm 1988, Uỷ ban Basel mới giới thiệu hệ thống đo lƣờng vốn mà thƣờng đƣợc đề cập là Hiệp ƣớc Basel 1. Hệ thống này cung cấp khung đo lƣờng rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu 8%. Basel 1 không chỉ đƣợc phổ biến và bắt buộc áp dụng trong các nƣớc thành viên của G10 mà còn đƣợc rất nhiều nƣớc khác trên thế giới tự nguyện tham gia. Nội dung cốt lõi của Basel 1 là yêu cầu các ngân hàng phải có tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro (RWA) ở mức an toàn là 8%. Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt nhất là ngân hàng có CAR >10%, có mức vốn thích hợp khi CAR> 8%, thiếu vốn khi CAR<8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR<6%, và thiếu vốn trầm trọng khi CAR<2%.

Một thành tựu khác của Basel 1 là đã đƣa ra đựơc định nghĩa mang tính quốc tế về các loại vốn của ngân hàng. Theo đó, vốn của các ngân hàng đƣợc chia thành 3 loại:

- Vốn cấp 1: là vỗn sẵn có chắc chắn và các khoản dự phòng đƣợc công bố gồm: vốn chủ sở hữu vĩnh viễn (vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần phổ thông), vốn dự trữ đã công bố (lơị nhuận không chia); lợi ích thiểu số (minorrity interest) tại các công ty con có hợp nhất báo cáo tài chính; lợi thế kinh doanh (Goodwill).

- Vốn cấp 2: là nguồn vốn bổ sung có độ tin cậy thấp hơn nhƣ: vốn tăng do đánh giá lại tài sản, các khoản dự phòng tổn thất chung, vốn bổ sung từ các công cụ nợ hỗn hợp (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ƣu đãi, và một số công cụ nợ thứ cấp), đầu tƣ tài chính vào các công ty con và các tổ chức tài chính khác.

- Vốn cấp 3: là các khoản vay ngắn hạn.

Rõ ràng, khả năng chủ động trong việc sử dụng các nguồn vốn nói trên để ứng phó với rủi ro giảm dần từ vốn cấp 1 đến vốn cấp 3, trong đó, độ tin cậy của vốn cấp 3 với việc ứng phó rủi ro là thấp nhất. Chính vì vậy, Basel 1 đặt ra tiêu chuẩn quy định:

Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3

Cũng vì vốn cấp 3 là vốn có độ tin cậy thấp nhất nên khi xác định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) thƣờng chỉ xét đến vốn cấp 1 và vốn cấp 2.[9]

Về hệ số rủi ro của tài sản, Basel 1 đƣa ra 4 mức rủi ro cho các loại tài sản là 0%, 20%, 50% và 100% tƣơng ứng với các khoản cho vay chính phủ, ngân hàng hay doanh nghiệp. Với quy định nhƣ vậy, có thể thấy Basel 1 đo lƣờng rủi ro một cách cào bằng và khá sơ sài vì tỷ lệ rủi ro này không phụ thuộc vào quy mô vốn vay, hệ số tín nhiệm của khách hàng vay… Hơn nữa, Basel 1 chỉ tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là “yêu cầu vốn tối thiểu” mà không chú ý đến các biện pháp quản lý rủi ro khác, đặc biệt là chƣa đề cập gì đến rủi ro tác nghiệp (rủi ro hoạt động).

Vì những lý do này, Quý 4/2003, phiên bản mới của hiệp ƣớc Basel 1 đã đƣợc hoàn thiện (gọi là Basel 2) có hiệu lực từ tháng 1/2007 và kết thúc thời gian chuyển đổi đến năm 2010. Ngoài các mục tiêu của Basel 1, Basel 2 nhấn mạnh hơn vào việc đẩy mạnh thực thi các thông lệ đƣợc thiết lập nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro, đặc biệt hƣớng nhiều hơn vào việc giám sát, kiểm soát và công bố thông tin, các số liệu nội bộ.

- Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel 1

+ Tiêu chuẩn cấp tín dụng và quy trình giám sát tín dụng (Chuẩn mực 7):

Một phần công việc thiết yếu của hệ thống thanh tra là đánh giá chính sách, thông lệ và quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng, thực hiện đầu tƣ cũng nhƣ công tác quản lý và danh mục đầu tƣ hiện tại.

Chức năng tín dụng và đầu tƣ ở các ngân hàng là khách quan và dựa trên nguyên tắc lành mạnh. Duy trì chính sách cho vay, mục đích cho vay và thủ tục cho vay thận trọng với các văn bản cho vay hợp lý là cần thiết đối với quản lý chức năng cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cần phải có một quá trình giám sát quan hệ tín dụng hiện tại của khách hàng. Cơ sở dữ liệu là nhân tố quan trọng của hệ thống thông tin quản lý, cần phải đƣợc chi tiết danh mục cho vay.

+ Đánh giá chất lượng tài sản và dự phòng rủi ro mất vốn tín dụng (Chuẩn mực 8):

Thanh tra ngân hàng cần phải biết rằng ngân hàng thiết lập và duy trì các chính sách, thói quen và thủ tục phù hợp với việc đánh giá chất lƣợng tài sản, dự phòng rủi ro mất vốn tín dụng.

Ngân hàng phải xây dựng một quy trình quan sát các khỏan nợ có vấn đề và chọn lọc các món nợ quá hạn.

Khi thực hiện bảo lãnh hoặc nhận vật thế chấp ngân hàng phải có phƣơng pháp đánh giá uy tín của ngƣời bảo lãnh và định giá vật thế chấp.

Khi có các khỏan nợ có vấn đề thì ngân hàng tăng cƣờng hoạt động cho vay trên cơ sở đảm bảo cấp tín dụng và sức mạnh tài chính tổng thể.

+ Sự tập trung rủi ro và các rủi ro lớn (Chuẩn mực 9):

Ngân hàng phải có hệ thống thông tin quản lý, cho phép xác định những điểm đáng chú ý trong danh mục đầu tƣ và phải thiết lập giới hạn an tòan để hạn chế xu hƣớng ngân hàng tập trung vào các khách hàng đơn lẻ hoặc các nhóm khách hàng có quan hệ.

+ Cho vay khách hàng có mối quan hệ (Chuẩn mực 10):để ngăn ngừa sự lạm dụng phát sinh từ việc cho vay khách hàng có mối quan hệ, quan hệ vay vốn phải dựa trên nguyên tắc “trong tầm kiểm sóat” nhƣ thế thì việc mở rộng tín dụng đƣợc giám sát một cách có hiệu quả, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.

Giao dịch cho vay khách hàng có mối quan hệ thƣờng gây ra những rủi ro đặc biệt cho ngân hàng, vì thế nên có sự chấp thuận của Hội đồng quản trị.

- Tiếp cận rủi ro tín dụng theo Basel 2

Có hai phƣơng pháp tiếp cận để tính toán rủi ro tín dụng của ngân hàng: Phƣơng án thứ nhất: sẽ đo lƣờng rủi ro tín dụng theo phƣơng pháp tiếp cận chuẩn hoá đƣợc hỗ trợ bởi các đánh giá bên ngoài về tín dụng [5].

Phƣơng án thứ hai: là ngân hàng sử dụng hệ thống đánh giá xếp hạng nội bộ của mình (IRB)[10].

+ Phương pháp tiếp cận chuẩn hoá rủi ro tín dụng

Phƣơng pháp chuẩn hoá là các ngân hàng phải phân loại các rủi ro tín dụng dựa trên những đặc điểm có thể quan sát đƣợc của rủi ro (ví dụ rủi ro từ một khoản cho vay công ty hoặc từ một khoản cho vay có tài sản thế chấp là nhà ở). Phƣơng pháp chuẩn hoá sẽ xếp loại rủi ro cố định cho từng loại rủi ro đƣợc giám sát và căn cứ những đánh giá độ tín nhiệm của bên ngoài để nâng cao độ nhạy của rủi ro.

Phƣơng pháp chuẩn hoá có những hƣớng dẫn sử dụng cho cán bộ kiểm tra, giám sát để quyết định nguồn đánh giá xếp loại của bên ngoài có phù hợp để có thể áp dụng cho các ngân hàng hay không? Một đổi mới quan trọng của phƣơng pháp chuẩn hoá là những khoản vay phải coi là quá hạn nếu xếp loại rủi ro của chúng là 150%, trừ trƣờng hợp ngân hàng đã trích dự phòng rủi ro cho những khoản vay đó. Khi các ngân hàng mở rộng hàng loạt các sản phẩm phái sinh tín dụng nhƣ thế chấp, bảo lãnh, Basel II coi những công cụ này là những nhân tố là giảm bớt rủi ro tín dụng. Phƣơng pháp chuẩn hóa mở rộng phạm vi của tài sản thế chấp hợp thức vƣợt ra khỏi vấn đề của quốc gia đồng thời đƣa ra một số phƣơng pháp đánh giá mức độ giảm vốn dựa trên rủi ro thị trƣờng của công cụ thế chấp.

Phƣơng pháp chuẩn hóa cũng bao gồm việc xử lý cụ thể đối với những rủi ro bán lẻ. Xếp loại rủi ro của các loại rủi ro trong cho vay có thế chấp nhà ở sẽ đƣợc giảm cùng với những loại rủi ro khác của các khoản tín dụng cho các công ty không đƣợc xếp loại tín nhiệm. Ngoài ra một số khoản cho vay các công ty vừa và nhỏ có thể đƣợc đƣa vào xử lý nhƣ rủi ro bán lẻ nếu đáp ứng một số tiêu chí.

Để giúp các ngân hàng và các giám sát viên trong trƣờng hợp không có nhiều lựa chọn, Ủy ban Basel đã phát triển “phƣơng pháp chuẩn hóa đơn giản” bao gồm những lựa chọn đơn giản nhất để tính toán các tài sản đƣợc xếp loại rủi ro. Các ngân hàng áp dụng các phƣơng pháp chuẩn hóa đơn giản cần tuân thủ những yêu cầu kiểm tra, giám sát và kỷ luật thị trƣờng tƣơng ứng với hiệp ƣớc mới của Basel.

+ Phương pháp tiếp cận căn cứ vào xếp hạng nội bộ (IRB)

Các ngân hàng phải có các đơn vị kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập chịu trách nhiệm thiết kế, thực hiện hoạt động các hệ thống xếp loại nội bộ của mình. Các đơn vị này phải độc lập về chức năng đối với các bộ phận quản lý

phải chịu trách nhiệm về việc tạo nên những khoản rủi ro tiềm năng. Các lĩnh vực phải kiểm soát gồm:

- Kiểm tra và theo dõi xếp loại nội bộ;

- Lập và phân tích các báo cáo tóm lƣợc từ hệ thống xếp loại của ngân hàng, bao gồm dữ liệu lịch sử về các trƣờng hợp không trả nợ đƣợc phân loại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên (Trang 26 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)